Hiểm hoạ từ hệ thống khởi động bằng nút bấm của ô tô
10 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đang bị người tiêu dùng Mỹ kiện vì hệ thống khởi động bằng nút bấm (không dùng chìa) của xe tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc khí CO. Nguyên do là không có gì cảnh báo cho người dùng biết họ chưa tắt máy.
10 nhà sản xuất đang bị kiện gồm có: BMW (tính cả Mini), Fiat-Chrysler, Ford, General Motors, Honda (tính cả Acura), tập đoàn Hyundai (tính cả Kia), Mercedes Benz, Nissan (tính cả Infiniti), Toyota (tính cả Lexus), và Volkswagen (tính cả Bentley).
Theo đơn kiện gửi Toà án quận ở Los Angeles, đã có 13 trường hợp tử vong tại Mỹ do ngộ độc khí CO liên quan tới xe được trang bị hệ thống khởi động không dùng chìa – công nghệ có mặt trên hơn 5 triệu xe tại Mỹ.
Vì việc khởi động và tắt động cơ đều không cần chìa khoá, mà thông qua nút bấm điện tử trên xe, nên không ít người dùng đã quên tắt máy khi ra khỏi xe, mang theo chìa khoá. Khí CO thải ra từ xe có thể gây ngộ độc, ngạt khí nếu xe đậu trong gara liền với nhà ở.
Đây không phải là lỗi kỹ thuật, mà là khiếm khuyết về mặt thiết kế, dẫn tới nguy cơ mất an toàn khi sử dụng xe. Người tiêu dùng cho rằng các hãng xe đã biết những nguy cơ tiềm ẩn của hệ thống khởi động không dùng chìa từ nhiều năm nay, vì công nghệ này được đưa vào ô tô từ năm 2003, nhưng họ vẫn không có giải pháp khắc phục.
Video đang HOT
Cố ý bỏ qua cảnh báo an toàn?
Bên nguyên đơn cho rằng các nhà sản xuất ô tô có thể “cứu” 13 trường hợp tử vong và nhiều trường hợp thương tổn nếu trang bị thêm cho xe tính năng tự động tắt động cơ khi không có người ngồi trên xe – một tính năng không quá đắt và phức tạp. GM và Ford thậm chí đã làm thủ tục đăng ký bản quyền tính năng này.
Bên nguyên cũng cho biết từ năm 2009 đến nay, Cục An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã nhận được 27 đơn thư khiếu nại liên quan đến hệ thống khởi động bằng nút bấm trên xe ô tô. Do đó, khó có thể bao biện rằng các nhà sản xuất ô tô không biết nguy cơ tiềm ẩn của hệ thống này.
Mục đích chính của đơn kiện là gây sức ép để các nhà sản xuất ô tô phải trang bị tính tăng tự động tắt máy khi xe không có người ngồi trong. Bên cạnh đó là một số yêu cầu bồi thường và phạt.
Hiện tại, tất cả các nhà sản xuất ô tô đều từ chối bình luận về sự việc.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ, tình trạng vô tình bị ngộ độc khí CO mỗi năm khiến khoảng 430 người thiệt mạng tại Mỹ.
Nhật Minh
Theo Dantri/Reuters
Báo cáo Chính phủ sự cố rơi thanh sắt tại đường sắt trên cao
Ban Quản lý Dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo nhanh lên Chính phủ về sự cố mất an toàn thi công tại Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, xảy ra sáng 25/8, khiến một thanh thép rơi trúng xe ô tô con đang lưu thông.
Báo cáo nhanh bằng văn bản do ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt - ký chiều tối 25/8 và được gửi lên Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Vừa vừa thi công vừa cho phương tiện lưu thông đã không đảm bảo an toàn trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Hữu Nghị)
Theo đó, sự cố xảy ra lúc 10h15, tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Hà Đông trên đường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội. Dự án do Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh và Viện Khoa học & Công nghệ GTVT. Cùng tham gia thi công nhà ga Hà Đông có thầu phụ thi công là Công ty CP công nghiệp xây dựng Toàn Phát - TOPACO thực hiện.
Theo ông Thành, hiện nay công trường ga Hà Đông đã hoàn thành toàn bộ xà mũ và sàn tầng 1, đang tiến hành dọn dẹp, tháo dỡ hệ thống ván khuôn sàn, để lại ván khuôn đà giáo chống đỡ cột, xà mũ để tiếp tục thi công tầng 2. Đối với nhà ga này, do làn đường lưu thông chật hẹp không thể mở rộng hàng rào ra hết phần đà giáo đỡ xà mũ nên bắt buộc vẫn phải để phương tiện lưu thông một phần phía dưới.
"Trong quá trình tháo dỡ, tuy có đầy đủ cảnh báo ở dưới nhưng do sơ ý công nhân làm rơi thanh thép thừa xuống cạnh hàng rào bảo vệ công trường và bật va vào đầu xe ô tô con lưu thông bên cạnh, không có thiệt hại về người và tài sản" - ông Thành cho biết.
Cũng theo người đứng đầu Ban Quản lý Dự án đường sắt, ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt đã có mặt kịp thời tại hiện trường để phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giải phóng hiện trường.
Ban Quản lý dự án đường sắt đã và tiếp tục rà soát, chỉ đạo nâng cao hơn nữa an toàn trong quá trình thi công.
Trước đó, trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Hà Đông đã từng xảy ra một số sự cố đáng tiếc khác do mất an toàn thi công Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người đi lại bằng đường sắt đô thị Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội. "Thúc" tiến độ, chất lượng các tuyến đường, Phó Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đi lại bằng đường sắt đô thị. Phó Thủ tướng đồng ý...