Hiểm họa từ xe đạp điện
Hiện tượng lạm dụng động cơ điện xe đạp điện diễn ra phổ biến… Bởi vậy, nếu không kiểm soát quá trình sử dụng, số lượng tai nạn liên quan đến phương tiện này sẽ gia tăng rất nhanh trong thời gian tới.
TS Trần Hữu Minh- chuyên gia nghiên cứu, đánh giá tác động giao thông (Trường Đại học GTVT Hà Nội) đã có bài viết cảnh báo về việc xe đạp điện đang phát triển quá nhanh nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến TNGT.
Tại Việt Nam xe đạp điện phần lớn được sử dụng bởi học sinh và người có tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều xe đạp điện nhập vào Việt Nam có tốc độ giới hạn rất cao, trên 40 km/h.
Bởi vậy mức độ nguy hiểm đối với người đi xe đạp điện cao hơn xe máy rất nhiều do thiết kế về độ bền, độ chịu lực và hệ thống phanh và khả năng giảm tốc của xe đạp thấp hơn xe máy.
Nhiều trường hợp người điều khiển xe đạp điện chưa đủ kỹ năng (vị thành niên). Cuối cùng người đi xe đạp điện không cần có bằng lái trong khi người lái xe máy phải có bằng lái mới được tham gia giao thông.
Hiện tượng lạm dụng động cơ điện xe đạp điện diễn ra phổ biến, trong khi chỉ nên dùng hỗ trợ của động cơ điện trong trường hợp lên dốc, cự ly dài hoặc với người có tuổi. Bởi vậy, nếu không kiểm soát quá trình sử dụng xe đạp điện, số lượng tai nạn liên quan đến phương tiện này sẽ gia tăng rất nhanh trong thời gian tới.
Xe đạp điện phát triển quá nhanh đang là bài toán đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải có giảipháp giải quyết cấp bách (Ảnh: báo Hải Phòng).
Video đang HOT
Việc cấp chứng chỉ hoặc một giấy tờ tương đương bằng lái cho xe đạp sẽ là vấn đề tranh cãi và mất nhiều thời gian, trong khi đó có rất nhiều giải pháp có thể áp dụng được ngay để cải thiện tình hình an toàn đối với xe đạp điện bao gồm cơ sở hạ tầng hỗ trợ (làn dành riêng cho xe đạp), quản lý (quy chuẩn/tiêu chuẩn và kiểm định, giám sát xử lý) và tuyên truyền giáo dục về sử dụng xe đạp điện.
Về mặt kỹ thuật: mặc dù tốc độ trung bình của xe đạp dao động từ 15-24 km/h, căn cứ vào đặc thù về đối tượng sử dụng và đường giao thông, tốc độ cho xe đạp điện lưu hành tại VN nên trong giới hạn 16-20 km/h. Tương ứng với điều này, công suất tối đa nên giảm xuống 150W, với trọng lượng lớn nhất trong khoảng 35-40 kg. Kích thước có thể tương tự như xe đạp thô sơ.
Cần áp dụng chứng chỉ về kiểm định an toàn (khả năng chịu lực, nguồn điện, thời gian phanh…) với tất cả các xe đạp điện sản xuất nhập khẩu lưu hành tại VN.
Các chương trình giáo dục hoặc cam kết giữa nhà trường với học sinh về việc sử dụng xe đạp điện sẽ không phát huy được hiệu lực nếu các thông tin không đến được với phụ huynh học sinh.
Ở độ tuổi vị thành niên học sinh có thể ký rất nhiều bản cam kết mà không thực hiện cũng như không chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nếu có sự hướng dẫn và giám sát của các bậc phụ huynh, hành vi của học sinh sẽ thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực.
Bởi vậy nhà trường cần chuyển tải được thông điệp an toàn và hướng dẫn sử dụng xe đạp điện đến với phụ huynh học sinh.
Việc thiết kế các tuyến đường dành riêng cho xe đạp, xe đạp điện đã được áp dụng trên khắp thế giới, có thể và nên triển khai sớm tại Việt Nam. Tuy nhiên các làn đường xe đạp chỉ nên mang tính chất hỗ trợ chứ không nên hạn chế khả năng tham gia giao thông của người đi xe đạp.
Người đi xe đạp dù là thô sơ hay xe đạp điện nên được đi ở tất cả các tuyến đường có thể (trừ đường cao tốc nơi xe ô tô chạy với tốc độ cao).
