Hiểm họa từ những bình gas
Sau mỗi vụ cháy, nổ gas xảy ra, rất nhiều người thường thắc mắc: tại sao không hề có nguồn lửa mà bình gas vẫn bùng cháy, phát nổ thiêu rụi cả ngôi nhà? Cái gì đã khiến bình gas trở nên nguy hiểm đến như vậy?
Hiện trường các vụ cháy nổ do khí gas
Điếc không… sợ cháy
Sau tiếng nổ đinh tai rung chuyển mặt đất, lửa bốc lên ngùn ngụt trùm kín cả ngôi nhà khiến nó nhanh chóng đổ sập. Hậu quả của vụ cháy làm 1 người chết, 2 người bị thương này diễn ra lúc 20h ngày 14-10 tại TP Nam Định khiến người dân càng âu lo khi biết nguyên nhân gây nổ là hở khí gas. Cũng tang thương không kém, vụ nổ khí gas xảy ra cách đây không lâu tại ngôi nhà trên phố Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng đã khiến một gia đình có 2 người bị thương nặng, 2 người tử vong. Vụ nổ khí gas cũng biến ngôi nhà kiên cố trở thành đống đổ nát.
Mức độ nguy hiểm của khí gas đã quá rõ, nhưng người sử dụng vẫn rất… vô tư, nhất là đối với nhà hàng kinh doanh ăn uống thì việc đảm bảo an toàn đối với thiết bị này luôn bị xem nhẹ. Một cán bộ hướng dẫn về an toàn PCCC thuộc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cảnh báo: “Một bình gas mini khi bị kích nổ cũng có thể gây chết người trong bán kính 2m. Còn loại bình gas thường dùng trong gia đình khi phát nổ có thể ngang một quả bom tấn, do đó sức ép nó tạo ra gây sập nhà là việc… hết sức bình thường”.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại Hà Nội có 95% số hộ dân dùng khí gas để đun nấu… Tuy nhiên, khi hỏi về thời gian bảo trì, bảo dưỡng bếp, bình gas, dây dẫn thì rất ít người quan tâm. Đa số thường tin tưởng chiếc van khóa tự động nên gần như “phó mặc” sự an toàn vào thiết bị này. Chị Nguyễn Thu Trang, 45 tuổi, trú tại phố Kim Mã Thượng, quận Ba Đình kể: “Nhà tôi dùng bếp gas được 15 năm nay, nhưng tôi chỉ biết bật bếp khi đun nấu chứ ít khi kiểm tra các thiết bị khác. Cách đây khoảng 5 năm tôi đã đổi van bình thường sang van tự động, nghe nói dùng loại van này rất yên tâm nên bây giờ chẳng sợ gì nữa”. Theo các chuyên gia về PCCC, người sử dụng gas lâu nay vẫn mang tâm lý “điếc không sợ súng”. Đáng ngại hơn, đối với những gia đình có không gian hẹp còn liều lĩnh kê cả bếp gas lên trên bình gas để đun nấu. Với những trường hợp như vậy thì việc dẫn đến cháy, nổ khí gas chỉ là thời gian.
Cẩn tắc vô ưu
Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ khí gas. Về khách quan là do quá trình vận chuyển từ cửa hàng đến hộ gia đình không đúng cách đã bị va đập khiến hư hỏng vỏ, van… Tuy nhiên, qua điều tra nguyên nhân những vụ nổ khí gas đều xuất phát từ sự chủ quan của người sử dụng. Cụ thể, họ để bình gas quá lâu ngày không kiểm tra dây, van, hoặc bình, bếp quá cũ nát dẫn đến rò rỉ, hở khí gas mà không hay biết. Khi đó khí gas ngưng tụ trong căn phòng và chỉ cần bật công tắc điện cũng sẽ gây cháy nổ tức khắc”.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu tại một số khu dân cư trên địa bàn Hà Nội, hầu hết các gia đình sử dụng bình gas đều mắc sai lầm là đặt bình gas gần với hệ thống máy bơm nước tự động. Điều này rất nguy hiểm bởi nếu gas rò rỉ đúng lúc máy bơm hoạt động sẽ kích nổ tức thì. Phân tích về những chiếc van khóa tự động, một cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC số 2 lưu ý, hiện các hộ dân đang dùng loại van chặn để điều tiết lượng khí gas không bị phun ra quá lớn. Loại van này chi để tránh tiêu tốn gas khi đun nấu chứ không có chức năng tự động khóa. Hơn nữa, do van được xoáy vào cổ bình gas, nếu vị trí này có gioăng không tốt vẫn có nguy cơ bị hở khí gas.
Để đảm bảo an toàn, người dân cần khóa van bình khi không dùng đến gas. Mỗi khi ngửi thấy mùi gas trong nhà, nghiêm cấm bật các thiết bị điện và ngay lập tức hãy mở cửa nhà hết mức có thể, đồng thời sơ tán toàn bộ người ra ngoài. Nếu có thể, hãy dùng bìa carton quạt mạnh theo hướng từ trong ra ngoài cho đến khi không còn ngửi thấy mùi khí gas mới được vào nhà.
Theo An ninh thủ đô
Người chứng kiến cảnh nhà sập: Tòa nhà sụp xuống trong tích tắc
Một người chứng kiến vụ sập nhà kể lại: "Sau tiếng ầm, toàn bộ khối nhà hội trường của nhà 107 Trần Hưng Đạo đã sụp xuống trong tích tắc, bụi đất mù trời".
