Hiểm họa mới của Covid-19: Virus SARS-CoV-2 có khả năng “hồi sinh”?
Các ca “tái dương tính” với SARS-CoV-2 đặt ra những câu hỏi hóc búa cho các nhà khoa học và tạo ra thách thức mới với cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay.
Những kết quả phức tạp từ Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy một số bệnh nhân đã hồi phục nhưng sau đó tái dương tính với SARS-CoV-2. Thực tế này có thể khiến chúng ta phải cân nhắc lại về những chiến lược chống dịch Covid-19 đang được chấp nhận rộng rãi hiện nay như đóng cửa đất nước hay nghiên cứu vaccine.
Một nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ kiểm tra một người đi ô tô qua tại Daegu, Hàn Quốc ngày 3/3/2020. Ảnh: Reuters
Sau khi 51 bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục tái dương tính với virus SARS-CoV-2, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã tiến hành một cuộc điều tra xem liệu những người này bị tái nhiễm hay virus SARS-CoV-2 đã hoạt động trở lại.
“Mặc dù chúng tôi đang thiên về khả năng virus trên hoạt động trở lại nhưng chúng tôi đang tiến hành một nghiên cứu toàn diện về vấn đề này”, Tổng giám đốc KCDC Jeong Eun-kyeong nhận định trên Bloomberg.
Trong khi tái nhiễm đã là một vấn đề nan giải thì virus tái hoạt động ở người đã hồi phục lại là một khía cạnh phức tạp hơn. Ngoài việc đặt câu hỏi về hệ miễn dịch hồi phục như thế nào sau khi dương tính với virus SARS-CoV-2 thì hiện tượng trên còn tạo một thách thức nghiêm trọng với những chiến lược làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19 trên thế giới hiện nay.
Nếu khả năng cao là virus SARS-CoV-2 có khả năng tái hoạt động ở những bệnh nhân mắc Covid-19 đã được chữa khỏi thì điều đó tức là thời gian cách ly sẽ kéo dài lâu hơn, đồng thời trì hoãn thêm việc mở cửa trở lại các doanh nghiệp hay các địa điểm công cộng.
Video đang HOT
Một thông tin phức tạp hơn từ phía Trung Quốc, nơi ghi nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên từ cuối tháng 12/2019 là đội ngũ các nhà khoa học tại Đại học Fudan sau khi phân tích mẫu máu từ 175 bệnh nhân được xuất viện ở Thượng Hải đã phát hiện ra rằng, 1/3 trong số này có mức độ các kháng thể “thấp bất ngờ” và trong ít nhất 10 trường hợp thậm chí còn không có kháng thể nào cả.
“Liệu những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị tái nhiễm hay không vẫn cần được xem xét thêm trong các nghiên cứu khác”, các nhà khoa học này cho biết trong một bài báo khoa học sơ bộ công bố hôm 6/4. Mặc dù vẫn chưa được các nhà khoa học khác đánh giá nhưng các tác giả của bài báo này cho biết họ đã tiến hành một cuộc khảo sát có hệ thống đầu tiên trên thế giới về mức độ kháng thể trong các bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục.
Tất cả những người được khảo sát trong nghiên cứu trên đều hồi phục sau khi mắc các triệu chứng nhẹ của bệnh dịch Covid-19 và hầu hết những người có mức độ kháng thể thấp đều vẫn còn trẻ, trong nhóm có độ tuổi từ 15 – 39.
Trái lại, nhóm tuổi từ 60 -85 lại có mức độ kháng thể cao gấp 3 lần, các nhà khoa học cho biết.
Nếu một số bệnh nhân không sản sinh ra kháng thể, điều đó có thể là một thách thức nguy hiểm với cả phương pháp tìm ra vaccine và “miễn dịch cộng đồng” trong cuộc chiến với Covid-19.
Tất cả những phát hiện trên đã cho thấy vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn về loại virus đã khiến 95.000 tử vong trên thế giới này mà chúng ta không biết.
Giữa bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19 hiện nay, việc trả lời những câu hỏi trên có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng thậm chí cả ở Trung Quốc, các nhà chức trách cũng không chắc chắn về việc những biện pháp đó sẽ có kết quả như thế nào trong thời gian dài.
“Ai biết được liệu dịch bệnh này có trở thành điều gì đó giống như cúm mùa hoặc trở thành một căn bệnh mãn tính như viêm gan B hay không, hoặc chỉ đơn giản là biến mất giống như dịch bệnh SARS?”, giáo sư Wang Chen – một cố vấn khoa học cấp cao của chính phủ Trung Quốc nhận định ngày 6/4./.
Kiều Anh
Nhà khoa học hàng đầu từ chức vì thất vọng trước cách đối phó với COVID-19 của châu Âu
Cựu nhà khoa học hàng đầu của châu Âu đã từ chức vì bị phản đối tài trợ cho việc điều trị và chế tạo vaccine phòng bệnh COVID-19.
