Hiểm họa từ những cây cầu mục nát
Với việc mỗi tháng xây dựng một cây cầu, hiện tại, Tập đoàn Number 1 đã xây dựng được 10 cây cầu thép dây văng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Với việc mỗi tháng xây dựng một cây cầu, hiện tại, Tập đoàn Number 1 đã xây dựng được 10 cây cầu thép dây văng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà cách trường học, trạm y tế chỉ mỗi con sông nhưng ngày ngày các con muốn đến lớp thì phải có người lớn đưa đi rồi ngồi đó chờ đến khi con tan học để đón về. Trong xóm có ai đau bệnh lúc nửa đêm thì mọi người càng thêm lo lắng. Không có cây cầu mọi người vất vả lắm …
Đi về miền Tây thì nơi nào cũng là sông nước, người dân nơi vẫn còn nhiều khó khăn, cuộc sống phải chật vật lo cơm ngày hai bữa thì lấy đâu ra tiền mà đóng góp xây cầu? Có hàng trăm công trình ở mỗi địa phương cần triển khai, ngân sách cũng có hạn nên việc xây cầu không phải là chuyện một sớm một chiều mà giải quyết xong được.
Về Cà Mau đến ấp 8, xã Tân Lộc, với hơn 1200 nhân khẩu sinh sống bằng nghề nuôi tôm và trồng lúa, hàng ngày bà con đi lại trên cây cầu bắc qua sông Cựa Gà đã được xây dựng từ năm 2000. Phần thân cầu hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, lõi sắt bên trong đã phơi ra ngoài, thân cầu thì mục nát.
Cây cầu bắc qua sông Cựa Gà có thể sập bất cứ lúc nào.
Sóc Trăng cũng không mấy khá hơn khi về xã Hòa Tú 1 và xã Gia Hòa 1 hai bên bờ sông là hai điểm trường tiểu học, học sinh và bà con qua lại rất đông nhưng cây cầu đã bị hư hỏng nặng. Phần thành cầu làm bằng sắt đã bị mục, nhịp cầu phải gia cố đỡ bằng dây kẽm… nếu lỡ đi trên cầu mà có va chạm mạnh là có thể sập bất cứ lúc nào. Chiều cao của cầu lại thấp, nước lên xuống gây khó khăn cho ghe, xuồng qua lại.
Video đang HOT
Cùng hiện trạng “sống chung với lũ” như trên là nhân dân xã An Nhơn, tỉnh Bến Tre. Hơn 8.000 hộ dân rải khắp tuyến của xã cũng mong mỏi một cây cầu để đi lại. Việc sinh hoạt, sản xuất đều trông chờ vào ghe, thuyền để qua sông; kìm hãm sự phát triển kinh tế. Tương lai của địa phương cũng ảnh hưởng khi những đứa trẻ nhỏ đi học phải dùng đò hoặc được bố mẹ đưa bằng xe máy theo đường vòng xa hàng chục km.
Không còn cách nào khác, những người dân địa phương buộc phải đi trên những cây cầu ọp ẹp.
Và còn rất nhiều địa phương khác ở các tỉnh miền tay đang gặp khó khăn về việc xây cầu. Do đó các địa phương rất mong sự chung tay của các mạnh thường quân để giúp đỡ cho dân nghèo.
Bằng sự đồng cảm và trăn trở về cách thức giúp người dân thoát nghèo bền vững, với phương châm “trao cần câu hơn xâu cá”, đã triển khai chương trình “Nhịp cầu ước mơ”, xây dựng cầu thép dây văng cho các xã nghèo ở vùng sâu vùng xa của miền Tây từ cuối năm 2015.
Với việc triển khai mỗi tháng xây dựng một cây cầu, đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Number 1 đã triển khai xây dựng được 10 cây cầu thép dây văng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long. Trong số đó đã có 5 cây cầu đã khánh thành và đi vào phục vụ nhu cầu đi lại của bà con.
Niềm vui của những người ân Vĩnh Thạnh khi được đi trên cây cầu thép dây văng vững chãi.
Xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) là một trong 5 xã đã được khánh thành cây cầu thép dây văng do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh thuộc Tập đoàn Number 1 tài trợ độc quyền. Trong niềm vui, niềm hân hoan của bà con nhân dân, ông Hà Thanh Nhật – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình đã chia sẻ: “Đây là một việc làm rất thiết thực và ý nghĩa của Tập đoàn Number 1. Cây cầu góp phần phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương của bà con được thuận tiện, giúp các cháu học sinh tới trường an toàn, phát triển kinh tế của địa phương và thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới”.
Theo NTD
"Mỗi tháng một cầu" của Number 1: Mở tương lai khấm khá
Chương trình mỗi tháng một cây cầu của Number 1 được kỳ vọng sẽ giúp bà con thuận tiện đi lại, thông thương, phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững.
"Nhà có xe máy nhưng tôi không dám chạy; đi đâu cũng phải đi bộ cực lắm vì cây cầu gỗ dẫn vào xã ọp ẹp, rung lắc đã nhiều năm nay. Còn gì vui hơn khi xã tôi có được một cây cầu" - ông Lê Văn Vàng (51 tuổi) ở ấp Long Thịnh, xã Ô Long Vỹ (Châu Phú, An Giang) phát biểu cảm tưởng tại cuộc thi "Nhịp cầu ước mơ" do Tập đoàn Number 1 tổ chức.
