Hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hải quan và quản trị logistics
Thời gian qua cho thấy, công tác quản lý thuế, hải quan và quản trị logistics vô cùng khó khăn, phức tạp.
Đặc biệt, năm 2021, Việt Nam và thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhiều lĩnh vực kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, công ăn việc làm của nhiều người lao động bị ảnh hưởng, đời sống của một bộ phận người lao động bị khó khăn.
Hình ảnh tại Hội thảo. (Ảnh: M.P)
Chiều ngày 22/11, Khoa Thuế-Hải quan (Học viện Tài chính) đã tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến “Chính sách và quản lý thuế, hải quan, logistics”.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa Thuế – Hải quan cho biết, trong bối cảnh tác động dịch bệnh COVID đến mọi lĩnh vực như hiện nay cần điều chỉnh chính sách thuế, quản lý thuế như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch, phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân là một vấn đề quan trọng cần có những giải pháp kịp thời.
Theo PGS.TS Lê Xuân Trường việc chuyển đối số trong quản lý thuế ở Việt Nam thực sự cần thiết. Bởi lẽ, kết quả của quá trình chuyển đối số trong quản lý thuế là sự giảm thiểu khối lượng công việc xử lý dữ liệu của cơ quan Thuế, giảm nhân lực quản lý, giảm các chi phí hành chính khác gắn với nhân lực quản lý. Trong khi chi phí quản lý thuế giảm rất nhiều ở mô hình mới thì hiệu suất quản lý thuế được nâng cao, nghĩa vụ thuế được xác định kịp thời và chính xác gắn với thời gian thực và hoạt động tự nhiên của người nộp thuế.
Video đang HOT
Bà Hoàng Thị Lan Anh (Ban Cải cách, Tổng cục Thuế) cho rằng, hiện tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử tại Việt Nam khá mạnh mẽ. Dự báo tốc độ này trong giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử đạt 52 tỷ USD. Đây là dư địa rất lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước để ngành Thuế cho giải pháp ứng phó kịp thời với những thách thức của hoạt động này.
Vì vậy, theo bà Hoàng Thị Lan Anh để quản lý tuân thủ thuế đối với hoạt động này, cần xây dựng kho cơ sở dữ liệu để nhận diện các hoạt động này nhằm xác định nghĩa vụ người nộp thuế trong thương mại điện tử và xác thực thông tin người bán. Kho dữ liệu này được xây dựng từ nhiều nguồn thông tin như từ các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian thanh toán, từ các công ty truyền thông về mạng, viễn thông và có thể từ chính người tiêu dùng… Ngoài ra cũng cần áp dụng nghiệp vụ về công nghệ thông tin để thực hiện truy vết các giao dịch thương mại điện tử trên mạng để xác định, đối chiếu giá trj doanh thu với cơ sở xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Đối với lĩnh vực Hải quan PGS.TS Vũ Duy Nguyên, Khoa Thuế và Hải quan cho biết, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế và cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh tới cải cách và hiện đại hóa hải quan, chuyển từ mô hình hải quan truyền thống sang hải quan điện tử, hải quan số và tiến tới hải quan thông minh.
PGS.TS Vũ Duy Nguyên đánh giá, Việt Nam ngày càng tham gia ngày sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt triển khai các FTA thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP, RCEF thì việc xây dựng và triển khai chiến lược Hải quan thông minh giai đoạn 2021-2030 là tất yếu. Điều này không chỉ tạo ra động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung mà còn phù hợp với chiến lược hiện đại hóa của hải quan toàn cầu, nhằm tăng cường hơn nữa điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và bền vững của chuỗi cung ứng thông minh trên phạm vi toàn cầu.
Đồng tình với nhận định đó, TS Bùi Thái Quang, Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro cũng cho biết, chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam giai đoạn 2020-2030 đã đặt mục tiêu tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiếm soát hải quan; triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh; cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu.
Đặc biệt, giai đoạn này sẽ hướng tới xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu an toàn thông tin hệ thống với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số…
Đồng bộ chính sách, giảm chi phí để doanh nghiệp phục hồi
Các chính sách hỗ trợ cần đồng bộ và thống nhất để cộng hưởng sức mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn "Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh".
