Hiểm nguy nghề gác chắn
Nghề gác chắn đường sắt công việc tưởng nhàn nhã, mỗi chuyến tàu chạy qua đường ngang giao cắt với đường bộ chỉ chừng 5 phút, nhưng chỉ cần một phút giây lơ đãng là để lại hậu quả khôn lường.
Làm dâu trăm họ
Chiều tan tầm, đường phố ồn ào tấp nập nhưng tại gác chắn đường sắt trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận), nhân viên gác chắn đường sắt Nguyễn Thị Duyên vẫn lặng lẽ trực bên chiếc điện thoại với công việc của mình. Tàu đến. Miệng thổi còi báo hiệu cho người đi đường biết tàu đến, đồng thời kéo cần chắn để đảm bảo an toàn cho đoàn tàu và người đi đường. Do vào lúc tan tầm, phương tiện qua lại động nghịt nên vất vả lắm Duyên mới hạ được cần chắn vào vị trí.
Chuyến tàu qua an toàn. Duyên cho biết, mỗi ngày bình quân 50 chuyến tàu qua lại, phải ra đóng chắn, lúc bình thường thì không sao nhưng gặp lúc kẹt xe, để đóng được gác chắn đường an toàn thì không đơn giản. Nhiều lúc còn bị người đi đường chửi bới, đòi đánh vì không cho họ đi qua.
“Thế nhưng cũng chưa nguy hiểm bằng đêm khuya, đường vắng các phương tiện chạy như bay. Thúc thẳng vào giàn chắn, thậm chí thúc thẳng vào người nhân viên. Bản thân em cũng đã một lần bị xe tông thẳng vào người làm gãy xương đùi, phải nghỉ việc mất mấy tháng!” – Duyên cho biết.
Nhân viên gác chắn đang đảm bảo an toàn cho tàu chạy qua tại gác chắn Hoàng Văn Thụ.
Ghé qua gác chắn Trần Văn Đang, đây là gác chắn đặc biệt và hàng ngày phải đóng chắn hàng trăm lần. Đây là gác chắn có đến 4 xe chắn. Bởi ngoài các chuyến tàu ra vào ga Sài Gòn còn có thêm những chuyến dồn toa về xí nghiệp toa xe để làm vệ sinh, hay đưa đầu máy về xí nghiệp đầu máy bảo dưỡng nên mật độ tàu qua lại nơi đây rất dày. Tại đây, phải bố trí xe chắn, mỗi xe phải 2 người đẩy mới đi vào được vị trí an toàn.
Giữa nắng gắt, dừng xe chờ cho tàu qua đã mệt, huống hồ những công nhân gác chắn phải gồng mình kéo đẩy những dàn chắn barrier nặng nề hàng trăm kilôgam. “Làm nghề này như làm dâu trăm họ. Có người vui vẻ, nghiêm túc chấp hành luật, nhưng cũng có những kẻ bất cần đời lao qua rào chắn, thậm chí còn buông lời thóa mạ đối với nhân viên gác chắn. Nghe chửi là chuyện thường! Tối qua, bọn em gặp mấy thanh niên đi nhậu về nồng nặc mùi rượu bia nhất quyết đòi mở chắn cho đi. Khi chúng em không đồng ý, cả nhóm nhảy xuống đòi đánh.
Ngoài ra, đêm khuya, nhiều con nghiện còn vật vờ đến chốt trực xin tiền đi chích…” – nhân viên gác chắn Võ Thị Hương cho biết.
Đãi ngộ chưa tương xứng
Video đang HOT
Vất vả, nguy hiểm là thế, nhưng tiền lương của nhân viên gác chắn lại rất “bèo”. Lương của nhân viên gác chắn chỉ khoảng 2 triệu đồng/người/tháng nếu tính cả tiền tăng ca. Chị Hương cho biết, lương bậc 3 của chị còn thấp hơn cả lao động phổ thông ở quê vào đi may mặc.
“Em nghe nói lương tối thiểu trong doanh nghiệp tại TPHCM là 2 triệu đồng/người/tháng. Không ít nhân viên dù yêu nghề nhưng không sống nổi với nghề nên đã bỏ việc” – chị Hương giãi bày.
Còn anh Trần Ngọc Hòa có thâm niên hơn 20 năm làm việc ở gác tại Km 1.725 850 đường Trần Văn Đang cho biết, mỗi tháng lương chưa đến 3 triệu đồng. “Mình ở thành phố còn đỡ, những đồng nghiệp khác ở các tỉnh xa, phải đi thuê nhà không đủ sống. Nói thật lòng, ăn mì gói tối ngày còn lo không đủ chứ nói gì đến chuyện mua sắm. Nhiều người tranh thủ làm thêm, gái thì may gia công, trai thì phụ hồ, chạy xe ôm… Đồng lương là vậy, chứ trách nhiệm thì cao. Nghề này trông thế mà áp lực, an toàn phải bảo đảm tuyệt đối. Lơ mơ là đi tù như chơi. Vất vả là vậy, nhưng nhiều người không thông cảm còn gây sự, chửi bới om sòm. Vì sự an toàn của chính họ mà chúng tôi cứ phải nhịn…” – anh Hòa tâm sự.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Công ty Quản lý đường sắt Sài Gòn cho biết, hiện công việc của những nhân viên gác chắn rất vất vả và nguy hiểm. Mặc dù đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng vệ, thao tác đúng quy trình nhưng khi đóng, mở hoặc đang làm vệ sinh trên đường ngang, những nhân viên gác chắn đều có thể bị thương hoặc tử vong do các phương tiện đường bộ gây ra.
