Hiến pháp mới không giúp nhiều cho Nhật trước Trung Quốc
Kể cả với quyền phòng vệ tập thể an ninh Nhật cũng không được cải thiện trước Trung Quốc do vẫn phải phụ thuộc vào nước khác.
Trong nhiều thập kỷ, lệ thuộc vào Mỹ đã giúp ích cho nền an ninh Nhật Bản, tuy nhiên chiến lược đó đang trở nên lỗi thời do thay đổi lớn về địa chính trị trong khu vực.Ông Abe hi vọng hiến pháp mới sẽ giúp Nhật thay đổi vị thế hiện tại.
Tuy nhiên, giáo sư về chiến lược Hugh White thuộc ĐH Quốc gia Australia cho rằng việc xây dựng các lực lượng phòng vệ tập thể không giúp ích hơn cho Nhật Bản trong việc đảm bảo an ninh.
Dưới đây là nội dung bài viết của giáo sư Hugh White:
Nhật Bản hi vọng gì ở hiến pháp mới?
Chiến lược an ninh trước đây của Nhật Bản trở nên lỗi thời do sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc càng mạnh, Nhật Bản càng lo sợ rằng Bắc Kinh dùng sức mạnh để “lấn lướt” Tokyo. Nhật Bản cũng cho rằng Mỹ sẽ không lúc nào cũng có mặt để giúp họ đối phó với Trung Quốc.
Khi chi phí về kinh tế và quân sự để đối đầu với Trung Quốc tăng lên, Mỹ sẽ càng giảm mong muốn giúp bảo vệ các lợi ích của Nhật Bản và lợi ích của Nhật Bản và Mỹ không phải lúc nào cũng trùng nhau. Do đó, Nhật Bản cảm thấy không tự tin với chiến lược dựa vào Mỹ như trước đây. Những gì diễn ra xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là thách thức lớn nhất về mặt chiến lược mà Nhật Bản phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới II.
Thủ tướng Shinzo Abe đã thành công trong việc đưa quân đội Nhật Bản quay trở lại.
Liệu các lực lượng phòng vệ tập thể hay nói cách khác một lực lượng quân đội đúng nghĩa có giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề này không?
Video đang HOT
Có vẻ rất đơn giản khi khẳng định là có: nếu nỗ lực hơn nữa để ủng hộ Mỹ chống Trung Quốc, Nhật Bản vừa khiến Mỹ sẵn lòng trợ giúp và có động lực để giúp Nhật Bản cùng chống lại Trung Quốc.
Đây là mô hình chia sẻ gánh nặng mà các mối quan hệ đồng minh trên thế giới vẫn theo đuổi trong thế kỷ qua. Đó là cách mà Australia vẫn thực hiện trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ và Anh. Thực tế, trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật là quốc gia duy nhất không phải chia sẻ gánh nặng, do đó động thái vừa qua của Nhật Bản chỉ đơn thuần đưa nước này đi theo con đường như các đồng minh khác của Mỹ.
Tuy nhiên, việc xây dựng các lực lượng phòng vệ tập thể sẽ chỉ có thể củng cố sự hậu thuẫn của Mỹ với Nhật Bản hay khôi phục niềm tin của Nhật Bản vào mối quan hệ đồng minh với Mỹ nếu động thái đó giải quyết trực diện các vấn đề làm xói mòn mối quan hệ đó.
Không có lợi ích, liệu Mỹ có giúp Nhật?
Xét về khía cạnh quân sự, việc Nhật Bản xây dựng các lực lượng vũ trang hầu như không giúp làm thay đổi gì năng lực của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương.
Lý do đơn giản là ngay cả với sự ủng hộ của Nhật Bản, Mỹ cũng không thể giành được quyền kiểm soát toàn bộ tây Thái Bình Dưong khi Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2AD).