Chia sẻ tại Diễn đàn "Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/10, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, đã có trên 90 nghìn doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh. Như vậy, bình quân một tháng có hơn 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 24% so với năm 2020.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, cuộc chiến chống COVID-19 đã làm nhiều doanh nghiệp kiệt sức, nhiều lĩnh vực kinh doanh kiệt quệ, tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19, doanh nghiệp mất hợp đồng, mất dòng tiền, tương lai phía trước là tài chính suy kiệt, lực lượng lao động tan rã. Việc khôi phục lại sản xuất sẽ là bài toán nan giải, nguy cơ nhiều doanh nghiệp đóng cửa, việc làm không được khôi phục, an sinh xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
"Tuy nhiên, "trong nguy có cơ", những quốc gia sớm kiểm soát được dịch bệnh, có hệ thống chính sách mới phù hợp với "điều kiện bình thường mới" thì doanh nghiệp sẽ chớp được cơ hội chiếm lĩnh các vị trí tốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu", ông Nguyễn Quang Vinh nhận định.
Thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực từ miễn, giảm, giãn các khoản thuế, tiền thuê đất; cắt giảm thủ tục hành chính; hỗ trợ lãi suất,... liên tục được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ban hành để giúp cho các doanh nghiệp, người dân vượt qua những khó khăn.
Tuy nhiên, theo đại diện VCCI, để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, các chính sách hỗ trợ cũng cần đồng bộ và thống nhất để chính những chính sách này cộng hưởng sức mạnh. Trên phương diện kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cũng phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội.
"Sự hỗ trợ phải quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, thông suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp cận; quy mô hỗ trợ phải tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các điều kiện, tiêu chuẩn các gói hỗ trợ phải khả thi, cùng với đó các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa. Đồng thời, cũng cần có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách", ông Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.
Đại diện doanh nghiệp, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Tổng giám đốc T&M Forwarding cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp vận tải và logistics "lao đao". Sản lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics giảm đáng kể do tình hình kinh doanh của khách hàng gần như bị tê liệt. Trong khi đó, chi phí cho công tác phòng chống dịch tăng. Đặc biệt, giá cước tàu tăng cùng hàng loạt các phụ phí từ hãng tàu trở thành gánh nặng tài chính lên chi phí Logistics và áp lực nên doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Đại diện doanh nghiệp kiến nghị, các điạ phương thống nhất quy định về phòng chống dịch trong hoạt động vận chuyển lưu thông hàng hoá và kiểm soát các lái xe. UBND tỉnh, thành phố nơi có các cửa khẩu quốc tế đường biển, đường hàng không phải ưu tiên phân "luồng xanh" cho vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, không để xảy ra tình trạng chậm trễ kết nối với các chuyến tàu, máy bay đã đặt lịch, hoặc nguyên liệu không đến kịp nhà máy gây đứt gãy sản xuất.
Cùng với đó, tình trạng ùn tắc ở một số cảng khu vực phía Nam vừa qua cho thấy, cần thay đổi quy trình thủ tục giám sát hải quan theo hướng thuận lợi hoá thương mại, cho phép các doanh nghiệp khai báo hải quan chung theo tỉnh, thành phố hoặc khu vực lớn hơn và đưa hàng về các địa điểm thông quan trong khu vực dưới sự giám sát của Hải quan như thông lệ của các nước Tây Âu - Bắc Mỹ sẽ làm giảm ùn tắc và quá tải cảng cửa ngõ và cũng là cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, doanh nghiệp kiến nghị giảm về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... cùng với cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, triển khai gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi. Tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, gia hạn đối với thời hạn tăng giá thuê đất phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Còn ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Triệu Sơn kiến nghị, doanh nghiệp cần có những chính sách vay vốn với ưu đãi thấp, được tiếp cận với các nguồn vay vốn dễ dàng hơn hiện tại để có vốn đầu tư ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.
"Chúng tôi đề xuất, chính phủ có chính sách để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ học phí, cấp học bổng cho sinh viên theo học nông nghiệp công nghệ cao hay chế biến nông sản. Đó sẽ là tiền đề cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới và tạo đào cho các doanh nghiệp Nông nghiệp phát triển khi có nguồn nhân lực chất lượng", ông Trần Đức Minh cho hay.
Tăng hiệu quả tín dụng chính sách xã hội Ông Trần Văn Tài, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình cho biết, từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình để triển khai thực hiện cho vay đạt 79,26 tỷ đồng. NHCSXH Quảng Bình duy trì điểm giao dịch tại xã...