Hiến máu có hại đến sức khoẻ?
Trong cuộc đời con người, nếu không may bị bệnh tật, tai nạn…. họ rất cần có máu để chữa bệnh và tiếp tục cuộc sống. Do vậy, hiến máu là việc làm rất cần thiết, là nghĩa cử cao đẹp và là truyền thống của dân tộc.
Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?
Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế:
Khoa học:
- Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.
- Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Thực tế:
- Thực tế đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.
- Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.
Ai có thể tham gia hiến máu?
- Tất cả mọi người từ 18 – 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
Video đang HOT
- Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.
Ai là người không nên hiến máu?
- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.
- Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các vius lây qua đường truyền máu.
- Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…
Thành phần và chức năng của máu
Máu là một chất lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần làm nhiệm vụ khác nhau:
- Hồng cầu làm nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy;
- Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể;
- Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu.
- Huyết tương: gồm nhiều thành phần khác nhau: kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinh dưỡng…
Tại sao cần phải truyền máu
Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì :
- Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá…
- Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…
- Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng…
Quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện
Quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện theo Thông tư số 21/2009/TT – BYT ngày 20 tháng 12 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu toàn phần và điều chế các chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn:
- Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.
- Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được Bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
- Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:
Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện. Mức chi 30.000 đồng/người.
Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 20.000 đồng/người.
Nhận quà tặng (bằng hiện vật): mức chi tối đa là 80.000 đồng/ người.
Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
Theo Vnmedia
Diếp cá có thể giảm triệu chứng và biến chứng của sởi
Suy dinh dưỡng và thiếu hụt các yếu tố vi lượng có khả năng làm tăng lây nhiễm và biến chứng của các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt với các bệnh liên quan đến virut như viêm gan B, C, cảm cúm thông thường và bệnh sởi.
Các nghiên cứu dịch tễ và nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chứng minh rất rõ mối liên hệ này từ nhiều năm trước đây. Thiếu hụt các chất vi lượng và các chất chống ôxy hóa (trong chế độ dinh dưỡng) không những làm suy yếu sức đề kháng và khả năng chống đỡ với các bệnh virut thông thường mà còn làm tăng đột biến của chính virut gây bệnh dẫn tới các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho người bệnh.
Diếp cá có thể giảm triệu chứng và biến chứng của sởi.
Dịch sởi hiện nay ở Việt Nam, ngoài yếu tố tiêm chủng và sự phát triển ngẫu nhiên của một chủng virut với khả năng lây lan và độc tính mạnh rất có thể liên quan đến những vấn đề thiếu hụt các chất vi lượng và vitamin có khả năng chống ôxy hóa trong thực phẩm dẫn tới sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Để giảm lây nhiễm, giảm các biến chứng nặng nề, đặc biệt là các biến chứng ở đường hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh sởi, giảm tử vong cho người bệnh cũng như hạn chế sự lặp lại của một đại dịch như hiện nay, ngoài việc chú trọng đến tiêm chủng và các biện pháp chữa bệnh mang tính đối phó với từng triệu chứng, chúng ta cần chú trọng vấn đề dinh dưỡng trong phòng bệnh và chữa bệnh.
Trong các yếu tố dinh dưỡng liên quan đến sự tăng lây nhiễm, tăng độc tính cũng như các biến chứng của các bệnh do virut như bệnh sởi, thiếu hụt selen trong thực phẩm đã được chứng minh rõ ràng nhất.
Selen có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Tác dụng của selen đồng hành với vitamin E, vitamin C, glutathione và vitamin B3 như những chất chống ôxy hóa mạnh giúp giảm bớt các tổn thương ở màng tế bào, chống viêm và chống độc tố của virut.
Chúng ta có thể bị thiếu selen trong cơ thể nếu uống nước và thực phẩm không chứa đủ lượng selen cần thiết. Điều này có thể do thổ nhưỡng không đủ selen dẫn tới sự nghèo nàn chất này trong thực phẩm cũng như trong nước uống. Việc sử dụng các loại nước đóng chai đã được khử trùng bằng clo là chất ôxy hóa mạnh, tất nhiên sẽ dẫn đến sự triệt tiêu của chất này trong nước uống. Chế biến thực phẩm bằng nhiệt độ cao (lò vi sóng) và sử dụng các thuốc kháng sinh, các thuốc chống viêm cũng dẫn đến sự giảm hấp thu selen trong cơ thể.
Bổ sung selen bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu selen như các loại hạt dẻ, hạt hướng dương, các loại cá (đặc biệt là cá biển), thịt gà, trứng gà, các loại nấm ăn gạo lứt, các loại ngũ cốc toàn phần, hành và tỏi hoặc bổ sung bằng thuốc hoặc dưới dạng thực phẩm chức năng.
Ngoài selen, việc dùng vitamin C liều cao: trẻ em từ 200-500mg mỗi ngày, người lớn từ 500-2.000mg mỗi ngày cũng có thể mang lại lợi ích tương tự như selen. Trong trường hợp biến chứng nặng, có thể dùng vitamin C tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Khi ở gia đình, bệnh nhân có thể dùng các dược thảo rất dễ kiếm và sử dụng của Việt Nam như xuyên tâm liên, diếp cá, tô mộc... cũng có thể giúp giảm triệu chứng, phòng và điều trị các biến chứng của bệnh sởi.
Suckhoedoisong
Nhận biết bệnh viêm gan C Ngay lần đầu tiên bị nhiễm virus viêm gan C, bạn có thể có các triệu chứng giống như cúm hoặc vàng da. Điều này dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Khi bệnh thành mãn tính (sau 6 tháng), cơ thể sẽ phát triển một số triệu chứng sau. Mệt mỏi. Cảm giác mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên...