Hiểm họa núp bóng clip 15 giây trên tiktok
Video quay lén, xâm phạm riêng tư không phải dạng nội dung phản cảm duy nhất đang được các TikToker khai thác để câu view.
“Mua thêm ống nhòm”, “Đổi góc quay nhạy cảm hơn đi”, “Đăng tiếp video nét hơn sẽ được một triệu lượt xem”.
Đó là một số bình luận được người dùng TikTok để lại dưới một clip quay lén cảnh sinh hoạt của một cô gái qua cửa sổ phòng riêng ở chung cư.
Những đoạn video xâm phạm riêng tư tương tự cũng không khó bắt gặp trên nền tảng chia sẻ video TikTok, từ quay lén phụ nữ mặc bikini ở hồ bơi đến trên đường phố.
Dù vi phạm chính sách của TikTok (người dùng không được đăng các video cố ý bắt nạt, quấy rối, làm tổn thương, đe dọa, làm xấu hổ hoặc làm phiền người khác), các nội dung này vẫn lọt qua hệ thống kiểm duyệt và thu về hàng triệu lượt xem.
Gõ hashtag #hiddencamera (quay lén) trên thanh tìm kiếm của ứng dụng, kết quả cho thấy hơn 100 triệu lượt xem nội dung liên quan. Trong số đó, nhiều người đặt camera ẩn để ghi lại cảm xúc, phản ứng của người thân, bạn bè khi bị troll. Bên cạnh đó, một số cũng chia sẻ clip rình rập và lén ghi hình ai đó ở ngoài đường hay nơi riêng tư.
Các clip quay lén phụ nữ thu về hàng triệu lượt xem trên TikTok. Ảnh chụp màn hình.
Thực tế, video quay lén, xâm phạm riêng tư không phải dạng nội dung phản cảm duy nhất được các TikToker khai thác để câu view.
Alison Maloney – tác giả bài điều tra “TikTok Time Bomb” (tạm dịch: Bom hẹn giờ TikTok) trên The Sun – nhận xét thoạt nhìn, ứng dụng TikTok có vẻ vô hại và khiến nhiều người thích thú với hàng loạt clip dễ thương về động vật hay trai xinh gái đẹp. Thế nhưng, nền tảng chia sẻ video này cũng ẩn chứa nhiều mặt tối.
“Chỉ 10 phút lướt TikTok, tôi đã thấy cảnh các bạn trẻ tự gây tổn hại cho bản thân, thiếu nữ gạ quan hệ tình dục, cậu bé cầm dao và những thử thách chết người”, Maloney cho hay.
Cảnh sử dụng ma túy hay ngược đãi động vật cũng là nội dung dễ dàng tiếp cận người dùng chỉ sau vài cú lướt màn hình.
Maloney nhận xét cách thức bảo mật và kiểm duyệt lỏng lẻo của TikTok đã cho phép ứng dụng này trở thành thỏi nam châm thu hút những kẻ ấu dâm, hành động tục tĩu, tội phạm, bạo lực và cực đoan.
Nhan nhản nội dung khiêu dâm, ấu dâm
TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance hiện có trụ sở tại Trung Quốc, là mạng xã hội chia sẻ clip dài 15 giây, “nơi mọi người có thể xuất hiện theo cách bất thường và làm những điều khó hiểu”.
Công ty cho biết nền tảng phổ biến nhất với người từ 16 tới 24 tuổi, nhưng có bằng chứng cho thấy không ít người dùng dưới 13 tuổi – trái với quy định của ứng dụng, theo BBC.
Năm 2019, tờ Mirror đưa tin các trường học trên toàn Vương quốc Anh phải gửi cảnh báo đến các bậc cha mẹ rằng trẻ em từ 5 tuổi trở thành mục tiêu của những kẻ ấu dâm qua ứng dụng TikTok.
Cụ thể, các em dễ dàng tiếp xúc với những kẻ quấy rối tình dục, lời chế nhạo độc ác, sự “tôn thờ” chứng biếng ăn hay hành động xúi giục làm tổn hại bản thân.
Phóng viên Mirror lấy ví dụ một clip cho thấy cô gái tuổi teen nhảy múa, trong khi nhiều người dùng liên tục thúc giục: “Lột đồ ra đi”. Dưới đoạn video của một cô gái 15 tuổi, hàng loạt bình luận thô thiển từ nam giới liên quan tới vấn đề tình dục cũng được để lại.
Tại thị trấn Stockport thuộc Greater Manchester, các bậc phụ huynh từng được cảnh báo về thử thách #takeitoff, trong đó các thiếu nữ được xúi giục quay lại cảnh mình cởi áo sơ mi.
Tháng 9 năm ngoái, cảnh sát Mỹ bắt một người ở bang New Jersey với cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em trên ứng dụng này.
Hiệp hội Phòng chống Tội ác đối với Trẻ em quốc gia (NSPCC, có trụ sở ở Vương quốc Anh) từng báo cáo trên các trang web phát trực tiếp, cứ 20 trẻ lại có một em bị người lạ gạ lột đồ.
Tiktok đang gặp bất lực trong việc kiểm soát các nội dung khiêu dâm, ấu dâm. Ảnh: Getty.
Trong quá trình đăng nhập vào TikTok để thực hiện bài điều tra, phóng viên Alison Maloney của The Sun phát hiện dù ứng dụng yêu cầu người dùng từ 13 tuổi trở lên, ai cũng dễ dàng khai man năm sinh do không có quy trình xác minh độ tuổi.
Video đang HOT
Maloney dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ mới khoảng 8 tuổi nhảy nhót trước màn hình hay 2 cô bé khoảng 12 tuổi hát ca khúc có lời lẽ khiêu dâm. Trong một clip, một thiếu nữ còn hỏi những người theo dõi mình: “Có ai muốn quan hệ bằng miệng không?”. Hay ở đoạn video khác, nhiều nam sinh cho thấy ngón tay họ sử dụng khi quan hệ tình dục.
“Điều này đặc biệt đáng lo ngại trên nền tảng thu hút thêm hàng triệu thanh thiếu niên mỗi năm, trong khi 53% trẻ em hiện sở hữu smartphone ở độ tuổi 7. Chưa kể, những kẻ ấu dâm còn ẩn danh trên ứng dụng”, Maloney nói.
Theo CBC, trong nguyên tắc cộng đồng của mình, TikTok “cam kết sâu sắc” đối với sự an toàn của trẻ em và “không khoan nhượng” đối với hành vi có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng hoặc bóc lột tình dục trẻ em. Tuy nhiên, Alex Hern, biên tập viên công nghệ cho The Guardian, cho biết đó là nỗi đau đầu của nhiều nền tảng mạng xã hội, bao gồm cả TikTok.
“TikTok nổi tiếng là nơi mà các cô gái tuổi teen có thể nhận được những tin nhắn đáng sợ, gạ gẫm từ đàn ông lớn tuổi”, Hern nói.
Trong khi đó, một cuộc điều tra của BBC vào năm 2019 phát hiện TikTok không thể loại bỏ tài khoản của những người gửi tin nhắn tình dục cho thanh thiếu niên và trẻ em.
Trong 3 tháng, BBC đã thu thập hàng trăm bình luận đề cập tới vấn đề tình dục được để lại dưới các video do thanh thiếu niên và trẻ em tải lên. Ngôn ngữ được sử dụng từ khêu gợi tình dục đến tục tĩu.
Dù đội ngũ kiểm duyệt đã xóa phần lớn bình luận phản cảm này khi được báo cáo, hầu hết người dùng đăng tải chúng vẫn không bị khóa tài khoản, bất chấp các quy định của TikTok đối với tin nhắn khiêu dâm nhắm vào trẻ em.
Các trường học ở Vương quốc Anh từng gửi cảnh báo đến các bậc cha mẹ về việc trẻ em từ 5 tuổi dễ dàng trở thành mục tiêu của những kẻ ấu dâm qua ứng dụng TikTok. Ảnh: Getty.
Bị quấy rối, theo dõi
Megan Guthrie (18 tuổi, đến từ Miami, Florida, Mỹ) sở hữu tài khoản TikTok @megnutt02 hút hơn 1,7 triệu follow. Đầu tháng 4 vừa qua, những bức ảnh khoả thân Guthrie chụp năm 17 tuổi và gửi cho bạn bất ngờ lan truyền trên mạng.
