Hiện trạng 3 dự án giao thông trọng điểm của TP Hồ Chí Minh sẽ khởi công vào cuối năm 2022
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh (Ban giao thông) cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, đơn vị sẽ đồng loạt khởi công ba dự án trọng điểm của thành phố với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.
Các dự án này gồm: Nút giao thông An Phú, mở rộng Quốc lộ 50 và đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa để tiếp cận vào nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong đó, dự án đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa (quận Tân Bình) với tổng vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, được xây dựng kết nối nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khi khai thác, dự kiến khởi công vào tháng 11/2022, hoàn thành tháng 9/2024.
Tuyến đường chính rộng từ 25 – 48 m với 6 làn xe, chiều dài hơn 4km; tại 2 giao lộ Phan Thúc Duyện – Trần Quốc Hoàn và Trường Chinh – Tân Kỳ Tân Quý sẽ được xây dựng hầm chui. Trước nhà ga T3 sẽ xây dựng cầu vượt cho xe đi vào sân bay dài gần 1 km với 4 làn xe. Khi hoàn thành, dự án là một trong những giải pháp chính giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo ông Phúc, dự án này có hơn 90% đất quốc phòng, trước mắt sẽ khởi công hạng mục hầm chui ở nút giao Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện; các gói thầu còn lại sang năm sẽ triển khai khi toàn bộ mặt bằng được giao.
Nút giao An Phú (thành phố Thủ Đức) mỗi ngày có hàng chục nghìn xe chạy qua nên thường xuyên ùn tắc. Ảnh: GA
Còn nút giao thông An Phú (thành phố Thủ Đức) có tổng mức đầu tư khoảng 3.773 tỷ đồng, là nút giao kết nối trực tiếp đại lộ Mai Chí Thọ – Lương Định Của – đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành Dầu Giây. Dự án này kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại khu vực này nhiều năm qua, đồng thời tăng hiệu quả khai thác đường cao tốc khi sân bay Long Thành hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đường Lương Định Của hướng ra nút giao An Phú đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Công trình gồm có 3 tầng gồm: Hầm chui hai chiều nối đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành Dầu Giây với đại lộ Mai Chí Thọ (phía hầm Thủ Thiêm), kéo dài qua nút giao Mai Chí Thọ – Đồng Văn Cống. Hai cầu vượt gồm 1 cầu hình chữ Y kết nối đường Mai Chí Thọ – Lương Định Của – cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành Dầu Giây và 1 cầu vượt rẽ phải từ cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành Dầu Giây vào đường Mai Chí Thọ (phía Xa lộ Hà Nội). Dự kiến dự án hoàn thành năm 2025, góp phần giảm ùn tắc cho khu vực và đồng bộ kế hoạch mở rộng cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
Đồ hoạ khi nút giao An Phú hoàn thành. Ảnh: Ban Giao thông
Video đang HOT
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Đây là trục đường quan trọng nối TP Hồ Chí Minh với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây. Công trình dài gần 7 km, trong đó 4,4 km từ điểm giao với đường Nguyễn Văn Linh đến km4 360 sẽ xây mới đường song hành quốc lộ 50. Đoạn còn lại dài 2,5 km sẽ mở rộng Quốc lộ 50 hiện hữu. Trên tuyến sẽ xây mới cầu Bà Lớn, xây mới cầu Ông Thìn. Dự kiến hoàn thành năm 2024.
Đoạn 4,4 km từ điểm giao với đường Nguyễn Văn Linh đến km4 360 sẽ xây mới đường song hành quốc lộ 50.
Phụ trách dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 50, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng ban điều hành Dự án đường bộ 4 (Ban Giao thông) cho biết: “Dự án Quốc lộ 50 đang trong quá trình lập thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán để đấu thầu. Dự án có 7 gói thầu chính, hiện nay đã lập và trình xong 3 gói thầu, các gói thầu còn lại đã lập xong và đang trong quá trình thẩm tra. Theo tiến độ, dự án sẽ đấu thầu vào cuối tháng 10 đến tháng 11 và tiến hành khởi công gói thầu đầu tiên vào 31/12/2022″.
Đường Quốc lộ 50 chật hẹp với 2 làn xe khiến khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo Ban Giao thông, ngoài các công trình trên, TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm như dự án Vành đai 3 sẽ khởi công vào 30/6/2023; làm thủ tục trình Chính phủ chủ trương đầu tư cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài vào cuối năm 2022. Đây đều là các công trình chiến lược liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Gấp rút thi công hai công trình giao thông trọng điểm nghìn tỷ
Để về đích đúng với dự kiến, trên công trường thi công các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh những ngày này, công nhân đang hối hả thi công cả ngày lẫn đêm.
Công nhân gấp rút thi công trên những công trình trọng điểm để cán đích đúng tiến độ (Ảnh: Đ.P.).
Được khởi công vào ngày 22/8/2019, Dự án trọng điểm Đường bao biển nối TP Hạ Long với TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, vận tốc tối đa 60 km/h có chiều dài 18,7 km, rộng 18m (điểm đầu nối với đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, TP Hạ Long đi qua các phường Hồng Hà, Hà Tu, Hà Phong, Quang Hanh và kết thúc tại cảng Km6 TP Cẩm Phả).
Dự án sử dụng vốn ngân sách để đầu tư với tổng vốn 1.364 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý, giám sát và điều hành dự án.
Khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ kết nối với các tuyến đường nối với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, QL 18 và một số đường tỉnh lộ, tạo thành mạng lưới đường bộ, liên kết các địa phương, thuận lợi cho hoạt động GTVT. Đồng thời, góp phần giảm tải lưu lượng giao thông cho QL 18, tăng cường kết nối du lịch giữa 2 đô thị lớn của tỉnh là Hạ Long - Cẩm Phả, khai thác hợp lý các tiềm năng về đất đai trong khu vực tuyến đi qua.
Bên cạnh đó, tuyến đường đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển, hình thành nhiều cảng bến và khu đô thị dọc theo tuyến.
Tương tự, dự án Cầu Cửa Lục 1 cũng là công trình giao thông trọng điểm và cũng là công trình đầu tiên được Quảng Ninh triển khai đầu tư sau khi huyện Hoành Bồ sáp nhập vào TP Hạ Long đầu năm 2020. Công trình có vai trò đặc biệt quan trọng, đáp ứng nhu cầu kết nối nhanh, phục vụ nhân dân các phường, xã trung tâm của huyện Hoành Bồ trước đây với trung tâm TP Hạ Long, giải quyết được vấn đề điều kiện đi lại, môi trường tự nhiên vốn đã là thách thức từ nhiều năm nay của cả 2 khu vực.
Cầu được thiết kế 6 làn xe, chiều dài toàn tuyến 4.265 m. Trong đó, cầu chính được thiết kế dạng vòm ống thép nhồi bê tông rộng 33,1 m, dài 290 m. Tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Theo ghi nhận tại dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả vào những ngày này, hàng trăm công nhân đang làm việc hối hả cả ngày lẫn đêm, máy móc thi công hoạt động hết công suất. Đến thời điểm hiện tại, nhiều vị trí đã được thảm nhựa mặt đường theo đúng tiến độ. Hạng mục hầm xuyên núi, là hạng mức khó nhất trong dự án cũng đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính.
Tại dự án cầu Cửa Lục, nhà thầu cũng đang huy động phương tiện, nhân lực thi công các hạng mục quan trọng. Với hạng mục đường dẫn, nhà thầu tập trung cao độ để hoàn thành đúng tiến độ. Về đêm, tại công trường vẫn rực sáng ánh đèn và rộn ràng tiếng máy móc, tiếng cười nói của các công nhân.
Một số hình ảnh tại các công trình trọng điểm những ngày cuối năm 2021:
Dự án đường bao biển Hạ Long- Cẩm Phả đã đi đến chặng cuối (Ảnh: CTV).
Cầu Cửa lục 1 cơ bản đã hoàn thành những hạng mục quan trọng (Ảnh: Đ.P.).
Huy động máy móc, nhân lực thi công các hạng mục cuối cùng hạng mục đường hầm xuyên núi (Ảnh: CTV).
Công nhân hối hả thi công cả đêm tại công trình cầu Cửa Lục (Ảnh: Đ.P.).
Các nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực để hoàn thành công trình đúng tiến độ (Ảnh: CTV).
Dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả nhìn từ trên cao (Ảnh: Đ.P.).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy kiểm tra tiến độ dự án (Ảnh: CTV).
Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án đường giao thông trọng điểm Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa chỉ đạo các Bộ, địa phương liên quan triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án đường giao thông. Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án đường giao thông trọng điểm. Ảnh: TTXVN. Ngày 23/6, Văn phòng Chính phủ đã...