Hiện tượng “lạ” trên thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu những tháng cuối năm
Diễn biến của thị trường địa ốc các tỉnh phía Nam thời gian gần đây đã lộ diện những khu vực được các chuyên gia dự báo sẽ là tâm điểm cho “cuộc chơi lớn” trên thị trường địa ốc sắp tới. Trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những thị trường được nhận định sẽ trở thành điểm nóng thời gian tới, các dự án,, sản phẩm tốt vẫn luôn có hút lớn.
Ghi nhận thực tế thị trường BĐS tại địa phương này cho thấy, trong năm 2019, giá đất nền trên địa bàn hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm TP. Bà Rịa, TX. Phú Mỹ, TP. Vũng Tàu tăng mạnh từ 20-30% so với năm trước. Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch BĐS tại các địa phương trên cũng tăng từ 20-30%, thậm chí lên đến 50% giai đoạn giữa năm 2019.
Báo cáo của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) huyện Xuyên Mộc cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận hơn 3.000 hồ sơ giao dịch về lĩnh vực đất đai, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng hồ sơ chuyển nhượng chiếm hơn phân nửa.
Ông Phạm Tấn Bình, Giám đốc Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Xuyên Mộc cho biết: “Giao dịch đất nền tại địa phương bắt đầu sôi động từ khoảng tháng 3/2018 đến nay, trong đó tăng mạnh nhất vào những tháng cuối năm 2018 và từ sau Tết Nguyên đán 2019 đến nay. Đất giao dịch nhiều chủ yếu là các khu vực ven biển và trung tâm huyện”.
Trong khi đó, tại huyện Đất Đỏ, hoạt động mua bán đất nền rầm rộ diễn ra quanh KCN Đất Đỏ 1 (xã Phước Long Thọ) và khu vực ven biển xã Lộc An, thị trấn Phước Hải. Dù lượng giao dịch trong 2 tháng đầu năm 2019 đã bớt sôi động so với cao điểm cơn sốt đất năm 2018 nhưng giá đất vẫn tiếp tục tăng. Chẳng hạn, 1 mẫu đất nằm ngay QL55 gần KCN Đất Đỏ 1, thời điểm năm 2016 chỉ có giá khoảng 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì từ giữa năm 2018 đến nay, giá đất tại khu vực này được đẩy lên tới 24-25 tỷ đồng/mẫu mà vẫn thu hút các nhà đầu tư tìm mua. Thậm chí nhiều trường hợp người mua vừa đặt cọc xong bán lại đã lãi vài trăm triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Giám đốc Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đất Đỏ cho biết, trên địa bàn huyện, các khu vực có KCN, khu quy hoạch sân bay trực thăng và khu vực ven biển đầu tư các dự án du lịch, giao dịch đất nền tăng mạnh so với các khu vực khác trong huyện. Nhiều người mua đến từ các địa phương khác như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
Theo đó, trong những tháng đầu năm 2019, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện đã tiếp nhận hơn 2.000 hồ sơ giao dịch về lĩnh vực đất đai, trong đó có đến 900 hồ sơ chuyển nhượng đất. “Thời điểm này, các giao dịch đất có phần chững lại nhưng nhu cầu mua bán vẫn cao, giá cũng không ngừng được đẩy lên”, bà Hoàng Oanh nói.
Theo thống kê của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Đức, năm 2017, lượng hồ sơ giao dịch đất đai trên địa bàn huyện đã giải quyết 5.137 hồ sơ, trung bình gần 430 hồ sơ/tháng. Năm 2018, số lượng hồ sơ giao dịch đất đai lên tới gần 12.000 hồ sơ, tăng gần 7.000 hồ sơ so với năm 2017, cơ quan chức năng của huyện phải giải quyết gần 1.000 hồ sơ/tháng. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2019, đã có gần 4.000 hồ sơ đăng ký giao dịch đất đai trên địa bàn huyện.
Lý giải về nguyên nhân giá đất Bà Rịa – Vũng Tàu liên tục tăng mạnh thời gian qua, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Việt Holdings cho biết, nếu cách đây vài năm, nói Bà Rịa – Vũng Tàu là thị trường tiềm năng, thì hiện nay đã được đánh thức.
“Ở các khu vực lõi trung tâm của các huyện và trung tâm của TP. Bà Rịa hiện quỹ đất không còn nhiều. Mặt khác, hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu có quy định đất có diện tích từ 2.000 – 5.000 m2 phải lập dự án 1/500, đồng thời biểu giá tiền sử dụng đất năm 2019 tăng hơn 40% so với năm 2018, nên giá đất tăng cũng là điều dễ hiểu”, ông Tiến nói và cho biết thêm, ngoài các yếu tố trên còn có yếu tố khác là hiện nay có 5 xã nằm trong vùng quy hoạch sân bay Long Thành ở Đồng Nai bị giải tỏa trắng có dòng tiền đổ xô về các khu vực của Bà Rịa – Vũng Tàu để mua đất, vì giá đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu so với nhiều khu vực khác vẫn còn khá mềm.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, Bà Rịa – Vũng Tàu hội đủ các các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành một tỉnh công nghiệp, cảng biển, du lịch. Về địa lý, tỉnh này có vị trí chiến lược, nằm ở cửa ngõ ra biển Đông, tiếp giáp với TPHCM trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách TPHCM khoảng 100km, thông qua tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51.
Video đang HOT
Ngoài ra, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đang chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ kết nối khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay quốc tế Long Thành… đã được quy hoạch hoặc chuẩn bị triển khai đã góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư BĐS lớn tìm đến BR-VT.
Tổng Giám đốc một công ty BĐS tại TPHCM cho rằng gần đây, nhiều người có xu hướng tiến ra vùng ven TPHCM an cư để hưởng môi trường sống trong lành. Bà Rịa – Vũng Tàu từ lâu được đánh giá như “trái tim du lịch biển” của khu vực Đông Nam bộ. Hơn nữa, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng ngày càng hoàn thiện cũng giúp tỉnh này thúc đẩy phát triển thị trường BĐS.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư địa ốc đang có xu hướng đầu tư vào những địa phương có biển. “Do giao thông thuận lợi nên những ngày cuối tuần, du khách rất dễ dàng về Bà Rịa – Vũng Tàu tắm biển, nghỉ dưỡng. Việc sở hữu căn hộ nghỉ dưỡng tại BR-VT được các gia đình khá giả lựa chọn. Ngoài ra, nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia, kỹ sư làm việc ở các cảng biển, KCN tại địa phương cũng ngày càng tăng khiến thị trường BĐS trở nên hấp dẫn”, ông Nguyễn Nam Hiền, Phó Tổng Giám đốc công ty Property X, nói thêm.
Theo ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều dự án tiềm năng, quy mô lớn đã được khởi công xây dựng như Hóa dầu Long Sơn hoặc đang đón chờ nhà đầu tư như: Đô thị Gò Găng (gần 1.800ha); Paradise (200ha), Chí Linh-Cửa Lấp (trên 800ha); Đô thị Tây Nam Bà Rịa; KDL Núi Dinh; Bàu Trũng (khoảng 170ha); Vườn thú Safari… Hiện nay, BR-VT đang điều chỉnh quy hoạch, kêu gọi đầu tư nhiều dự án du lịch – nghỉ dưỡng lớn đã bị thu hồi do nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai để giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động.
Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh đã tiếp Tập đoàn FLC đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đó, FLC mong muốn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng và nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh.
FLC đã khảo sát thực tế các dự án du lịch, khu dân cư, gồm: Khu đô thị Tây Nam TP.Bà Rịa (gần 1.700ha), Khu tổ hợp du lịch Núi Dinh (2.400ha), Vườn thú hoang dã Safari (hơn 600ha), chợ Du lịch Vũng Tàu (3,7ha), khu đất góc đường Thống Nhất – Lý Thường Kiệt (TP.Vũng Tàu). Sau khi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chủ trương chấp thuận khảo sát, lập kế hoạch đầu tư, Tập đoàn Novaland cũng đang gấp rút nghiên cứu và chuẩn bị trình phương án quy hoạch cho dự án Vườn thú hoang dã Safari (huyện Xuyên Mộc) và dự án Khu đô thị sinh thái Tây Nam (phường Long Hương, TP.Bà Rịa).
Trước đó, Công ty Korea Infrastructure Company Limited (Hàn Quốc) cũng đã trình bày với UBND tỉnh dự án đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng tại khu đất Paradise và khu đô thị mới Bàu Trũng (TP.Vũng Tàu). Korea Infrastructure Company Limited dự kiến đầu tư vào 2 dự án này khoảng 3,2 tỷ USD và sẽ liên doanh cùng các DN Hàn Quốc để điều hành việc kinh doanh.
Trong khi đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã chi cả ngàn tỷ đồng để mua 4 dự án có quy mô lớn ngay trung tâm TP. Vũng Tàu. Mới đây, Công ty Bất động sản Asia New Time đã tung ra thị trường 40 căn nhà phố cuối cùng thuộc dự án Barya Citi tại TP Bà Rịa. Với mức giá thấp nhất là 3,5 tỷ đồng/ căn nhà phố được xây dựng thô, chỉ trong buổi sáng, toàn bộ 40 căn nhà phố đã được khách hàng đặt mua.
Ngoài những dự án kể trên, theo ghi nhận, một số dự án có pháp lý hoàn thiện, vị trí đắc địa gần đây cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đơn cử như mới đây, dự án Khu đô thị sinh thái Marine City được tung ra thị trường đã thu hút sự quan tâm khá đặc biệt của thị trường. Với quy mô 28,3 ha, tọa lạc ngay trung tâm Phước Tỉnh Cửa ngõ vào TP Vũng Tàu, liền kề cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
So sánh với Bà Rịa Vũng Tàu, theo các chuyên gia, thị trường Bà Rịa Vũng Tàu thời gian qua đã có sự phát triển nhất định, tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn manh mún, song đây lại chính là lợi thế của Bà Rịa Vũng Tàu do giá đất còn khá “mềm” so với tiềm năng. Có lẽ nhận diện được thực tế này, thời gian qua, Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về thu hút dòng vốn đổ vào bất động sản, đến nay hầu hết các doanh nghiệp lớn đều đã đặt chân và thu gom quỹ đất tại Bà Rịa Vũng Tàu, đón đầu một sự bùng nổ trong thời gian tới.
Bùi Hải
Theo Nhịp sống kinh tế
Sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đổ về dải đất ven biển Phan Thiết Mũi Né
2 năm qua khoảng 53.000 tỷ đồng từ 264 dự án được chấp thuận đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn bất động sản lớn như Novaland, FLC, VinGroup,...Bình Thuận tiếp tục chứng kiến làn sóng đầu tư vào các dự án BĐS trong năm 2019.
Đó là con số vừa được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Bình Thuận năm 2019 vừa được tổ chức mới đây. Một điều dễ nhận thấy đó là làn sóng đầu tư vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô hàng tỷ USD đang từng bước được triển khai ở địa phương này.
Lợi thế của Bình Thuận là có bờ biển đẹp trải dài gần 200km với những địa danh đang thu hút mạnh khách du lịch như Phan Thiết, Mũi Né - nơi từng được ví là "thủ đô resort". Cùng với đó là việc đầu tư hạ tầng kết nối địa phương này với các trung tâm kinh tế khác cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện như sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết...
Phan Thiết - Mũi Né có lợi thế về bãi biển đẹp
Đây là những yếu tố tạo đà cho những làn sóng đầu tư vào thị trường bất động sản Phan Thiết - Mũi Né trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước tìm đến dải đất ven biển này để phát triển các dự án tầm cỡ.
Trong đó, đáng chú ý là 2 dự án bất động sản của tập đoàn Novaland đang triển khai, đó là Nova Hill Mũi Né và Nova World Phan Thiết. Trong đó, NovaHills quy mô khoảng 40ha với tổng số trên 600 căn biệt thự, và các hạ tầng dịch vụ du lịch khác...Còn NovaWorld Phan Thiết quy mô lên tới 1.000ha trải dọc 7km đường bờ biển Phan Thiết, sẽ là quần thể khu nghỉ dưỡng giải trí, thể thao biển trung tâm thể thao phức hợp và cụm sân golf 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế khoảng 220ha; cụm công viên nước,công viên chủ đề 25ha; công viên bãi biển 16ha; khu phức hợp trung tâm thương mại - hội nghị - ẩm thực - giải trí cho gia đình...cùng hàng nghìn sản phẩm căn nhà thứ hai (second home).