Ngoài ra nếu các chương trình tuyên truyền về xe đạp điện được thực hiện bởi các phương tiện thông tin đại chúng vào giờ vàng, chắc chắc hiệu quả và đối tượng thụ hưởng sẽ rất lớn.
Do đó, các cơ quan có liên quan đến vấn đề này cần có cách thức phối hợp với truyền hình, đài báo để cung cấp thông tin đến người dân một cách hiệu quả nhất.
Tiếp tục phải có cơ chế cảnh cáo xử lý trường hợp đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Có thể đánh dấu xe bằng các loại sơn chuyên dụng khó tẩy xóa và dễ nhận biết trong trường hợp vi phạm lần đầu, cảnh cáo trực tiếp nếu vi phạm lần hai, thông báo đến nhà trường nếu vi phạm lần tiếp theo.
Bổ sung các nội dung về quản lý sử dụng xe đạp điện vào trong bộ luật giao thông đường bộ (vào thời điểm thích hợp) và quá trình thi kiểm tra lấy bằng của tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ (làm ngay).
Quy định rõ độ tuổi có thể sử dụng xe đạp điện. Các kiến thức về sử dụng xe đạp điện không chỉ cung cấp đến học sinh mà còn phải đến được phần lớn người dân, đặc biệt là những người tham gia giao thông trên đường.
Xe đạp điện trên thế giới!
Số lượng xe đạp điện trên thế giới đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Vào năm 2007 doanh số xe đạp điện trên thế giới chỉ có 20 triệu, nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 30 triệu xe (tương đương với tốc độ tăng trưởng hàng chục % một năm). Thị trường lớn nhất là khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng nhanh trong thời gian tới.
Mặc dù được coi là phương tiện thân thiện với môi trường, xe đạp điện không hoàn toàn là phương tiện xanh. Quá trình sản xuất xe đạp điện tạo nên rất nhiều tác động tiêu cực đến môi trường do phải sản xuất pin. Quá trình sử dụng phải sử dụng điện năng để nạp pin, bởi vậy hiệu quả về mặt môi trường của xe đạp điện trong một khu vực/quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc nguồn điện trong quốc gia đó được sản xuất như thế nào.
Nếu dùng các nhiên liệu tự nhiên như than, xăng, dầu để sản xuất điện thì xe đạp điện thậm chí không đem lại lợi ích về môi trường. Ngược lại nếu nguồn điện được sản xuất phần lớn từ thủy điện hoặc năng lượng mặt trời thì các lợi ích về môi trường của xe đạp điện sẽ ở mức đáng kể.
Tuy nhiên điều quan trọng là nếu người sử dụng lạm dụng xe đạp điện (luôn chỉ dùng pin mà không dùng bàn đạp) thì xe đạp điện sẽ không đem lại các lợi ích về mặt sức khỏe. (Trong khi lợi ích về sức khỏe là một trong những nguyên nhân chính để khuyến khích xe đạp). Bởi vậy trên thế giới, nhiều quốc gia khuyến khích xe đạp thông thường còn xe đạp điện nhận được ít ưu đãi hơn.
Theo VNE
Ấn Độ: Xe buýt lao xuống hẻm núi, 40 người chết
Ít nhất 40 người chết và 17 người bị thương trong vụ xe buýt lao xuống hẻm núi ở bang miền bắc Himachal Pradesh của Ấn Độ vào hôm 11.8.
Một vụ tai nạn xe buýt ở Ấn Độ - Ảnh: Post.jagran.com
Vụ tai nạn xảy ra trong lúc xe buýt chạy về hướng trị trấn Chamba thì bất ngờ trượt khỏi đường, rơi xuống hẻm núi, theo hãng tin IANS
Một số nhân chứng kể rằng xe buýt chở quá tải và tài xế có thể mất kiểm soát khi cho xe quay đầu.
Cách đây 3 ngày, một vụ tai nạn xe buýt tương tự đã xảy ra tại bang miền đông bắc Meghalaya của Ấn Độ, khiến 31 người chết.
Theo Thanh Niên
"Quái vật" ghen tuông hủy hoại hôn nhân Ghen là một điều thú vị nhỏ nhỏ cho tình cảm thêm mặn nồng nhưng nếu không kiểm soát nó có thể lớn lên thành "quái vật". Ghen tuông là một cảm giác bình thường mà tất cả mọi người đều trải qua. Đôi khi nó có thể khiến cho đối tác của bạn thấy thật ngọt ngào khi nhận ra rằng bạn...