Đường phố Hà Nội xơ xác do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi
Trong khi bão số 3 Yagi vào tới Quảng Ninh, Hải Phòng thì nhiều cây xanh và nhà mái tôn trên đường phố Hà Nội cũng bị đổ, sập.
Lực lượng chức năng có mặt kịp thời dọn dẹp để đảm bảo an toàn giao thông.
Trên phố Thành Thái, quận Cầu Giấy, một dãy nhà tôn bị đổ sập sau khi bão Yagi đổ bộ vào đất liền chiều 7/9.
Cảnh tương tự trên phố Trần Thái Tông gần đó. Đây vốn là nơi kinh doanh ô tô cũ nhiều tháng trước nhưng hiện tại nhiều gian đã được trả mặt bằng.
Gió giật khiến cả mảng kính cánh cửa sảnh một chung cư ở quận Nam Từ Liêm bị vỡ vụn.
Trên đường Hà Nội, hàng loạt cây xanh ngã đổ. Hình ảnh trên phố Trần Thái Tông.
Đường Phạm Văn Đồng lúc 14h ngày 7/9.
Trên phố Trấn Vũ, quận Ba Đình, một cây to bật gốc đổ chắn ngang đường.
Trên phố Dương Khuê, quận Nam Từ Liêm, một cây đổ sụp, toàn bộ phần cành lá che kín đường đi.
Nhiều ô tô vẫn qua lại ở thời điểm gió mạnh.
Công an xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp dọn dẹp kịp thời phục vụ giao thông thông suốt.
Lực lượng chức năng chặt cây đổ vun gọn vào vỉa hè ngã tư Thợ Nhuộm – Trần Hưng Đạo.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm đặc biệt lưu ý trước khi bão đến sẽ vẫn có mối nguy hiểm do mưa giông trước bão, trong cơn giông có thể gây gió giật mạnh. Với những trận mưa giông, gió giật mạnh ở Hà Nội, nguy cơ cây đổ, tôn, biển quảng cáo bay là rất nguy hiểm tới tính mạng của người đi đường. Với người dân ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3, cần tuyệt đối không cố ra ngoài lúc mưa to gió lớn.
Nghiêm ngặt ở tại nhà, chờ bão số 3 Yagi đi qua
Chỉ với một trận giông lốc tại Hà Nội trước bão số 3 Yagi, cây xanh đã đổ hàng loạt trên các phố làm 2 người t.ử von.g.
Vậy nên, trong ngày 7/9, khuyến cáo người dân ở các tỉnh thuộc phạm vi ảnh hưởng của bão cần nghiêm ngặt ở nhà, chờ bão đi qua.
Gần 15h ngày 6/9, do ảnh hưởng hoàn lưu xa của bão số 3, trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện giông lốc ở nhiều quận, huyện với thời gian kéo dài 30 phút.
Giông lốc kèm theo mưa lớn, gió giật đã gây hậu quả nghiêm trọng làm hàng loạt cây xanh trên các tuyến phố như Hàng Cá (quận Hoàn Kiếm), đường Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai), đường Nguyễn Xuân Linh (quận Cầu Giấy), đường 70 (huyện Thanh Trì)... bị bật gốc.
Đáng nói, đã ghi nhận 2 trường hợp người dân t.ử von.g do bị cây đổ đè trúng trong trận giông lốc này.
Cây xanh đổ đè trúng ô tô ở Hà Nội vào chiều 6/9.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các siêu bão trước đây chủ yếu hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, hiếm khi có bão hình thành siêu bão ngay trên Biển Đông.
Thống kê cũng cho thấy chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông mà mạnh lên thành cấp siêu bão. Chỉ có 2 cơn đi từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào khu vực này đạt cấp siêu bão nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Cụ thể, bão Rai tháng 12/2021, đạt cấp 16 ở Biển Đông, hướng vào miền Trung nhưng sau đó đi vòng lên, tan dần ở Bắc Biển Đông. Thứ hai là bão Sao La tháng 8/2023, đạt cấp siêu bão trên Biển Đông và đi vào nam Trung Quốc.
Tuy nhiên, với bão số 3 Yagi lại có quá trình mạnh lên rất nhanh, từ thời điểm vào Biển Đông (ngày 2/9) cấp 8, đến hơn 2 ngày sau bão đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão vào ngày 5/9. Theo ông Khiêm, đây là điều tương đối hiếm gặp đối với bão trên Biển Đông.
Đặc biệt, thời gian duy trì cường độ cấp 16 hơn 1 ngày cũng là khá dài đối với một cơn bão trên Biển Đông.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm đặc biệt lưu ý trước khi bão đến sẽ vẫn có mối nguy hiểm do mưa giông trước bão, trong cơn giông có thể gây gió giật mạnh.
Với những trận mưa giông, gió giật mạnh ở Hà Nội, nguy cơ cây đổ, tôn, biển quảng cáo bay là rất nguy hiểm tới tính mạng của người đi đường.
Với người dân ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3 cần tuyệt đối không cố ra ngoài lúc mưa to gió lớn.
Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) nêu thực trạng một số người dân vẫn chủ quan, cố tình ở lại bảo vệ tài sản. Vì vậy, phải kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân).
Theo đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, trong ngày 6/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã sơ tán hơn 37.180 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn.
Trước khi bão đổ bộ hôm nay, ông Phạm Đức Luận đặc biệt lưu ý, ngay từ sáng, người dân nên ở nhà vì bán kính hoàn lưu của bão rất rộng.
Bộ trưởng NN&PTNT: 'Hành động không hối tiếc để ứng phó với bão Yagi' Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý, với cường độ và mức độ của cơn bão Yagi, cần phải "hành động không hối tiếc, chuẩn bị không hối tiếc". Chiều 4/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức cuộc họp để ứng phó với bão Yagi (bão số 3). Thứ trưởng...