“Hiểm họa virus” từ các ứng dụng Flappy Bird nhái
Hiện nhiều đầu game Flappy Bird “nhái” đang âm thầm rút tiền từ ví người dùng.
Nếu bạn vẫn thấy có chỗ cho tải Flappy Bird, thì đó chỉ là một cái bẫy. (Ảnh: Security Watch)
Nhiều công ty an ninh như Sophos và TrendMicro đã lên tiếng cảnh báo người dùng Android trên toàn thế giới về những phần mềm chứa mã độc ẩn trong các trò chơi Flappy nhái, sau khi ứng dụng chính thức bị hạ xuống.
Mã độc mà Sophos phân tích như sau: Khi chơi một lúc, ứng dụng giả sẽ đưa ra thông báo “bản dùng thử đã hết hạn”. Để mở khóa trò chơi, phần mềm yêu cầu bạn gửi một nhắn SMS đến số điện thoại lạ.
Để mở khóa trò chơi, phần mềm lôi kéo bạn gửi một tin nhắn SMS đến một số điện thoại lạ.
Những ứng dụng như thế này là một điển hình của mã độc. Thường thì không ứng dụng chính thống nào bắt người chơi gửi tin nhắn để kích hoạt.
Trong khi những ứng dụng “nhái” thậm chí còn tự động gửi tin nhắn từ điện thoại của người chơi.
Hiện giờ cũng đang xuất hiện những trò chơi giả không chỉ khiến người dùng mất rất nhiều tiền trong tài khoản của mình mà còn tự động gửi tin nhắn rác tới các nạn nhân khác, TrendMicro cảnh báo.
Video đang HOT
Trong khi Flappy Bird nguyên bản vượt qua vòng quét virus của ứng dụng an ninh Bitdefender’s Clueful và chỉ có yêu cầu kết nối với Internet, những bản nhái đòi hỏi rất nhiều yêu cầu có vẻ vô lý đối với một trò chơi đơn giản.
Những yêu cầu vô lý mà Flappy Bird giả đặt ra với người dùng.
Theo phân tích của Sophos, app kèm mã độc sẽ yêu cầu được trao quyền chỉnh sửa hoặc xóa dữ liệu trong thẻ nhớ SD, cài và xóa những đường tắt ứng dụng, chỉnh sửa đánh dấu trang và lịch sử lướt web, bên cạnh việc đọc, gửi các tin nhắn SMS.
Đối với Google, hãng có đưa ra một số cảnh báo khi người chơi tìm sử dụng những phần mềm trên. Khi người dùng cài, họ sẽ được nhắc nhở rằng phần mềm này có khả năng gây hại, bạn sẽ phải gỡ bỏ tường lửa của Android đối với những ứng dụng tải ngoài.
Thêm vào đó, Google sẽ thông báo bạn đang gửi những tin nhắn “mở khóa” bằng tiền trong chính tài khoản mình.
Những kẻ tấn công đã lường trước được điều này, nên chúng tìm cách ngăn cản bạn thoát khỏi trò chơi.
Khi người chơi cố thoát khỏi game, một hộp thoại khác sẽ mở ra, và dù bạn có xác nhận mình muốn thoát game thì ứng dụng trên thực tế vẫn được chạy ngầm, dù bề ngoài, nó đưa bạn về màn hình chủ.
TrendMicro nhấn mạnh các mã gây hại trên Flappy Bird nhái đang hoành hành mạnh nhất tại Nga và Việt Nam, nên các tín đồ của trò chơi này tại hai quốc gia trên nên hết sức cẩn thận.
Cách tốt nhất để tránh các Flappy Bird “nhái” đính mã độc là không cài Flappy Bird ở thời điểm hiện tại. Vì tác giả đã gỡ trò chơi xuống, nên bản chính thức hoàn toàn không còn tồn tại.
Nếu bạn vẫn thấy có chỗ cho tải Flappy Bird, thì đó chỉ là một cái bẫy.
Hiện giờ có khá nhiều trò chơi thay thế Flappy Bird, người chơi có thể tìm những trò chơi này trên Google Play – một kho ứng dụng có uy tín.
Thêm vào đó, việc cài đặt các ứng dụng an ninh điện thoại là cần thiết, những app được công nhận như Avast! Mobile Security & Antivirus có sẵn trên Google Store.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đọc kỹ tất cả những yêu cầu của ứng dụng trước khi bạn muốn tải nó về máy.
Nếu một app đơn giản đi kèm theo những yêu cầu phức tạp, hãy hết sức thận trọng và tốt nhất không nên tải về.
Theo Bizlive
Bùng phát tin nhắn điện thoại lừa đảo
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, thậm chí, không ít vụ việc đã được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, song kỳ nghỉ Tết Giáp Ngọ vừa qua vẫn có rất nhiều thuê bao điện thoại trở thành nạn nhân của trò lừa đảo bằng tin nhắn (SMS).
Nỏ rộ tin nhắn lừa đảo
Trò lừa phổ biến nhất là các tin nhắn như "Chào bạn! Một người thân nơi xa nhờ Tổng đài gửi tặng bạn món quà Tết giá trị kèm lời chúc mừng năm mới phát tài. Để nhận quà và biết tên người gửi hãy gọi 19001196", hoặc "Một bạn tên Linh ở HN đã nhờ Tổng đài gửi tặng đến bạn món quà, lời chúc Xuân 2014 *Linh nhớ bạn lắm...*> Hãy gọi 19002187 để nhận món quà và tâm sự của Linh"...
Một số tin nhắn rác lừa đảo còn giả cả tin nhắn của người thân quen theo dạng "Gọi lại cho em vào số này ngay nhé. Có việc gấp lắm. 1900xxxx", kèm theo cả đường link tải video hài Tết. Tuy nhiên, đường link này dẫn tới các trang wap mời download game, hình ảnh khêu gợi và âm thầm trừ tiền trong tài khoản của thuê bao.
Khi người dùng điện thoại nhầm tưởng bạn mình và gọi vào các tổng đài 1900xxxx thì được nghe nhạc chờ hoặc các thông báo hướng dẫn lòng vòng về các nội dung giải trí, thông tin tốn khá nhiều thời gian. Mỗi phút của cuộc gọi tới các tổng đài dạng 1900xxxx (là nhóm đầu số tư vấn khách hàng có thu phí), thuê bao di động bị nhà mạng tính cước hơn 3.000 đồng/phút và nhà mạng phải chia lại phần trăm dịch vụ nội dung cho chủ sở hữu đầu số 1900xxxx. Đã có rất nhiều người mất hàng trăm ngàn đồng cho trò SMS lừa đảo này.
Loại lừa đảo nữa là khổ chủ nhận được tin nhắn lạ: "Tao Hùng (Thảo, Linh...) đây, ăn Tết vui không?", sau đó bạn nhận được tin nhắn nhờ mua và nạp thẻ điện thoại 100.000 - 500.000 đồng. Đây là hình thức không lạ và đã áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, trong dịp Tết, khi các thuê bao di động nhận được hàng trăm tin nhắn mỗi ngày và gọi lại để hỏi thì ngại, nên khá nhiều người đã bị lừa.
Một loại lừa đảo qua SMS nở rộ trong dịp Tết vừa qua là SMS "trúng thưởng may mắn". Tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, An Giang, Long An, Cần Thơ..., hàng loạt thuê bao điện thoại đã bất ngờ nhận được tin nhắn trúng xe máy SH, TV 42 inch, điện thoại iPhone 5S, máy tính bảng iPad... với nội dung: "Chúc mừng quý khách đã may mắn trúng thưởng... trị giá... Yêu cầu quý khách liên hệ với tổng đài 04xxx để làm thủ tục nhận giải".
Hoặc khổ chủ nhận được thông báo họ là người may mắn áp chót (thứ 86 hoặc 96...) trong số 100 thuê bao trúng thưởng, được nhận quà đặc biệt. Để nhận quà, khách hàng phải gọi điện tới số 1900xxxx để liên hệ.
Sau khi tin nhắn được gửi đi, tổng đài lại yêu cầu nạn nhân xác nhận nội dung, cung cấp thông tin cá nhân bằng hàng chục tin nhắn trao đổi qua lại. Hậu quả là, hàng trăm ngàn đồng trong tài khoản của nạn nhân bị "bốc hơi".
Nhà mạng phải có trách nhiệm
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có hơn 400 công ty cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn (CSP) trên mạng di động và cung cấp các nội dung như nhạc chuông, hình ảnh, hình nền, trò chơi, kết quả xổ số.... Các công ty này trực tiếp hoặc ký kết với hàng chục, hàng trăm công ty vệ tinh (CP) khác để cùng cung cấp dịch vụ.
Rõ ràng, hành vi gửi tin nhắn lừa đảo của các CSP, CP như đã nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 77/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác. Việc các doanh nghiệp phát tán tin nhắn lừa đảo quy mô lớn cần bị xử phạt nghiêm để răn đe và phải hoàn trả cước phí cho người bị lừa.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, rất nhiều khách hàng bức xúc và cho rằng, các nhà mạng, như Viettel, VinaPhone, MobiFone, cũng phải có trách nhiệm liên đới để giải quyết những thiệt hại của khách hàng. Theo họ, chính các nhà mạng đã cung cấp đầu số tổng đài, cung cấp sim rác cho các CSP, CP thực hiện hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho khách hàng.
Theo Tinnhanhchungkhoan
Điện thoại cũ tiết lộ nhiều dữ liệu nhạy cảm Băng cac phương phap chuyên nghiêp, chuyên gia co thê khôi phuc tin nhăn SMS, lich sư duyêt web va thông tin y tê tư nhưng chiêc điên thoai đa qua sư dung mua tai cac cưa hang ban đô cu. Theo cuôc điêu tra cua kênh truyên hinh Anh Channel 4, điên thoai di đông cu co thê tiêt lô nhiêu dư...