Hiểm họa sau màn sương mù London năm 1952
Trung tâm tài chính hàng đầu thế giới London từng là trọng điểm công nghiệp khi xưa, và từng hứng chịu một thảm họa gây chết hàng nghìn người do khí thải.
Tưởng tượng một ngày bạn không thể nhìn thấy bàn chân mình, ánh mặt trời hoàn toàn bị che lấp và việc hít thở trở nên khó khăn. Đó chính là điều từng xảy ra vào ngày 5/12/1952, cơn ác mộng đối với người dân London.
Cơn ác mộng thế kỷ
Những năm đầu thế kỷ 20, với sự phát triển của công nghiệp khai khoáng, London nhanh chóng trở thành công xưởng lớn nhất thế giới với nhiều nhà máy nối tiếp mọc lên. Khí thải từ việc đốt than trực tiếp thải ra môi trường cộng với thời tiết giá lạnh và thiếu gió, lớp khí thải trở thành một “tấm chăn dày” chứa đầy nito, lưu huỳnh len lỏi tới mọi ngóc ngách của thành phố và kéo dài liên tục trong 5 ngày (5-9/12/1952).
Cho tới khi thời tiết bắt đầu thay đổi và sương mù dần tan bớt, hàng nghìn người đã chết. Ước tính vào thời điểm đó vào khoảng 4.000 ca tử vong, lớn hơn bất kỳ sự cố nào trong chiến tranh. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng số người chết vào thời điểm đó có khả năng lên tới 12.000 người.
Quảng trường Trafalgar ngày 5/12/1952. Ảnh: Topham PicturePoint
Kẻ thủ ác vô hình
Thế nhưng, bất chấp những hệ quả xấu, sương mù gần như được chấp nhận ở London bởi người dân nơi đây coi nó như một điều cần thiết và hiển nhiên. Sương mù đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển của thành phố. “Thời bấy giờ, khói tỏa ra từ nhà máy là biểu hiện của công việc và sự no đủ cho gia đình”, Tiến sĩ Stephen Mosley, nhà sử học môi trường lý giải. Sự ô nhiễm không khí thậm chí còn được coi như biểu hiện của sức sống nền công nghiệp, với lửa than sáng rực mang lại của cải cho con người, điều mà không ai sẵn sàng từ bỏ.
Video đang HOT
Vì thế, phản ứng của chính phủ trong việc đối phó vấn đề trở nên hết sức chậm chạp. Ban đầu chính phủ còn tuyên bố nguyên nhân gây ra số người chết hàng loạt là do bệnh cúm và 7 tháng sau mới có lệnh điều tra chính thức nguyên nhân. Năm 1956, Đạo luật về không khí sạch cuối cùng có hiệu lực, cấm toàn bộ việc đốt nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và cơ chế “kiểm soát khói” trên toàn nước Anh.
Sự ra đời của Đạo luật thực sự là một cuộc cách mạng đánh dấu việc bảo vệ môi trường. Những kiến trúc của thành phố không còn bị che lấp bởi một lớp dày bồ hóng và bụi bẩn. London cũng trở thành nơi tiên phong truyền cảm hứng cho những thành phố công nghiệp khác trên thế giới.
Nhà máy Battersea tiêu thụ hơn một triệu tấn than mỗi năm vào những năm 1950. Ảnh: tasisarts.
Vấn đề về không khí
Ô nhiễm không khí từ than đá có thể đã trở thành quá khứ, nhưng theo các nhà khoa học và những nghiên cứu gần đây, vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Đạo luật không khí sạch ra đời, tinh thần ngày đó cần phải được nêu cao một lần nữa.
Nghiên cứu của Khoa Môi trường thuộc King College, London nói tới nguyên nhân gây ra những cái chết trẻ do hai chất ô nhiễm chính: một dạng hạt mịn có tên gọi PM2.5 và khí độc nitrogen dioxide (NO2).