Hình ảnh bị rò rỉ trên Discord trước khi tiếp tục bị phát tán trên các trang web, nền tảng mạng xã hội khác. Tên tài khoản TikTok của Guthrie còn trở thành từ khóa tìm kiếm thịnh hành trên Pornhub – trang web chia sẻ video khiêu dâm.
Guthrie cảm thấy bị xâm phạm riêng tư khi nhiều người bắt đầu quấy rối cô. Hàng trăm tài khoản trên TikTok đã lấy các tấm hình nhạy cảm này làm ảnh đại diện và bình luận dưới video của nữ TikToker. Nhiều người cũng đưa ảnh nóng của Guthrie vào các clip TikTok để ai cũng có thể tìm thấy khi gõ tìm kiếm tên cô.
Khi đó, một phát ngôn viên của TikTok nói với BuzzFeed News rằng họ đã biết về trường hợp này và tiến hành xử lý. “Hình ảnh vi phạm, bắt nguồn từ một nền tảng khác, đã bị xóa khỏi TikTok và các tài khoản cũng đã bị cấm cửa”, họ nói.
Tuy nhiên, theo Guthrie, trang cá nhân của cô tràn ngập hình ảnh riêng suốt nhiều ngày, trước khi Tiktok bắt đầu xóa hàng loạt bình luận và tài khoản xúc phạm. Chức năng tìm kiếm của ứng dụng vẫn đề xuất từ khóa “Megnutt02 rò rỉ ảnh nóng” khi ai đó nhập tên tài khoản của cô.
Không đại diện nào từ nền tảng liên lạc với Guthrie, dù cô đã cố gắng làm điều đó. Tuy nhiên, các hình ảnh vẫn xuất hiện trên TikTok.
“Không có lý do gì để TikTok cho phép điều này. Họ cần có một giao thức tốt hơn. Mọi người báo cáo tài khoản vi phạm, nhưng tận 24 giờ sau chúng mới bị gỡ xuống. Rồi những người đó lại dễ dàng tạo tài khoản mới”, Guthrie nói.
Guthrie thất vọng và tức giận khi TikTok hành động chậm khi hình ảnh riêng tư của cô trở thành đề tài bàn tán trên nền tảng. Ảnh: Instagram NV.
Guthrie nói rằng việc phụ nữ bị xâm hại tình dục trên TikTok rất thường xảy ra. Nhiều người cũng từng bị phát tán ảnh khoả thân trên nền tảng này.
Một số dân mạng thậm chí so sánh Guthrie với Amanda Todd – thiếu nữ 15 tuổi tự sát sau khi bị tống tiền vì lộ ảnh nóng trên mạng. Guthrie cho biết cô không đến mức bi quan như vậy và có thể đối phó với sự quấy rối.
Tháng 12 năm ngoái, một cô gái 21 tuổi (ở Mumbai, Ấn Độ) đã nộp đơn khiếu nại về việc cô bị theo dõi, quấy rối trên TikTok, theo Hindustan Times.
Theo đó, nạn nhân cho biết một người đàn ông lạ mặt liên tục nhắn tin yêu cầu cô giới thiệu anh ta với một cô bạn gái. Nữ sinh đã chặn tài khoản của người này, nhưng ngay sau đó, kẻ bám đuôi lại tạo 38 tài khoản giả mạo tên cô để liên hệ trên ứng dụng. Sự việc xảy ra từ hồi tháng 5 và kéo suốt nhiều tháng.
“Tôi bị tra tấn tinh thần đến mức phải trò chuyện với kẻ quấy rối để vượt qua chuyện này. Tôi đã đề nghị hắn gặp trực tiếp tôi để đôi bên có thể ngồi lại và giải quyết vấn đề nếu có thể. Nhưng anh ta không bao giờ đồng ý gặp tôi “, cô nói.
Sau khi sực việc được báo cáo lên Sở Cảnh sát Trombay, lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra. Tất cả tài khoản giả mạo nạn nhân đã bị khóa và địa chỉ IP của người đàn ông bị khiếu nại cũng được truy tìm.
Theo Los Angeles Times, tháng 2 năm ngoái, James Anthony Gonzales (35 tuổi) bị cảnh sát bắt với cáo buộc thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em và được bảo lãnh với số tiền 100.000 USD.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát nghi ngờ Gonzales đóng giả một cậu bé 13 tuổi để tiếp cận và trò chuyện về tình dục với ít nhất 21 bé gái – một số trong đó mới 9 tuổi – trên TikTok.
Thậm chí, Gonzales còn tìm ra địa chỉ của một bé gái 9 tuổi và xuất hiện trước cửa nhà nạn nhân trong vai tài xế giao hàng, theo cảnh sát.
Theo Rick Floyd, chuyên viên bảo mật thông tin, TikTok đáng ra phải có đủ bài học kinh nghiệm từ Facebook hay YouTube để tập trung vào việc kiểm soát nội dung độc hại trên nền tảng của mình.
Tuy nhiên, hành động đến nay của chủ sở hữu nền tảng này vẫn chưa thể bảo vệ người dùng. Trong bối cảnh đó, ông Floyd cho rằng mọi người cần phải biết cách bảo vệ mình trước.
“Đối với những video có nội dung xấu như khiêu dâm, độc hại, nguy hiểm, cần được báo cáo để xử lý kịp thời. Đặc biệt, với các bậc phụ huynh có con nhỏ sử dụng TikTok, bạn không thể không biết rõ về ứng dụng này. Các vấn đề về bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân cũng nên được xem xét, cân nhắc trước khi sử dụng”, chuyên viên bảo mật nói.
Vụ cô gái bị MC quay lén phơi bày điểm yếu của kiểm duyệt livestream
Trong khi Facebook đang gặp bất lực trong quá trình kiểm duyệt các video phản cảm, bạo lực, thì với tính năng livestream, việc kiểm soát còn khó hơn rất nhiều.
Sự việc cô gái tên Chang (23 tuổi, Thái Nguyên) bị một nam MC đám cưới quay lén 10-15 phút trên sóng livestream (phát trực tiếp) và nhận về nhiều bình luận khiếm nhã, tục tĩu về thân hình đang khiến dư luận bức xúc.
Trong thời đại hầu như mỗi người đều có smartphone, hoạt động livestream ngày càng trở nên phổ biến. Ai cũng có thể phát trực tiếp chỉ bằng một nút nhấn. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi thực hiện các video này.
Thực tế, để câu view, nhiều người nghĩ ra đủ nội dung giật gân để livestream, từ tự ý phát tán hình ảnh riêng tư, nhạy cảm của người khác đến thực hiện hành động khiêu dâm, bạo lực.
Những hành vi như vậy không chỉ gây phản cảm và ảnh hưởng xấu tới người xem, mà có thể dẫn đến hình phạt ở nhiều nơi trên thế giới.
Câu hỏi được đặt ra là người dùng mạng xã hội nên sử dụng tính năng livestream như thế nào để không đi quá giới hạn đạo đức và pháp luật?
Hành động quay lén cô gái để phát trực tiếp trên mạng xã hội của nam MC đám cưới khiến nhiều người bức xúc. Ảnh chụp màn hình.
Livestream bất chấp
Theo The Next Web, vấn đề lớn nhất ở livestream là nội dung mà mọi người có thể chọn để phát trực tiếp.
Khi người dùng tải tệp tin lên một nền tảng, công nghệ có thể giúp kiểm tra nhằm đảm bảo file đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng (không chứa nội dung bạo lực, tình dục, hành vi phạm tội...) và gỡ xuống nếu vi phạm điều khoản. Thế nhưng, việc phát trực tiếp khó kiểm soát hơn nhiều.
Ngày càng nhiều hành vi phản cảm, thậm chí là tội ác được phát trực tiếp trên mạng xã hội.
Vừa qua, streamer Hàn Quốc Shin Tae Il gây sốc khi tự châm lửa đốt vùng kín trên sóng livestream, xuất phát từ việc chiều theo ý fan khi chơi game thua. Kết quả cho hành động dại dột này là nam YouTuber bị bỏng cấp độ 2 và phải đến bệnh viện điều trị.
Cũng tại xứ sở kim chi, tận dụng quy định lỏng lẻo về nội dung người lớn trên mạng của cơ quan chức năng, nhiều người livestream có thể kiếm số tiền lớn từ việc cởi bỏ quần áo, khỏa thân trước màn hình.
