Hiến pháp cần quy định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng
“Những gì Đảng đang lãnh đạo cần được quy định trong Hiến pháp để đảm bảo các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình…”.
Đó là ý kiến của nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khi bàn về các quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hội thảo khoa học “Góp ý hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992″, do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Trung ương Hội Luật gia tổ chức ngày 22/2.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo chưa thể hiện được tinh thần quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
GS Nguyễn Minh Thuyết: “Không có luật cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng có thể dẫn đến xung đột quyền lực”.
Quyền lực của nhân dân vẫn “khuôn” trong Quốc hội
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Vũ Đức Khiển nhận xét, bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi có nhiều mâu thuẫn, chưa thể hiện rõ ý tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà chỉ thấy dường như tất cả quyền lực mới chỉ tập trung vào Quốc hội.
Theo ông Khiển, các văn kiện mà Đảng đã đề cập đều nêu rõ việc sửa đổi Hiến pháp phải hướng đến mục đích tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng thực tế, dự thảo sửa Hiến pháp lần này đã không thể hiện được điều đó khi mà ngay đến việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp cũng phải do Quốc hội quyết định. Quy định công dân chỉ có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân cũng là một điểm “bó buộc”, giới hạn quyền của người dân.
“Quy định như thế là chưa hợp lý và tôi cảm thấy dự thảo lần này chưa hướng đến tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên cần phải nghiên cứu soạn thảo lại” – ông Khiển phân tích.
TS. Hoàng Văn Nghĩa lập luận, nguyên tắc tối thượng của nhà nước pháp quyền là quyền lực thuộc về nhân dân. Dự thảo cần xem xét bổ sung thêm một điều hoặc một khoản riêng rẽ về quyền phúc quyết của nhân dân cũng như về quyền của nhân dân được trưng cầu dân ý.
PGS.TS Ngô Huy Cương (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng, xét toàn bộ dự thảo, quy định về quyền lập hiến hay làm hiến pháp vẫn hoàn toàn thuộc về Quốc hội, hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể so với Hiến pháp hiện hành về tư tưởng lập hiến. Ông Cương cho rằng, Hiến pháp hoặc Hiến pháp sửa đổi phải được toàn dân phúc quyết hoặc bởi hội nghị đại biểu nhân dân được bầu ra riêng cho mục đích đặc biệt này.
GS Nguyễn Đăng Dung (khoa Luật ĐHQG Hà Nội) cũng kiến nghị: “Cần sửa đổi hơn nữa trong phân định thẩm quyền giữa Quốc hội với nhân dân, giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác để Quốc hội làm đúng và đủ quyền lập pháp của mình mà không lấn sang các quyền khác”. Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh thì đề nghị, để thể hiện tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và Hiến pháp là của nhân dân thì cần quy định trực tiếp, dứt khoát ngay trong Hiến pháp rằng, Hiến pháp được làm ra phải được trưng cầu ý dân thay vì phải được “Quốc hội quyết định” rồi mới trưng cầu ý dân như dự thảo.
Luật về Đảng để chống xung đột quyền lực
Bàn về các quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của QH Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, thực tế lịch sử từ năm 1945 đến trước Hiến pháp năm 1980 đã cho thấy vai trò của Đảng trong xã hội và lòng dân như thế nào, cho dù không có một điều ràng buộc nào trong Hiến pháp. Ở nhiều nước phát triển hiện nay, Hiến pháp cũng thể hiện theo tinh thần này.
Video đang HOT
Bản Hiến pháp của Việt Nam năm 1980 thiết kế điều 4 là “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”. Bản Hiến pháp hiện hành sửa thành “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội”.
Tuy nhiên, theo ông Thuyết, một khi điều 2 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã khẳng định nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và toàn bộ mô hình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đã thể hiện tính chất xã hội chủ nghĩa trong bản Hiến pháp được toàn dân đồng tình qua trưng cầu dân ý rồi, thì dù không có điều 4 cũng không ai xóa bỏ được chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, nếu nhất thiết phải giữ điều 4 như bản dự thảo đang thể hiện, ông Thuyết cũng cho rằng, cần quy định rất rõ phương thức lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng để tránh tình trạng mất cân đối là quyền và nghĩa vụ của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước được quy định rất cụ thể, trong khi đó quyền và nghĩa vụ của lực lượng lãnh đạo cả nhân dân lẫn nhà nước là Đảng lại được quy định một cách khá sơ sài.
“Những gì Đảng đang lãnh đạo cần được quy định trong Hiến pháp để đảm bảo các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đồng thời, bảo đảm Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Không có những quy định này, rất có thể dẫn đến xung đột quyền lực hoặc quyền lực của nhiều chủ thể mang tính hình thức” – GS Thuyết nhấn mạnh.
Ông Thuyết dẫn chứng, Hiến pháp quy định Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng ai cũng biết người thực sự thống lĩnh lực lượng này là Bí thư Quân ủy Trung ương, tức Tổng bí thư. Hay Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng nhưng Chủ tịch nước không thể thực hiện được quyền này nếu không có nghị quyết của Bộ Chính trị hoặc Ban chấp hành TƯ.
Ông Lê Tiến (Hội Luật gia Việt Nam) cũng cho rằng Đảng có quyền lực thì Đảng cũng phải chịu trách nhiệm.
Theo Dantri
Royal Enfield Bullet 500 - xe mô tô hoài cổ
Không tinh xảo hay quá phô trương, Bullet 500 gợi nhắc những chiếc mô tô của thập niên 50 thế kỷ trước, được sinh ra như chỉ để làm bạn với gió và bụi đường.
Có lẽ không phải bất cứ người chơi xe nào cũng biết đến cái tên Royal Enfield, dù đây là một trong những hãng xe mô tô lâu đời nhất, từ năm 1890. Lý do là phong cách của Royal Enfield không hợp lắm với những người đam mê tốc độ và công nghệ hiện đại. Nhóm sở hữu dòng xe này chủ yếu thuộc tầng lớp trung niên hoặc những thanh niên có tình cảm đặc biệt với phong cách hoài cổ.
Ra đời tại Vương quốc Anh với phiên bản Bullet 350cc và 500cc, về sau Royal Enfield được quân đội Hoàng gia Anh đặt hàng sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Năm 1949, quân đội Ấn Độ đã đặt hàng những chiếc Bullet 350cc để sử dụng với mục đích tuần tra biên giới. Không lâu sau đó, công ty đã mở nhà máy ở Madras (Ấn Độ) với tên gọi Enfield India, có quyền phát triển và lắp ráp hoàn chỉnh các mẫu xe Royal Enfield theo hợp đồng nhượng quyền sản xuất. Năm 1962, công ty tại Anh quốc được bán hoàn toàn cho đối tác Ấn Độ và đóng cửa nhà máy. Tuy nhiên, chủ sở hữu mới khẳng định rằng, tất cả các mẫu xe đều vẫn được sản xuất với chất lượng không có gì khác so với những thế hệ được sản xuất tại Anh trước đây.
Nếu bạn đòi hỏi một mẫu xe phong cách cổ điển hoàn hảo và lãng tử về hình thức thì hãy gạt bỏ ý định sở hữu một chiếc Bullet 500 mà nên dành gấp ba lần khoản tiền để sở hữu Triumph Bonneville T100, bởi lẽ Bullet 500 được ví như một sự hồi sinh. Nhìn vào chiếc xe, không ai cho rằng đây là mẫu xe vừa được xuất xưởng, mà là xe cổ vừa được khôi phục bởi những người thợ có tay nghề cao.
Với khẩu hiệu "made like a gun, runs like a bullet" (tạm dịch là: "Được sản xuất như một khẩu pháo, chạy như một viên đạn"), như vậy đủ biết đây là loại xe không có nét sang trọng, mà là loại để phục vụ người lái trên mọi cung đường.
Thoáng nhìn, chiếc xe như thể được áp dụng mọi công nghệ chế tạo khung vỏ cũ kỹ có từ thế kỷ trước. Tất cả các chi tiết đều để lại những đường cắt gọt thủ công không tỉ mỉ, đó là không kể yên xe theo đúng kiểu "bánh mỳ". Bình xăng có dung tích 14,5 lít được thiết kế vintage giống người đồng hương Triumph. Hai bên cốp hông xe được dán biểu tượng khẩu pháo theo đúng khẩu hiệu của hãng.
Cụm đèn pha trước sử dụng bóng halogen hiện đại giúp tăng khả năng quan sát vào buổi tối, kiểu dáng mắt cọp truyền thống liền một khối với bảng đồng hồ trung tâm, đơn giản nhưng khá độc đáo, cùng đồng hồ tốc độ và đồng hồ báo xăng đặt chéo nhau. Ngoài ra, một số chi tiết như đèn hậu sau, cụm đèn xi-nhan, tay xách được tạo hình một cách thô cứng đúng "chất" của một chiếc xe xã hội chủ nghĩa. Bưởng máy thay vì bóng loáng lại được phay trông như đã qua sử dụng vài thập kỷ.
Phiên bản phóng viên chạy thử là chiếc Bullet 500 Deluxe. Chính vì có tên như vậy mà chiếc xe được ưu ái hơn, sử dụng cụm chắn bùn trước/sau và ống xả đơn, bình xăng mạ crôm tạo nên điểm nổi bật như một sự giao thoa giữa đương đại và nét cổ điển của tổng thể xe.
Phần đầu xe trông khá gồ ghề, nếu không muốn nói là cục mịch.
Hai chiếc đèn định vị nhỏ gắn phía trên đèn pha, nếu không quan sát sẽ khó nhận ra.
Ống xả mạ inox chạy dài từ động cơ 1 xi-lanh.
Có quá nhiều chi tiết mạ inox bóng loáng khiến mẫu xe này nổi bật, rất dễ "soi gương".
Bộ máy đứng được hỗ trợ khởi động bằng điện và bằng cơ.
Tuy mọi trang thiết bị trông đều "cũ kỹ" nhưng Royal Enfield không quên trang bị cho mẫu Bullet 500 hệ thống phun xăng điện tử cho động cơ xi-lanh đơn có dung tích 499 phân khối, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn khí thải Euro III. Khối động cơ này được cải tiến và giới thiệu vào năm 2009. Điểm đặc biệt hơn nữa chính là cần gạt le gió nằm ở tay lái bên trái vốn là chi tiết hiếm gặp trên những mẫu xe áp dụng công nghệ phun xăng điện tử. Khối động cơ 499cc cho công suất tối đa 27,2 mã lực, mô-men xoắn cực đại 41,3 Nm ở 4.000 vòng/phút. Động cơ được làm mát bằng không khí. Xe sử dụng bộ ly hợp ướt với 5 cấp số.
Ngay khi khởi động động cơ, không thể tin được tuy sử dụng hệ thống EFI nhưng chiếc xe lại cho ra âm thanh đặc trưng kiểu động cơ sử dụng chế hòa khí cổ điển, chậm rãi, tách rời từng tiếng một chắc nịch. Tuy trông chiếc xe gọn gàng nhưng khi ngồi lên phần yên xe cao 800 mm cùng khối lượng tinh 187 kg tạo cho người lái cảm giác chông chênh khác lạ. Trên thế hệ mới, nhà sản xuất đã trang bị thêm nút bật/tắt động cơ bên tay phải nhằm đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng. Ở mẫu xe này còn có chi tiết vốn thường thấy trên những chiếc xe cổ xưa là phần chân côn. Người lái dùng gót chân để lên số và mũi chân để xuống số, hầu hết các mẫu xe phân phối lớn dùng chân côn lên/xuống chỉ bằng duy nhất mũi chân.
Đồng hồ chính gắn liền một khối với đèn pha. Các chi tiết tạo sự cân đối. Ngoài ra, RE Bullet được trang bị đồng hồ kiểm tra bơm xăng, mức nhiên liệu.
Bố trí tay lái bên trái với nút màu vàng báo hiệu vượt cho xe đi ngược đường.
Tay lái bên phải được tích hợp thêm công tắc ngắt động cơ khá giống với các xe thể thao từ Nhật Bản.
Ẩn chứa dưới lớp vỏ bọc thô kệch là khả năng vận hành linh hoạt của chiếc xe. Tư thế ngồi thoải mái cho phép bạn quan sát và xử lý tốt các tình huống, cùng hệ thống côn sang chuyển số nhẹ nhàng. Bullet 500 Deluxe được trang bị cặp lốp Avon Speedmaster có đặc điểm là hoa lốp kiểu cổ điển, nhưng phù hợp với cả đường nhựa và những con đường rải đá nhỏ...
Là chiếc xe đường trường nên Bullet 500 không có khả năng tăng tốc tức thời. Người lái có thể cảm nhận được sức ì lúc đầu của chiếc xe, đổi lại là sự bền bỉ và độ lì của động cơ có thể chạy liên tục trên một quãng đường dài.
Được nhập khẩu và phân phối với mức giá 178 triệu đồng, Royal Enfield Bullet 500 là sự tái sinh của huyền thoại Bullet. Sản xuất với sự đam mê trong từng chi tiết, chiếc xe mới nhưng mang trong mình hơi thở, âm thanh và thiết kế của thế kỷ 20. Bullet 500 hoàn toàn có thể sử dụng để di chuyển trong phố và luôn sẵn sàng lên đường với những hành trình mới.
Tất cả các tấm ốp che ắc-quy, hốc chứa đồ đều có sự tương đồng trên mẫu Simson trước đây: mấu định vị và khóa bằng chìa khóa điện.
Hệ thống giảm xóc đôi phía sau với giảm chấn lò xo.
Bình xăng với hai miếng cao su ốp cho đầu gối người lái.
Móc tay dắt xe của Royal Enfield Bullet 500.
Theo Zing
Ông Tập Cận Bình gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa nhận được một bức thư từ tân lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Nội dung bức thư không được tiết lộ. Ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc từ sau đại hội XVIII. Theo Hãng...