NO2 được cho là nguyên nhân của hơn 5.900 trường hợp tử vong sớm ở London mỗi năm. Hiện nay, thành phố này cũng có mức độ NO2 cao nhất thế giới, vi phạm giới hạn an toàn của EU trong suốt 5 năm qua. Riêng lượng NO2 trên Oxford Street đã phá vỡ giới hạn hàng năm chỉ trong có 4 ngày.
Đạp xe trên London Bridge cũng cần phải đeo khẩu trang. Ảnh: AP
Tuy nhiên, Phó thị trưởng London phụ trách Môi trường và Năng lượng Matthew Pencharz cho biết: “Chúng tôi có một mạng lưới đo ô nhiễm không khí hiện đại nhất thế giới. Vì thế, tình trạng ô nhiễm luôn được kiểm soát một cách tốt nhất”. Các phương tiện xả nhiều khí thải hiện bị cấm ở London, hệ thống lọc khí được cải tiến và những phương tiện công cộng thân thiện môi trường đang dần biến London trở thành một thành phố “dễ thở hơn”.
Hải Thu
Theo VNE
Nghị viện châu Âu thành lập ủy ban điều tra vụ bê bối Volkswagen
Nghị viện châu Âu ngày 17/12 đã bỏ phiếu thông qua quyết định thành lập ủy ban điều tra vụ bê bối gian lận khí thải của hãng Volkswagen.
Thông cáo do Nghị viện châu Âu công bố cho biết, Nghị viện đã quyết định thành lập một ủy ban gồm 45 thành viên có nhiệm vụ điều tra các vi phạm liên quan đến quy định của châu Âu về kiểm tra lượng phát thải của ô tô và việc các nước thành viên Liên minh châu Âu và Ủy ban châu Âu đã không thể tăng cường các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu liên quan đến vụ gian lận khí thải trên.
Theo đó, Ủy ban điều tra sẽ xem xét xem liệu các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát ngành công nghiệp ô tô của các quốc gia thành viên và các thể chế của khối này có sự tắc trách trong quá trình kiểm tra lượng phát thải khí gây ô nhiễm của các ô tô chạy bằng động cơ diesel hay không.
Vụ bê bối gian lận khí thải đẫ khiến hãng sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu Volkswagen điêu đứng
Cuộc điều tra này sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm trước khi ủy ban trình lên nghị viện châu Âu báo cáo điều tra cuối cùng. Trong vòng 6 tháng, ủy ban điều tra cũng sẽ phải công bố báo cáo sơ bộ.
Vụ bê bối khí thải của Volkswagen bị phanh phui hồi tháng 8 vừa qua sau khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) tiến hành điều tra và phát hiện 500.000 xe chạy động cơ diesel của hãng cài đặt phần mềm khai gian lượng khí thải.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, những chiếc xe này có thể thải ra khí gây ô nhiễm nhiều gấp 40 lần so với mức quy định.
Cho đến nay, tập đoàn chế tạo xe ô tô lớn nhất Đức này đã thừa nhận sử dụng phần mềm trên đối với 11 triệu xe từ năm 2008. Chi phí các vụ kiện, kèm theo khoản tiền bồi thường và tiền phạt có thể khiến Volkswagen tiêu tốn hàng chục tỷ USD.
Các khoản và bồi thường ở nhiều nơi trên thế giới, khiến hãng này có thể phải vay 20 tỷ euro (tương đương hơn 21 tỷ USD) để trang trải. Vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử ngành xe hơi của Đức này còn khiến Volkswagen phải thay đổi bộ máy lãnh đạo./.
Hãng xe Volkswagen đã bầu được lãnh đạo mới
Hồng Nhung Theo Tân hoa xã
Theo_VOV
Hai tai nạn tàu lửa ở Ấn Độ: 15 người chết, 100 người bị thương Ngày 8.12 tại Ấn Độ, một tàu lửa đã húc chiếc tàu khác từ phía sau làm người lái tàu thiệt mạng, khoảng 100 người khác bị thương. Trước đó, một tàu lửa đâm trúng ô tô làm 14 người chết. Ý thức người dân kém là một trong những nguyên nhân khiến tai nạn đường sắt thường xuyên xảy ra ở Ấn...