Một hoạt động trong cuộc thi "Nhịp cầu ước mơ" do Tập đoàn Number 1 tổ chức.
Cây cầu Long Thành tại xã Ô Long Vỹ được làm bằng gỗ có chiều dài 25m hiện nay hư hại nghiêm trọng, nghiêng 15%. Trụ cầu đang được gia cố tạm bằng cột điện, gây nguy hiểm đến tính mạng người tham gia giao thông. Trong khi đó, nhu cầu và mật độ giao thông qua cầu Long Thành rất lớn.
Không chỉ có Ô Long Vỹ, xã Khánh Hòa (cũng thuộc huyện Châu Phú) có chiếc cầu Ba Ngạn được người dân tự xây dựng và sử dụng hơn 20 năm nay. Hiện nay, các nhịp giữa và hệ thống trụ chống đã gãy và nghiêng hơn 1/3. Do vậy, việc xây dựng lại cầu Ba Ngạn sẽ giúp bà con đi lại được thuận tiện, thông thương dễ dàng; trẻ nhỏ bớt gian nan khi đến lớp.
Đây là hai xã đặc biệt khó khăn về kinh tế và giao thương đi lại của huyện Châu Phú. Dân mong lắm một cây cầu vững chãi nhưng kinh phí xây dựng chưa có, chính quyền địa phương cũng đành "lực bất tòng tâm".
"Tôi rất vui mừng khi có các đơn vị như Tập đoàn Number 1 tài trợ cho chương trình xây cầu dân sinh; giúp cho bà con nhân dân hưởng lợi trực tiếp từ chương trình được đi lại an toàn, phát triển kinh tế - xã hội. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia sẽ luôn đồng hành và ủng hộ chương trình Nhịp cầu ước mơ" - ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chia sẻ khi đến tham dự chương trình.
Bằng sự đồng cảm và trăn trở về cách thức giúp người dân thoát nghèo bền vững, "trao cần câu hơn xâu cá", Tập đoàn Number 1 đã triển khai chương trình "Nhịp cầu ước mơ" xây dựng cầu dây văng (còn gọi là cầu treo) cho các xã nghèo ở vùng sâu vùng xa. Theo đó, các nhãn hàng của Tập đoàn Number 1 sẽ cùng chính quyền và nhân dân các địa phương lựa chọn địa điểm và tài trợ xây dựng mỗi tháng một cây cầu.
Khi nhận tin sẽ tham gia vào chương trình "Nhịp Cầu Ước Mơ" vào cuối tháng 11, bà con và chính quyền địa phương của Ô Long Vỹ và Khánh Hòa đều hân hoan. Đây là cơ hội mà hai xã (thông qua một cuộc thi) sẽ được sở hữu một cây cầu thép dây văng trị giá khoảng 700 triệu đồng. Ước mơ giao thông, giao thương thuận tiện sẽ đến với bà con nơi đây một ngày không xa.
Ông Nguyễn Hiền Đức - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ô Long Vĩ cho biết: "Ô Long Vỹ và hay Khánh Hòa giành được cây cầu đều tốt vì cây cầu sẽ giúp bà con thuận tiện hơn trong việc đi lại, thông thương, phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững".
Nói là vậy nhưng người dân trong từng xã hết sức quyết tâm để dành quyền xây cầu về cho xã mình. Ông Lê Văn Vàng (51 tuổi) ở ấp Long Thịnh, xã Ô Long Vỹ cùng với người dân trong xã đã đến tham dự chương trình từ rất sớm để cổ vũ cho đội nhà. "Hơn 50 năm sống ở đây, từng ngày tôi mong có một cây cầu vững chãi để đi lại. Tôi hy vọng xã của mình sẽ giành chiến thắng để tôi có dịp chạy chiếc xe máy của mình trên cây cầu này" - ông Vàng hồ hởi nói.
Rồi một ngày không xa nữa, cây cầu dây văng với tên gọi Number 1 theo tên gọi của nhãn hàng Nước tăng lực Number 1 (là nhãn hàng tài trợ ngân sách) sẽ mọc lên, thay thế cho cây cầu cũ. Cầu mới sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất cho bà con; bước chân trẻ nhỏ đến trường thuận lợi hơn để mở ra tương lai tươi sáng; người ốm yếu tiếp cận nhanh với cơ sở y tế để bình phục và tiếp tục vươn lên.
Trước đó, cây cầu đầu tiên được khởi động tại Tiền Giang vào ngày 8/11/2015, dự kiến mang tên cầu Dr Thanh theo tên gọi của nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh. Thời gian tới, nhiều cầy cầu bắc qua các con sông, dòng kênh khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục được Tập đoàn Number 1 xây dựng./.
Trung Anh
Theo_VOV
TP Hồ Chí Minh: 28 cây cầu yếu đang kêu cứu Sở GTVT TP Hồ Chí Minh vừa cho biết, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang có 28 cây cầu trong tình trạng yếu (do Sở GTVT quản lý) cần được duy tu và sửa chữa trong thời gian tới. Cầu Ghềnh sập đã báo động đỏ cho hệ thống cầu yếu tại TP Hồ Chí Minh. Ông Trần Quang Lâm, Phó...