Ông Mauro Ferrari cho biết đã thất vọng sâu sắc trước những phản ứng của EU đối với COVID-19. Ảnh: The Guardian
Theo trang The Guardian (Anh), Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC) cho biết ông Mauro Ferrari, nhà khoa học người Italy đã đệ đơn từ chức vào hôm 7/4. Là một trong những nhà khoa học nano hàng đầu thế giới, ông Ferrari đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ERC được 3 tháng trong nhiệm kỳ 4 năm và được cho phép thực hiện nghiên cứu của mình ở Mỹ về các phương pháp điều trị ung thư, theo các thỏa thuận trước đây với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen.
Ông Ferrari cũng từng tiết lộ sau khi người vợ đầu tiên qua đời vì ung thư, năm 43 tuổi ông đã được đào tạo để trở thành bác sĩ và sau đó là một nhà nghiên cứu y học. Ông cho biết mình gia nhập ERC với niềm tin rằng có thể giúp cơ quan này "phục vụ nhu cầu của thế giới".
Tuy nhiên, trong thông báo từ chức vào tối 7/4, Ferrari cho biết ông đã thất vọng sâu sắc trước phản ứng của tổ chức này với những gì ông mô tả là "một thảm kịch chưa từng thấy". Những ý tưởng của ông đã bị "nghiền nát" bởi một thực tế hoàn toàn khác.
Vào đầu tháng 3 tại Brussels, ông đã đưa ra đề xuất thiết lập một chương trình đặc biệt nhằm đối phó với dịch COVID-19 nhưng đã bị các cơ quan quản lý của ERC từ chối.
Ferrari cho biết bà Von der Leyen đã trực tiếp hỏi ý kiến ông về cách đối phó với đại dịch. Nhưng mối liên hệ của ông với Chủ tịch Ủy ban đã tạo ra "một cơn bão chính trị nội bộ" và kế hoạch của ông bị từ chối, ông nói thêm.
"Tôi tin rằng chương trình này được chứng minh bằng những con số về những ca tử vong, sự đau đớn, những biến đổi xã hội và sự tổn hại đến kinh tế, đặc biệt là đối với những người kém may mắn nhất, yếu thế nhất trong xã hội. Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này, các nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới nên được cung cấp đầy đủ các nguồn lực và cơ hội để tìm ra biện pháp chống lại đại dịch", ông Ferrari viết.
Ông Ferrari cho biết thêm rằng EU đã không thực hiện ý tưởng của ông khi đối phó với đại dịch COVID-19, các quốc gia thành viên cũng không cung cấp viện trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm cả Italy trong bối cảnh cấp bách.
Ông nói rằng đề xuất ban đầu của mình bị từ chối với lý do vai trò của ERC là tài trợ theo hướng "từ dưới lên", thay vì các lĩnh vực mà khoa học nên tập trung nghiên cứu.
ERC là nhà tài trợ chính của EU cho các nhà khoa học đang tìm kiếm những bước đột phá trong tri thức nhân loại. Ảnh: CNN
Đáp lại phản ứng của ông Ferrari, ERC cho rằng nhà hoa học người Italy này đã không tập trung đầy đủ vào công việc của mình, dành quá nhiều thời gian nghiên cứu ở Mỹ. ERC cũng cho biết đề xuất của ông Ferrari đã bị từ chối vì nó nằm ngoài chức năng của cơ quan và trên thực tế, việc từ chức của ông tuân theo một cuộc bỏ phiếu nhất trí bằng văn bản về sự không tin tưởng.
Hội đồng khoa học ERC tuyên bố Ferrari đã không hiểu vai trò của mình và ông đã thể hiện sự thiếu gắn kết với ERC, không tham gia nhiều cuộc họp quan trọng, dành nhiều thời gian ở Mỹ và không bảo vệ chương trình của ERC và nhiệm vụ khi đại diện cho ERC.
"Giáo sư Ferrari đã thực hiện một số ý tưởng cá nhân mà không tham khảo ý kiến hoặc khai thác tri thức tập thể của hội đồng khoa học, thay vào đó ông sử dụng vị thế để thúc đẩy ý tưởng của riêng mình", tuyên bố của ERC cho biết.
ERC là nhà tài trợ chính của EU cho các nhà khoa học đang tìm kiếm những bước đột phá trong tri thức nhân loại. Kể từ khi thành lập năm 2007, tổ chức này đã giúp 7 nhà nghiên cứu giành giải thưởng Nobel.
Trong một diễn biến hôm 9/4, các bộ trưởng tài chính đã không đạt được thoả thuận về cách thức tái thiết nền kinh tế châu Âu. Các quốc gia giàu có hơn ở phía Bắc đã phản đối kế hoạch đưa ra các công cụ nợ mới khiến việc vay vốn trên thị trường tài chính phía Nam rẻ hơn so với họ.
Hải Vân
Israel sẽ sản xuất vaccine Covid-19 trong vài tuần nữa Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Israel Ofir Akunis cho biết trong vòng 90 ngày nữa sẽ phát triển thành công vaccine Covid-19 dựa trên loại vaccine IBV. Hiện Israel đã thành lập Viện nghiên cứu Galilee (MIGAL) chịu trách nhiệm phát triển vaccine này. "Tôi tin tưởng sẽ có những tiến bộ nhanh hơn nữa, giúp chúng ta đưa ra phản...