“Hiểm họa” từ thuốc tránh thai khẩn cấp
Theo chỉ định của bác sĩ, thuốc tránh thai khẩn cấp không được dùng quá 2 lần trong một tháng. Việc dùng quá liều lượng quy định có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Tác hại của việc sử dụng thuốc bừa bãi
Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng là ức chế sự rụng trứng và ức chế trứng bám vào niêm mạc cổ tử cung nên ngăn chặn quá trình thụ thai. Vì thế tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tránh thai khẩn cấp khi sử dụng quá nhiều lần là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Việc dùng thuốc quá nhiều sẽ hạn chế sự phát triển và rụng trứng, khi ngừng thuốc thì buồng trứng cần một khoảng thời gian tương đối dài để hồi phục. Ngoài ra, khi dùng quá liều, thuốc sẽ làm niêm mạc tử cung bị teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không làm tổ được. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp một cách bừa bãi.
Một trong những tác dụng phụ thường gặp nữa là việc ra máu bất thường, rong kinh, rong huyết kéo dài, rối loạn nội tiết. Ngoài ra, nhiều bạn còn có thể gặp những tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi kéo dài khi sử dụng thuốc.
Việc sử dụng thuốc liên tục còn làm giảm hiệu quả tránh thai mà thuốc đem lại. Vì thế việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp của nhiều bạn không những gây hại cho sức khỏe mà hoàn toàn “vô ích” trong việc tránh thai. Nhiều bạn hết sức bàng hoàng khi đi khám và được bác sĩ thông báo là đã có thai mặc dù đã dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trước đó.
Đặc biệt, với những người có tiền sử bệnh hen suyễn, suy tim, cao huyết áp, nhức nửa đầu, suy thận, động kinh, tiểu đường, tăng lipid máu… thì cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Hãy tự bảo vệ chính bản thân mình
Video đang HOT
Thuốc tránh thai khẩn cấp không thể xem như là thuốc tránh thai thông thường có thể dùng hàng ngày và cũng không thể thay thế các biện pháp tránh thai khác. Đặc biệt, thuốc tránh thai khẩn cấp không thể giúp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm.
Vì thế các bạn cần phải cân nhắc rất kĩ trước khi sử dụng thuốc vì những tác dụng phụ mà thuốc có thể đem lại. Sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai hàng ngày…vv… luôn là những biện pháp tốt nhất mà các bác sĩ khuyến cáo.
Theo VNE
8 loại thuốc không nên sử dụng trong ngày đèn đỏ
Để tránh rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi và gây ra nhiều bệnh khác, chị em cần lưu ý với việc uống thuốc khi đang trong kỳ kinh. Dưới đây là 8 loại thuốc không nên uống khi chị em đang trong ngày đèn đỏ.
1. Thuốc hoóc-môn tình dục
Sự tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn giới tính nữ có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ nguyệt san. Do vậy, trong kỳ nguyệt san, bạn không nên sử dụng thuốc hoóc-môn kích thích chuyện ấy, để tránh bị rối loạn kinh nguyệt.
2. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu : nếu sử dụng thuốc chống đông máu trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ rong kinh, chảy máu nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.
3. Thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu như Andel, vitamin K, có thể giảm tính thấm mao mạch, thúc đẩy sự co lại của mao mạch, sau khi sử dụng khiến cho lượng máu kinh không ra đều và mịn như bình thường.
4. Thuốc giảm béo
Trong thuốc giảm béo có chứa thành phần ngăn chặn sự thèm ăn, nếu dùng trong kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến rối loạn nguyệt san, nước tiểu nhiều hoặc bài tiết khó, hoặc xuất hiện tâm lý hoảng loạn, lo âu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô kinh.
5. Thuốc trị nhiễm trùng âm đạo
Trong thời kỳ kinh nguyệt niêm mạc tử cung bị tắc nghẽn và cổ tử cung giãn ra. Thêm vào đó đây là thời kỳ rất thích hợp để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vì vậy nếu cố tình sử dụng các loại thuốc chống nhiễm trùng hay chống nấm vùng kín sẽ dẫn đến khoang tử cung dễ bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên do cổ tử cung đã bị giãn ra.
6. Thuốc nội tiết không được dùng trong ngày "đèn đỏ"
Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ có sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể nếu dùng thêm các loại thuốc có thể dẫn đến rối loạn nội tiết nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy không nên sử dụng các loại thuốc liên quan đến nội tiết trong thời kỳ này. Các thuốc có chứa androgen có thể gây ra giảm kinh nguyệt, mãn kinh, kinh nguyệt không đều,..các thuốc chứa progesterone có thể gây đau vú hay chảy máu âm đạo.
7. Thuốc cầm máu
Các loại thuốc cầm máu có chứa andel, vitamin K,.. sẽ làm giảm đi tính thấm của mao mạch và giảm đi sự co thắt của các mao mạch gây ra ứ huyết vì không thể đẩy máu ra ngoài.
8. Thuốc nhuận tràng
Các loại thuốc nhuận tràng như magneslium sulfate, sodium sulfate tumble,.. có thể gây tắc nghẽn vùng chậu, gây xung huyết vì vậy càng cần phải tránh dùng các loại thuốc này trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Theo VNE
Dùng nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp có bị vô sinh Em quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai nào, và sau đó do chưa thật sự hiểu hết thuốc tránh thai khẩn cấp, em đã dùng một lượt 2 lần, và 2 viên trong vòng 3 đến 4 ngày. Cứ khoảng vài tuần hay một tháng em lại sử dụng thuốc này. Em muốn hỏi việc sử dụng nhiều thuốc tránh...