Mặt khác, ngay cả khi không có sự ủng hộ của Nhật Bản, Mỹ cũng dễ dàng ngăn Trung Quốc chiếm toàn bộ tây Thái Bình Dương. Do đó, sự ủng hộ của Nhật Bản không làm thay đổi thế giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương, vùng biển trước cửa nhà của Trung Quốc. Nói cách khác, việc Nhật Bản xây dựng các lực lượng phòng vệ tập thể không giúp giảm chi phí và các rủi ro mà Mỹ vấp phải khi đối đầu với Trung Quốc.
Tàu JDS Kirishima (DDG 174) của Nhật tới dự tập trận RIMPAC 2014.
Ngay cả việc chia sẻ gánh nặng của Nhật Bản cũng không làm thay đổi việc Mỹ sẵn lòng gánh toàn bộ chi phí và rủi ro thay cho Nhật Bản.Mỹ có lý do để ủng hộ Nhật Bản và bảo vệ mối quan hệ đồng minh vì điều đó có vai trò then chốt giúp duy trì vị trí thống lĩnh châu Á của Mỹ. Tuy nhiên việc Nhật Bản nhất quyết xây dựng lực lượng vũ trang cho thấy chi phí và những rủi ro của việc đối đầu với Trung Quốc là quá lớn và khiến Nhật Bản không tự tin chỉ lệ thuộc vào mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Cũng chưa rõ liệu việc Nhật Bản xây dựng quân đội có giúp ích gì cho Mỹ hay không. Australia đã quen với những tiếng nói lập luận rằng các đồng minh lớn sẽ tới giúp đồng minh nhỏ nếu quốc gia nhỏ đó thanh toán “phần” của mình. Tuy nhiên, lối lập luận về đạo đức này thường không có tác dụng. Tính toán của Tokyo sẽ là không khôn ngoan nếu mặc định rằng Mỹ sẽ biết ơn Nhật Bản vì sự ủng hộ của Nhật Bản về quân sự và rằng Washington sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải đứng về phía Nhật Bản chiến đấu chống lại Trung Quốc trong khi các lợi ích của Mỹ không đòi hỏi điều đó.
Nói cách khác, việc Nhật Bản xây dựng các lực lượng phòng vệ để thực hiện “trách nhiệm” của quốc gia nhỏ hơn trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ sẽ không giúp giải quyết các vấn đề về chiến lược của Nhật Bản. Tất nhiên có thể Nhật Bản đang “toan tính” về một mô hình các lực lượng phòng vệ với quy mô rộng lớn hơn. Có lẽ Tokyo xây dựng quân đội để có thể tham gia hoặc thậm chí là dẫn đầu một liên minh lớn hơn trong khu vực để cản lại sự lớn mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó cũng không giúp Nhật Bản trở nên an toàn hơn.
Phương án tốt nhất cho an ninh Nhật Bản trong thế kỷ 21 là xây dựng các lực lượng để tự vệ không lệ thuộc vào các nước khác cũng như không đe dọa các nước khác. Với năng lực kinh tế và quân sự lớn mạnh, Nhật Bản hoàn toàn có thể làm được điều này tuy nhiên chính quyền của ông Abe sẽ phải nỗ lực hơn nữa cả về mặt chính trị và ngoại giao để đạt mục tiêu đó.
Theo Kiến Thức
Liên minh cầm quyền Nhật Bản đồng thuận điều kiện dùng vũ lực
Theo phóng viên tại Tokyo, liên minh cầm quyền ở Nhật Bản ngày 24/6 đã đạt được thỏa thuận cơ bản về những điều kiện mới cho phép nước này sử dụng vũ lực để phòng vệ trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe đang đặt mục tiêu tạo ra sự thay đổi lớn về chính sách sau Chiến tranh Thế giới, sớm nhất vào tuần sau.
Binh sỹ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc tập trận.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe đã đưa ra văn kiện bổ sung gồm 3 điều kiện dành cho đảng Công Minh mới (NKP) - đối tác trong liên minh cầm quyền - hồi đầu tháng này nhằm cố gắng giành được sự ủng hộ của NKP cho việc thay đổi cách hiểu đối với bản Hiến pháp hòa bình, mở đường cho Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Sau vòng đối thoại thứ 9 về an ninh, Phó Chủ tịch NKP, ông Kazuo Kitagawa, cho biết các điều kiện sửa đổi đã "phản ánh" quan điểm của đảng này. Các nghị sỹ tham dự phiên thảo luận cho biết các đảng cầm quyền thúc giục Chính phủ đưa ra dự thảo cuối cùng về quyết sách của Nội các cho phiên đối thoại tới đây vào ngày 27/6. Tokyo hiện đang chuẩn bị thông qua dự thảo trên vào ngày 1/7 hoặc 4/7.
Trong vấn đề gây tranh cãi khác, những ý kiến phản bác từ NKP khiến Phó Chủ tịch LDP Masahiko Komura phải thừa nhận rằng liên minh cầm quyền vẫn chia rẽ xung quanh vấn đề liệu Nhật Bản có được phép sử dụng vũ lực trong các chiến dịch an ninh tập thể của Liên hợp quốc hay không. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng tham gia của Nhật Bản trong tương lai.
Thủ tướng Abe ngày 24/6 tái khẳng định rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục là một quốc gia hòa bình và Lực lượng phòng vệ (SDF) sẽ không can dự vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài đồng thời cũng khẳng định tính hợp lý khi diễn giải một cách "phù hợp" Hiến pháp.
Theo ba điều kiện mà các đảng vừa nhất trí, Nhật Bản có thể sử dụng vũ lực theo Hiến pháp nếu sự tồn vong của Nhật Bản bị đe doạ và có "những nguy cơ rõ ràng đối với quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân."
Để thực thi quyền phòng vệ tập thể, "các nước có quan hệ mật thiết (với Nhật Bản) đang phải hứng chịu cuộc tấn công vũ trang." Kế hoạch trước đây của LDP sử dụng cụm từ "nước ngoài" có thể được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
Điều kiện thứ hai là không có bất cứ phương tiện nào khác đẩy lùi hành vi xâm lược để "đảm bảo sự tồn tại của đất nước và bảo vệ sinh mạng người dân" trong khi điều kiện thứ ba đòi hỏi việc sử dụng sức mạnh vũ trang phải được giữ ở mức tối thiểu.
Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản cấm sử dụng vũ lực giải quyết các tranh chấp quốc tế và chỉ cho phép quyền tự vệ "tối thiểu."
LDP của ông Shinzo Abe hy vọng sẽ thay đổi cách hiểu kéo dài hàng thập kỷ qua về bản hiến pháp này. LDP chủ trương rằng việc sử dụng vũ lực mà Hiến pháp cho phép có thể coi là quyền phòng vệ tập thể theo luật quốc tế.
Trong khi đó, NKP lại bày tỏ ý kiến phản đối việc tạo điều kiện cho SDF sử dụng vũ lực nhiều hơn mà không có những giới hạn rõ ràng đồng thời lo ngại Điều 9 - vốn là cơ sở tạo nên chính sách quốc phòng riêng biệt của Nhật Bản - sẽ bị phá vỡ nội hàm.
Tuy nhiên, đối tác nhỏ trong liên minh này đã cho thấy một số dấu hiệu trong những tuần gần đây là đang thỏa hiệp về vấn đề gây tranh cãi này và cho phép thực thi quyền phòng vệ tập thể một cách có giới hạn.
Thủ tướng Abe đã gia tăng áp lực đối với LDP để đạt được thỏa thuận với NKP trong bối cảnh Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ sửa đổi văn kiện định hướng hợp tác quốc phòng song phương đến cuối năm 2014.
Theo Vietnam
Nhật sẽ phòng vệ tập thể với ai? Quyền phòng vệ tập thể sẽ cho phép Nhật xây dựng liên minh quân sự với những quốc gia khác có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tàu chiến Mỹ và Nhật trong một cuộc tập trận chung - Ảnh: US Navy Nội các Nhật ngày 1.7 đã phê chuẩn đề xuất cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập...