Hiện trường vỡ đập bùn thải chì kẽm ở Bắc Kạn
Do ảnh hưởng của bão số 3, đập của hồ chứa bùn thải quặng chì, kẽm ở xã Bản Thi (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) bị vỡ khiến lượng lớn bùn tràn ra, gây hư hại hoa màu.
Ngày 17/9, xác nhận với PV VietNamNet, ông Đặng Đình Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) cho biết, sự cố vỡ đập xảy ra vào thời điểm sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền.
Đập hồ chứa bùn thải quặng chì, kẽm tại xã Bản Thi bị vỡ. Ảnh: Vân Trường
Theo ông Phong, đập bị vỡ thuộc hồ chứa bùn thải quặng chì, kẽm của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn tại thôn Bản Nhường, xã Bản Thi.
“Đây là hồ chứa bùn thải quặng để lắng đọng rồi xử lý nước, đảm bảo thải ra môi trường. Nước ngập xoáy vào chân đập khiến vỡ đập. Hiện tại, các thiệt hại đang được thống kê”, ông Phong nói.
Ông Phong cho biết thêm, hiện đoàn công tác của Bộ TN&MT cũng đã có mặt để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục.
Lượng lớn bùn thải quặng theo dòng nước chảy xuống xã Bản Thi. Ảnh: Vân Trường
Theo ông Ma Doãn Kháng, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn, sự cố khiến bùn đất tràn ra đường, hiện diện tích hoa màu bị thiệt hại đang được dọn dẹp, khắc phục.
Nhiều tuyến đường ở xã Bản Thi bị phủ lớp bùn nhão. Ảnh: Vân Trường
Ngay sau khi phát hiện sự cố, lãnh đạo huyện Chợ Đồn đã có báo cáo lên UBND tỉnh Bắc Kạn để xin chỉ đạo xử lý. Tới nay đã khắc phục xong phần đập bị vỡ; diện tích hoa màu của người dân bị ảnh hưởng đã được thống kê để bồi thường.
Sau khi sự cố vỡ đập xảy ra, một số tuyến đường tại xã Bản Thi ngập trong bùn nhão. Thời điểm đó có mưa nên công tác khắc phục, dọn dẹp gặp nhiều khó khăn.
Lực lượng chức năng túc trực để đảm bảo an toàn cho tuyến đường có bùn tràn ra. Ảnh: Vân Trường
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.
Công điện nêu: Bão số 3 đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đã có mưa từ 200-350 mm (nhiều nơi 400-500mm, có nơi gần 600mm), lũ trên sông Thao và Lục Nam đã vượt mức báo động 3, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều nơi, nhất là ở Hòa Bình và Lào Cai.
Bão, mưa lũ làm ít nhất 26 người chết và mất tích (17 người do lũ, sạt lở đất; 09 người do bão), 247 người bị thương, nhiều nhà cửa, công trình hạ tầng bị hư hại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Đặc biệt sáng ngày 09 tháng 9 năm 2024 đã xảy ra sự cố sập nhịp cầu Phong Châu qua sông Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, theo thông tin ban đầu có một số phương tiện giao thông và người bị rơi xuống sông.
Hình ảnh cầu bị sập được camera một nhà dân ghi lại.
Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của Nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong những ngày tới (nhất là ngày 09 và 10 tháng 9), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa 100-200mm, có nơi trên 350mm nên nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt cục bộ tại các vùng thấp trũng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến ngay hiện trường để phối hợp với đồng chí Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, triển khai ngay công tác khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tập trung công tác cứu hộ cứu nạn đối với những nạn nhân vụ sập cầu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh nêu trên tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt theo thẩm quyền, trong đó:
Tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất, mưa lũ, sập cầu: Tìm kiếm người mất tích; cứu chữa người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình người bị nạn, bảo đảm đời sống cho người dân theo quy định.
Lực lượng chức năng có mặt để phân luồng không cho người dân lên cầu, tránh nguy hiểm.
Rà soát kỹ, chủ động sơ tán, di dời dân cư khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập sâu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở, kiên quyết không để người dân qua lại nếu không bảo đảm an toàn.
Chỉ đạo rà soát, kịp thời phát hiện, tránh xảy ra các sự cố bất ngờ đối với các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các cầu giao thông, hồ đập, đê điều trên địa bàn.
Công điện cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Huy động ngay mọi lực lượng, phương tiện cần thiết phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và các địa phương có liên quan khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các nạn nhân vụ sập nhịp cầu Phong Châu. Chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sập nhịp cầu Phong Châu và mưa lũ, sạt lở theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được phân công.
Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được phân công chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn cho lực lượng và công trình thuộc trách nhiệm quản lý.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động; tổ chức theo dõi tình hình, chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này.
Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Trao đổi nhanh với phóng viên trưa ngày 9/9, ông Lê Kim Thành, Phó chủ tịch chuyên trách UBATGT quốc gia cho biết, ông đang cùng đoàn công tác gồm Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang và lãnh đạo Cục đường thuỷ nội địa, Cục Đường bộ Việt Nam tới hiện trường vụ sập cầu. Hiện các phương tiện thuỷ được yêu cầu không đi qua khu vực cầu sập. Lực lượng chức năng đã cứu được 3 người bám được vào bờ an toàn.
Người phụ nữ kịp chạy thoát khi căn nhà bị đất đá đè sập1 Sạt lở đất đá vào chiều 8-9 ở Bắc Kạn đè trúng hai ngôi nhà. Một người phụ nữ phía trong kịp thời chạy ra ngoài. Camera ghi lại lúc căn nhà bị đất đá đè sập - Ảnh: THU HẰNG Ngày 8-9, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại vụ sạt lở ở Bắc Kạn. Theo nội dung được chia...