Ngày càng nhiều dự án BĐS du lịch đổ về Phan Thiết - Mũi Né bởi nơi đây có đường bờ biển đẹp
Hay như dự án Dự án Hamubay Phan Thiết có vốn đầu tư gần 1 tỷ USD được thiết kế với quy mô mang tầm quốc tế là tổ hợp vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ngay tại trung tâm thành phố Phan Thiết, với tổng diện tích gần 130 ha, do tập đoàn Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư...
Mới đây, một tập đoàn của Nga là Tập đoàn công nghệ cao Osnova trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng đã bày tỏ mong muốn đầu tư dự án Trung tâm công nghệ cao kết hợp sản xuất, nghỉ dưỡng và "thành phố thông minh" tại Bình Thuận hàng tỷ USD.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vừa qua, nhiều doanh nghiệp BĐS lớn cũng đã ký kết các hợp đồng quan trọng nhằm phát triển BĐS Bình Thuận lên tầm cao mới. Đáng chú ý là Tập đoàn Novaland ký kết với hàng loạt đối tác chiến lược gồm Tập đoàn Accor, PGA và IMG.
Tập đoàn Hải Phát - một đại gia BĐS phía Bắc cũng đã ký bản ghi nhớ với tỉnh Bình Thuận về việc đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn này dự kiến đầu tư khoảng 4.600 tỷ đồng vào dự án khu phức hợp nhà ở và dịch vụ du lịch biển Hòa Phú tại huyện Tuy Phong. Và liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Đông Á - công ty thành viên Tập đoàn Hải Phát và Công ty Cổ phần Đầu tư V-Max Việt Nam đăng ký đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng vào dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Hòa cũng ở huyện Tuy Phong.
Ngoài ra, Hải Phát cũng đang theo đuổi một số dự án khác ở Phan Thiết, Mũi Né như dự án đô thị biển tại Phú Hài trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Phan Thiết, với tổng diện tích 5ha; dự án trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến - Mũi Né với diện tích 198ha.
Sự ra đời của hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn ở Phan Thiết - Mũi Né như Summer Land, NovaWorld, NovaHills, Thanh Long Bay... đến từ các tập đoàn lớn như VinGroup, NovaLand, FLC, Hải Phát sẽ là động lực để Bình Thuận thu hút thêm nhiều dự án khác.
Bất động sản nghỉ dưỡng đang phát triển rầm rộ ở Bình Thuận
Cũng tại Hội nghị này, tỉnh Bình Thuận xác định phát triển du lịch nghỉ dưỡng là một trong ba trụ cột kinh tế của địa phương. Nhiều dự án tiếp tục được kêu gọi đầu tư như: Khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi (mức đầu tư 500 triệu USD), Khu vui chơi giải trí tổng hợp trên đường Võ Nguyên Giáp (mức đầu tư 357 triệu USD) và Khu dân cư, đô thị, thương mại dịch vụ Thiện Nghiệp - Phú Long (mức đầu tư 1,2 tỷ USD). Đặc biệt là những dự án quy mô lớn như dự án điện gió ngoài khơi (tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD), dự án điện khí (mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD), Khu công nghiệp Tân Đức (mức đầu tư khoảng 500 triệu USD), hạ tầng dịch vụ logistics, cảng biển Vĩnh Tân...
Tại Hội nghị, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký ghi nhớ đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn kỷ lục hơn 450.000 tỷ đồng (tương đương hơn 19,2 tỷ USD). Trong đó, trao quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án với tổng số vốn đầu tư 21.800 tỷ đồng (khoảng 920 triệu USD), gồm: 5 dự án đô thị dịch vụ với số vốn hơn 15.800 tỷ đồng; 3 dự án công nghiệp với số vốn hơn 5.300 tỷ đồng; 2 dự án nông nghiệp với 456 tỷ đồng và 1 dự án y tế là Trung tâm điều trị tim mạch và Ung thư chất lượng cao với tổng vốn là 150 tỷ đồng.
Bên cạnh trao quyết định chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ký ghi nhớ đầu tư cho 11 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 435.000 tỷ đồng (tương đương 18,5 tỷ USD).
Nhật Minh
Theo Nhịp Sống Việt
Tập đoàn FLC lại bị cưỡng chế thuế Đây là lần thứ 2 trong vòng 3 tháng Tập đoàn FLC thông báo nhận được nhiều quyết định cưỡng chế thuế nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể. Biến động giá cổ phiếu FLC từ đầu năm đến nay. Ảnh: VnDirect. Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC FLC 1.94% vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...