Hiện trường ngôi nhà số 107 Trần Hưng Đạo bị sập nhìn từ trên cao - Ảnh: Thúy Hằng
Anh Ngô Văn Mạnh, cán bộ đang làm việc tại trụ sở Ngân hàng phát triển Việt Nam (BDV), đối diện số 107 Trần Hưng Đạo là người chứng kiến vụ việc ngay từ đầu.
Anh Mạnh kể với phóng viên Thanh Niên Online: "Lúc đó khoảng 12 giờ 50 phút, tôi đang ngồi uống nước chè ở phòng bảo vệ. Sau một tiếng ầm, trước mắt mình, toàn bộ khối nhà hội trường của nhà 107 Trần Hưng Đạo đã sụp xuống trong tích tắc, bụi đất mù trời. Chúng tôi hô hoán người dân đến cứu người rồi gọi lực lượng cứu hộ. Trong vòng 30 phút, chúng tôi kéo được ra 5 người, người bị gãy tay, gãy chân, ai cũng bê bết máu, tất cả đều hoảng loạn".
Nạn nhân Tào Thị Hiện, 50 tuổi, thường trú ở thôn Cát Động, xã Kim Bài, huyện Thanh Oai bị thương ở chân, được đưa khỏi hiện trường - Ảnh: Thúy Hằng
Đến 19 giờ chiều qua, theo báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm, đã có 7 người bị thương đang được cấp cứu tại bệnh viện, 2 nạn nhân không may mắn đã tử vong ngay tại Bệnh viện Việt Đức sau khi được đưa lên từ đống đổ nát. Cả hai người tử nạn đều là 2 phụ nữ lao động nghèo, chị Lê Thị Quý Hường (50 tuổi) và chị Trần Thị Nga (36 tuổi) .
Chị Lê Thị Quý Hường, bán rau tại tầng 1 tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo, đưa vào Bệnh viện Việt Đức lúc 15 giờ ngày 22.9, qua đời lúc 15 giờ 10 phút.
Theo lời kể của người dân địa phương, chị Hường và chồng quê ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội, hàng ngày buôn bán rau quả ở tầng 1 của ngôi nhà cổ, mỗi tối đi xe máy hàng chục cây số về nhà.
Khi xảy ra sự việc, chị Hường đang ngồi trông sạp rau ở sảnh tầng 1 thì bất ngờ cả tòa đổ sập trong ít phút. Chồng vội vàng chạy vào giải cứu vợ, hô hào người dân đưa đi cấp cứu, song vì bị thương quá nặng, chị Hường đã tử vong sau ít phút.
Xe cứu thương đưa nạn nhân Trần Thị Nga ra khỏi đống đổ nát - Ảnh: Lê Nam
Hiện trường vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo - Ảnh: Lê Nam
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát - Ảnh: Thúy Hằng
Đưa tài sản của người dân ra khỏi đống đổ nát - Ảnh: Lê Nam
"Cả hai vợ chồng đều rất lành tính, chăm chỉ làm ăn. Tôi thường xuyên mua hàng chỗ chị Hường vì tính chị xởi lởi. Tai họa bất ngờ ập đến, chị Hường hôm nay đi mà không về rồi...", một nhân viên làm việc tại tòa nhà Ngân hàng phát triển Việt Nam ngậm ngùi nói.
Cái chết của chị Trần Thị Nga vô cùng tức tưởi. Chị Nga và chồng bán sim, thẻ điện thoại tại số 48C Phan Bội Châu, đây là một cửa hàng nhỏ hẹp với vài mét vuông, không có nhà vệ sinh. Trưa qua, chị Nga sang ngôi nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo để đi nhờ nhà vệ sinh, ngay lúc đó thì xảy ra thảm cảnh.
Tối 22.9, người nhà của chị Nga ngồi thẫn thờ trước cửa hàng số 48C Phan Bội Châu. Các em của chị mắt đỏ hoe, em trai của chị Nga khóa chặt cửa nhà, để con trai và con gái của chị Nga không biết tin mẹ đã đột ngột qua đời.
"Bọn trẻ không biết mẹ đã mất, chúng cứ hỏi mẹ đi đâu. Chúng tôi bảo là mẹ bị ốm, nằm trong bệnh viện thôi", người nhà nhà chị Nga khóc nấc lên.
Chị Nguyễn Thị Hoa, nhân chứng, người tham gia cứu hộ kể lại với Thanh Niên Online - Ảnh: Lê Nam
Chị Nguyễn Thị Hoa, sinh sống tại ngõ Hàng Cỏ, đường Trần Hưng Đạo, người trực tiếp tham gia cứu hộ khi căn nhà mới sập cho biết, chính chị đã cứu được một phụ nữ tên Hiện, bị câm, hàng ngày buôn bán trái cây ở khu nhà cổ.
"Hiện bị câm, vô gia cư, nhà rất nghèo, hàng ngày sinh sống nhờ nhà người dân quanh đây. Lúc nhà sập, Hiện đang bán trái cây, rất may bê tông chưa đè qua người Hiện, chân bị đau, đầu cô ấy bị sưng rất to".
Thúy Hằng - Lê Nam
Theo Thanhnien
Sập nhà cổ ở Hà Nội: Tới nơi ở mới, người dân vẫn còn thất thần 23 giờ đêm 22.9, 13 hộ dân đã di chuyển từ khu đổ nát của căn nhà sập số 107 Trần Hưng Đạo, tới nơi tái định cư CT1B Định Công (quận Hoàng Mai). Người dân thất thần ngồi trong khu tái định cư đêm 23.9 Tại khu CT1B Định Công (quận Hoàng Mai) có nhiều hạng mục đang trong quá trình hoàn...