Chỉ tính riêng cung đường từ Bình Thuận trở vào do công ty quản lý có khoảng 30 vụ các phương tiện giao thông đường bộ lao vào gác chắn làm bị thương nhiều người. Thậm chí, tại gác chắn Gia Ray – Trảng Táo (Đồng Nai) ô tô đâm hỏng cần chắn, hất nhân viên gác chắn vào tàu, chết tại chỗ.
“Hiện nay chúng tôi còn thiếu 40 nhân viên gác chắn nhưng tuyển hoài không được nên phải điều động nhân viên làm tăng ca để bù đắp thiếu hụt” – vị lãnh đạo này thừa nhận.
Theo SGGP
Yêu nhau lâu quá cũng... chán
Ai cũng muốn tình yêu của mình bền chặt theo thời gian, nhưng sự thật đôi khi tiềm ẩn những "hiểm nguy" theo chiều ngược lại đấy nhé!
Càng yêu lâu, càng ít tôn trọng nhau?
Một mối quan hệ chỉ có thể được duy trì nếu cả hai bên biết trân trọng nhau, biết lắng nghe ý kiến của nhau. Nhưng khi người ta yêu và thấu hiểu nhau, thói quen tôn trọng người kia thường rất dễ bị... mai một.
Những thời khắc vui vẻ thủa mới yêu sẽ không còn được như ban đầu (Ảnh minh họa)
Giận dỗi người yêu, bạn sẵn sàng to tiếng, bạn nóng nảy và không cần biết người kia tổn thương thế nào. Chẳng phải vì bạn không còn yêu người ta nữa, mà bạn tin (chắc) rằng tình cảm của hai bạn sẽ sớm hàn gắn và xoa dịu những... tổn thương đó. Điều này cũng dễ hiểu mà, nhiều người chỉ "dám" lớn tiếng với người quen chứ vì đâu dám "sỗ sàng" với người lạ, đúng không nào?
Tình yêu "hết đát" mà vẫn phải... xài
Rõ ràng tình yêu không phải một món hàng, nhưng tình yêu cũng có hạn sử dụng của riêng nó. Đó chính là thời điểm trái tim hai bạn không còn đi chung một nhịp nữa. Nhưng đối với những người yêu nhau lâu dài, con số này dường như vô nghĩa.
Chia tay không phải là hết yêu và hết yêu cũng không phải là chia tay (Ảnh minh họa)
Đành rằng hết yêu, không còn thấy vui vẻ khi ở bên người ta nữa thì cũng nên chia tay. Nhưng không ít những cặp đôi yêu nhau lâu, đã chia tay nhau không dưới 3 lần... nhưng cuối cùng vẫn không bỏ nhau. Một phần vì họ tiếc khoảng thời gian yêu nhau kia và hơn nữa là thật khó để từ bỏ cảm giác được quan tâm mình vẫn có bấy lâu nay.
Chuyện tình yêu, với tất cả những diễn biến phức tạp của nó, không phụ thuộc vào việc bạn yêu lâu hay yêu nhanh, nhiều hay ít.
Nhiều cặp yêu nhau, sau một thời gian đủ dài thường dẫn nhau về ra mắt bố mẹ. Khi đó, "quá trình ly biệt" còn khó khăn hơn nhiều vì đã "dính" tới sự can thiệp của phụ huynh.
Chai lì và... chây ì
Nếu mối tình dài bỗng nhiên chấm dứt, bạn sẽ dễ dàng rơi vào hoảng loạn. Suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong bạn chính là làm thế nào để bạn có thể yêu người mới sau khi đã dành hết tình cảm cho người trước. Thêm vào đó, bạn cũng nghĩ rằng, cái thời mà biết bao "vệ tinh" vây quanh cũng qua từ đời nảo đời nào. Đến giờ, tất cả những "cây si" năm nao đều đã có nơi có chốn, bạn bất giác thành "bơ vơ".
Chìm đắm trong mối tình lâu dài khiến bạn mất niềm tin vào tình yêu (Ảnh minh họa)
Song, bạn lại không biết rằng chính những suy nghĩ đó chỉ khiến bạn chìm sâu trong nỗi buồn, không dám bước đến với một cuộc tình mới. Bạn trở nên lười nhác với việc làm quen, mất niềm tin vào tình yêu. Điều đó thật đáng buồn!
Chuyện tình yêu, với tất cả những diễn biến phức tạp của nó, không phụ thuộc vào việc bạn yêu lâu hay yêu nhanh, nhiều hay ít. Đôi khi, người trong cuộc cũng không có đủ "thẩm quyền" quyết định. Thế nên, để tình yêu dẫn lối là cách tốt nhất bạn có thể làm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sứ Giả Địa Ngục 'tấn công' game thủ Việt Vào 18h hôm qua 17/4, phiên bản cập nhật lớn 9.5.2 của Bá Chủ Thế Giới đã ra mắt tại VN. Phiên bản 9.5.2 Sứ Giả Địa Ngục đánh dấu sự xuất hiện của hai bản đồ nhiệm vụ Khu Vườn Bí Mật và Lâu Đài Ánh Trăng. Được đánh giá là hai bản đồ khó nhất của Bá Chủ Thế Giới từ...