Bên cạnh đó, các buổi livestream mang tên "đánh đập streamer" cũng là một vấn nạn khiến chính quyền Hàn Quốc đau đầu. Theo đó, trong các buổi livestream, streamer bị đánh bởi các vật dụng như dép, dây cao su hay chảo rán, tùy thuộc vào số tiền từ người xem "donate".
Nghiêm trọng hơn, 4 người đàn ông ở Chicago (Mỹ) từng livestream cảnh hành hạ nạn nhân mà nhóm này bắt cóc bằng việc cắt quần áo, quăng tàn thuốc lá lên người, đạp và cắt tóc lẫn da đầu... trước khi bị cảnh sát bắt giữ năm 2017.
Nội dung livestream kinh hoàng hơn có thể kể tới vụ xả súng đẫm máu ở New Zealand năm 2019 được chính kẻ thủ ác phát trực tiếp trong 17 phút trên mạng xã hội.
Streamer Hàn Quốc bị chỉ trích liều lĩnh, dại dột khi châm lửa đốt vùng nhạy cảm để livestream. Ảnh: Allkpop.
Cái chết cũng trở thành nội dung trong không ít đoạn livestream từng xuất hiện trên mạng.
Năm 2017, Katelyn Nicole Davis (12 tuổi, Mỹ) phát trực tiếp cảnh treo cổ tự tử ở nhà riêng sau thời gian bị người thân lạm dụng. Tương tự, một nam diễn viên 33 tuổi tự bắn mình trong ôtô trên đường phố Los Angeles. Hay một thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ tự tử vì tình và nói với những người theo dõi livestream của mình: "Không ai tin khi tôi nói sẽ tự sát. Vì vậy, hãy xem điều này".
Người dùng mạng không có quyền kiểm soát lập tức nội dung nào xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của họ, điều này đồng nghĩa hàng triệu cá nhân có thể vô tình nhìn thấy những nội dung khủng khiếp kể trên, bao gồm cả trẻ em, theo The Next Web.
Khả năng bảo vệ quyền riêng tư của nạn nhân hoặc những người khác có liên quan cũng là con số 0. Trong trường hợp xấu nhất, người dùng có thể chứng kiến cái chết của người thân trên sóng livestream.
Tiếp đó là vấn đề bắt chước. Dù có ít bằng chứng cho thấy việc người tiếp xúc với nội dung bạo lực có khả năng cao thực hiện hành vi bạo lực trong cuộc sống của họ, nhiều cơ sở chỉ ra việc chứng kiến người khác tự tử có thể dẫn đến sự gia tăng các trường hợp đau lòng tương tự.
Không dung thứ nội dung livestream phản cảm
Có thể thấy nhấn nút phát trực tiếp về một sự việc, hiện tượng thì dễ, nhưng hành động sao cho văn minh, đúng luật lại không đơn giản.
"Livestream thực chất là hoạt động quay phim, chụp ảnh. Hoạt động này được pháp luật quy định cụ thể từ lâu", ông Phan Vũ Tuấn, giám đốc công ty luật Phan Law tại TP.HCM, nói với Zing.
Theo luật sư Vũ Tuấn, việc quay, chụp, livestream bất cứ ai đều phải có sự đồng ý của chủ thể. Việc tự ý quay và sử dụng hình ảnh không có sự đồng ý, mà xâm phạm nhân phẩm danh dự của người đó được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Huffington Post, tại Anh, người dùng mạng xã hội bị cấm livestream các sự kiện thể thao hay chương trình truyền hình vì luật bản quyền.
Họ có thể phát trực tiếp ở nơi công cộng như công viên, vỉa hè, trên xe buýt... song sẽ bị xử phạt nếu cố tình quấy rầy hoặc xâm phạm đời tư người khác theo "Luật Chống theo dõi". Hành động cản trở giao thông để livestream, phát trực tiếp bên ngoài tòa án hay trường học cũng bị coi là phạm luật.
Bên cạnh đó, người livestream phải thông báo với một ai đó nếu sử dụng hình ảnh hoặc video về họ cho mục đích thương mại.
Ở Scotland, chụp ảnh hoặc ghi hình riêng tư của ai đó là bất hợp pháp. Vì vậy, việc phát trực tiếp video về họ trên mạng xã hội là vi phạm quyền riêng tư.
Ở Việt Nam, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của chủ thể. Ảnh: Nguyễn Thành.
Theo quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc, các nội dung người lớn như "chứa cảnh khoe khoang hình ảnh bộ phận sinh dục của nam/nữ giới, lông mu, hậu môn hay mô tả các hành vi liên quan đến tình dục" bị cấm sóng và xử phạt.
Tuy nhiên, ngay cả khi những sai phạm đã được phát hiện, việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn khi nguồn nhân sự giám sát, kiểm tra các buổi livestream quá ít ỏi so với số lượng khổng lồ những buổi phát sóng xuất hiện trên mạng mỗi ngày.
Hôm 10/8 vừa qua, SCMP đưa tin hơn 40 streamer bị các cơ quan chức năng Trung Quốc cấm đăng ký hoặc phát trực tiếp trong 5 năm vì "tham gia vào các hoạt động trái phép". Các nhà chức trách nước này tăng cường kiểm soát Internet và ngành công nghiệp livestream, vốn đang bùng nổ giữa đại dịch Covid-19.
Với tôn chỉ "làm sạch Internet, duy trì sự phát triển có trật tự và lành mạnh của ngành", chi nhánh quản lý mảng livestream thuộc Hiệp hội Nghệ thuật Biểu diễn Trung Quốc bắt đầu lập "danh sách đen" vào năm 2018. Đến nay, cơ quan này đã cấm hơn 200 người phát trực tiếp vì các hành vi sai trái.
"Chúng tôi kiên quyết ngăn chặn các chương trình phát trực tiếp bất hợp pháp trên mạng và sẽ không bao giờ dung thứ cho nội dung khiêu dâm, thô tục, cờ bạc trực tuyến, lừa đảo và các hành vi vi phạm pháp luật khác", cơ quan này khẳng định.
Họ cũng kêu gọi các nền tảng phát trực tiếp kiểm tra nội dung chặt chẽ hơn và khuyến khích người livestream sản xuất nội dung tích cực và chất lượng cao.
Năm ngoái, Australia cũng đưa ra các khoản phạt nặng, thậm chí bỏ tù đối với lãnh đạo các công ty truyền thông xã hội nếu không nhanh chóng xóa nội dung livestream bạo lực.
Nhiều quốc gia nỗ lực ngăn chặn nội dung livestream bẩn. Ảnh: Shutterstock.
Một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về mạng xã hội từng chia sẻ với Zing, các streamer phải là người chủ động lựa chọn nội dung tốt, phù hợp, đảm bảo tính chính xác, trung thực để chia sẻ.
"Không thể biến mạng xã hội thành một cái nồi lẩu thập cẩm, ai muốn nói gì, làm gì, hành động ra sao cũng được. Đừng nhân danh 'tự do ngôn luận' để xúc phạm, bôi nhọ, làm tổn thương người khác", người này nói.
"Trước khi phát trực tiếp, người livestream phải tự đánh giá vấn đề có phù hợp hoặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người xem hay không. Đừng bắt người khác phải xem những nội dung chẳng đâu vào đâu. Người dùng mạng xã hội cũng có quyền báo cáo (report) các video phát trực tiếp nếu cảm thấy chúng phản cảm, thiếu văn hóa", Nguyễn Phương Phương - quản lý một diễn đàn kiến thức trên Facebook - từng nói với Zing.
Về sự việc của cô gái tên Chang, sau khi bị nhiều dân mạng kéo vào bức xúc, phản đối trên trang cá nhân, nam MC đám cưới đã phải ẩn video livestream và liên lạc với nạn nhân để xin lỗi.
Rốt cuộc, nội dung phát trực tiếp có thể xóa, song sự bực bội, phiền phức hay vết thương lòng trót gây ra cho người khác từ hành động vô ý thức lại không dễ nào xoa dịu.
Cô gái trong clip quay lén của MC bất ngờ bị đổ lỗi: 'Mặc hở mới vậy' "Chắc là mặc hở hang mới bị như vậy", "Thích gây chú ý à", "Cứ làm quá lên" là những cụm từ nhiều người dùng để đổ lỗi cho nạn nhân khi xảy ra sự việc thay vì lên án thủ phạm. Ngày 9/8, Dương Thị Chang (23 tuổi, Thái Nguyên) đến tham dự đám cưới của chị gái ở huyện Phú Bình....