Hiểm họa tiềm ẩn từ một cơ sở tái chế rác thải y tế
Cơ sở tái chế rác thải y tế, súc rửa chai lọ thủy tinh của bà Phạm Thị Kha, tại khu vực chân Đế, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đang áp dụng “công nghệ” tái chế thủ công không đảm bảo an toàn nên tiềm ẩn nhiều hiểm họa ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân, gây bức xúc trong dư luận.
Nỗi lo của người dân
Trong dãy lán lụp xụp, những bao chai lọ thủy tinh là các rác thải y tế được chất đầy lên tận nóc nhà, đổ tràn lan ở ven đường ngay sát chân cầu Đế. Tận mắt chứng kiến cơ sở tái chế của bà Kha, các cán bộ phụ trách về môi trường, công an xã Gia Phú đã rất ngạc nhiên bởi “công nghệ” tái chế rác thải được sử dụng tại đây hết sức đơn giản. Các loại chai lọ đang còn dính thuốc được đóng vào bao tải, cho vào bồn chứa ngâm để tẩy rửa nhãn mác và hóa chất…
Khu tẩy rửa chai lọ thủy tinh nhếch nhác.
Vấn đề nhiều người dân sống ở đây quan tâm, lo lắng đó là cơ sở tái chế rác thải y tế này xả nước thải ra sông Hoàng Long, nguồn nước cho nhà máy nước sạch xã Gia Phú – nơi cung cấp nước cho khoảng 2 nghìn hộ dân và các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn xã. Cũng tại đoạn sông này, từ trước đến nay người dân các thôn Thượng, thôn Làng, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn và thôn Đế Hạ, xã Đức Long, thôn Kiến Phong, xã Gia Tường, huyện Nho Quan sống ven hai bên sông vẫn có thói quen dùng nước sông tắm giặt và sinh hoạt hàng ngày.
Video đang HOT
Ông Vũ Văn Huy, thôn Kiến Phong, xã Gia Tường, huyện Nho Quan, làm việc tại bãi cát ngay bên cạnh cơ sở tái chế rác thải cho biết: Khi có gió thổi, từ phía cơ sở tái chế rác thải bốc lên mùi như mùi thuốc trừ sâu rất khó chịu. Hơn nữa, ngay gần khu vực cánh đồng, vào mùa mưa bão, chai lọ, mảnh vỡ thủy tinh từ cơ sở này sẽ bị cuốn trôi bởi nước ngập, phân tán rất nguy hiểm cho nông dân khi cày, cấy.
Thủy tinh đổ tràn lan ngay cạnh cánh đồng của dân
Mặc dù vậy, bà Phạm Thị Kha lại cho rằng, tuy có mùi, nhưng mùi đó là rất bình thường, không ảnh hưởng gì đến xung quanh. Bà Kha nói, trước đây khi chưa phát hiện ra bể chứa trong lòng đất, nước tràn ra ngoài, nhưng nay đã cho nước chảy qua bể lọc không phải xả ra sông. Khi bị hỏi, ngay cả khi cho nước thải qua bể chứa sẽ vẫn thẩm thấu ra ngoài gây ảnh hưởng đến nguồn nước, bà Kha lý sự, cơ sở của bà cách xa nguồn nước và nước thải chỉ là xà phòng nên không gây hại.
Vi phạm đã rõ ràng
Cơ sở tái chế rác thải của bà Kha đã hoạt động tại khu vực cầu Đế này từ nhiều năm nay. Bà Kha luôn miệng khẳng định, có người cho bà thuê khu đất này kinh doanh. Tuy nhiên, theo Công văn số 107/CV-ĐQLGT 2 của đoạn Quản lý giao thông số 2, thuộc Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình, thì đơn vị này không hề cho thuê, mượn khu đất này. Đây là vị trí nằm trong quy hoạch xây dựng trạm quản lý đường sông và khu tập kết vật liệu phòng chống bão lụt của ngành giao thông vận tải. Như vậy khu nhà, đất Bến Đế đã bị bà Phạm Thị Kha tự ý chiếm dụng.
Chai lọ thủy tinh được chất đầy trong lán.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, số 09Đ8000231 do Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn cấp, bà Kha đăng ký bán thuốc thú y, giống rau và thu mua phế liệu, không phải đăng ký kinh doanh tái chế rác thải, địa điểm được ghi rõ là tại nhà, địa chỉ đường 477, thôn Ngô Đồng, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, không phải tại chân cầu Đế như hiện tại.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Viễn và xã Gia Phú cho biết: Cơ sở tái chế rác thải y tế của bà Kha hoàn toàn tự phát, nước thải không qua xử lý được xả thẳng ra sông Hoàng Long gần đó gây ảnh hưởng đến môi trường. Không những thế, bà Kha còn vi phạm kinh doanh sai ngành nghề và địa điểm kinh doanh trong giấy phép đăng ký.
Dư luận đặt câu hỏi, những sai phạm của bà Kha đã rõ, vậy tại sao các cơ quan chức năng địa phương vẫn chậm trễ trong việc xử lý vụ việc này?
Theo Báo Tin Tức
Hà Nội tăng cường quản lý rác thải y tế
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở y tế và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra và quản lý tình hình thu gom, xử lý rác thải y tế trên địa bàn thành phố.
Để tăng cường quản lý về môi trường trong lĩnh vực y tế, thành phố giao Sở y tế phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an Thành phố rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo tình hình thu gom, xử lý nước thải, rác thải y tế, công tác vệ sinh môi trường tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn các quận, huyện.
Hình ảnh tái chế rác thải y tế (ảnh: TTO)
Đề xuất báo cáo UBND Thành phố xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Khoa họa và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố lựa chọn công nghệ xử lý nước thải, rác thải y tế theo hướng tiên tiến, hiệu quả. Đồng thời đưa ra giải pháp, lộ trình đầu tư trang thiết bị, cải tạo nâng cấp các công trình xử lý rác thải, nước thải y tế nhằm xử lý triệt để các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường đáp ứng quy mô, điều kiện thực tế khác nhau tại mỗi bệnh viện, cơ sở y tế.
Theo Dân Trí
Hiểm họa nơi công trường, Bài 1: Những "cái bẫy" chết người Thời gian gần đây, nhiều dự án được triển khai thi công nhưng nhà thầu không quan tâm đến việc thiết lập hàng rào bảo vệ quanh những hố đào trên công trường. Cái chết đau lòng của 4 đứa trẻ tại hố nước của công trình đang thi công không có biển báo tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ...