Hiểm họa khôn lường từ “que cay 2000 đồng” đối với sức khỏe học sinh

Theo dõi VGT trên

Bim bim que cay là món ăn vặt ưa chuộng của nhiều thế hệ học trò. Với giá thành rẻ từ 2000- 5000 đồng, các em học sinh có thể sở hữu các gói bim bim que màu sắc hấp dẫn cùng với hương vị cay ngọt đưa miệng.

Tuy nhiên, chất lượng của món ăn vặt này vẫn là dấu hỏi lớn với nhiều bậc phụ huynh.

Điểm chung của các loại bim bim que cay này là đều được đóng trong bao bì bắt mắt, giá thành chỉ 2.000 – 5.000 đồng cùng hương vị cay ngọt.

Thành phần chính của các loại bim bim cay này là bột mỳ, được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau và đa dạng tên gọi như: Gậy như ý, Que thần kỳ, Hổ Aka… Những món ăn vặt này luôn nằm trong số những món quà vặt bán chạy trước cổng trường. Tuy nhiên, đa phần các bậc phụ huynh đều không biết nguồn gốc của những loại bim bim que này.

Các loại bim bim que cay này được đóng gói in chữ nước ngoài, không rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Những que cay này không được sản xuất tại Việt nam nên rất khó trong việc giám sát hay kiểm định chất lượng, đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mới đây, sự thật ẩn sau miếng bim bim que cay đã được tài khoản TikTok Kính Hiển Vi (@kinhhienvi) hé lộ. Đây là tài khoản chuyên thực hiện các clip soi vật thể dưới ống kính zoom hàng nghìn lần. Clip soi tương đen hiện nay đang thu hút hơn 5 triệu views và 189,6 nghìn bình luận.

Hiểm họa khôn lường từ que cay 2000 đồng đối với sức khỏe học sinh - Hình 1

Ở độ phóng đại 40 lần, có thể dễ dàng nhận thấy các sợi nilon lẫn vào trong miếng bim bim que cay. Ảnh: ĐVCC

Dầu mỡ trong miếng que cay có màu đen kịt, biểu bì ớt tạo cay cũng có lẫn nhiều tạp chất bẩn. Điều này là rất nguy hiểm bởi dầu, mỡ chiên ở nhiệt độ cao, dùng lại nhiều lần sẽ bị arcylamide hóa, gây ngộ độc và có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong bim bim que cay còn có các chất hóa học và phụ gia, muối đường…. đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường, làm giảm sự phát triển cơ thể trẻ. Thậm chí có nguy cơ gây ung thư.

Nói về độ nguy hiểm của các gói bim bim que cay, PGS Hồ Bá Do – Phó Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết, các loại đồ ăn vặt này có rất nhiều độc tố, trong đó: E.coli có thể gây ngộ độc cấp tính, nguyên nhân của bệnh tiêu chảy khi con người ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn.

Video đang HOT

Chì gây ức chế enzym tổng hợp máu dẫn đến phá vỡ hồng cầu, tương tác cùng với các vitamin và khoáng chất khác trong cơ thể gây độc và bệnh. Cadmi nguy hiểm hơn khi làm rối loạn chức năng gan, thiếu máu, tăng huyết áp…

Hiểm họa khôn lường từ que cay 2000 đồng đối với sức khỏe học sinh - Hình 2

Ở độ phóng đại 1000 lần trong các miếng que cay, chúng ta thấy được các vi khuẩn cùng sợi nấm mốc đang hoạt động rất mạnh. Điều này là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc và các bệnh lý cho cơ thể. Đồ họa: Minh Quang

Những gói bim bim que cay có thể mang lại cảm giác ngon miệng, no bụng tạm thời nhưng giá trị dinh dưỡng gần như bằng 0, trong khi lại không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần quản lý việc ăn uống của con mình để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe các bé.

Hàng loạt trẻ bị tay chân miệng nhưng thuốc điều trị đã hết

Trong tháng qua, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM tăng gấp 1,5 lần so với trước. Tuy nhiên, thuốc phenobarbital nằm trong phác đồ điều trị đã hết.

Nhiều trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng

Tháng 9 là lúc học sinh trở lại trường học cũng là thời điểm thuận lợi để các bệnh về hô hấp, tay chân miệng tăng mạnh. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), số ca mắc bệnh này tăng gấp 1,5 lần từ trung tuần tháng 9 trở lại đây. Theo đó, Khoa Nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận hơn 50 ca điều trị nội trú.

Số lượng bệnh nhi đông, bệnh viện phải bố trí thêm giường đảm bảo công tác điều trị. Bên cạnh đó, hàng ngày tại Khoa Khám bệnh cũng có phòng khám sàng lọc cho trẻ đến khám tay chân miệng.

Hàng loạt trẻ bị tay chân miệng nhưng thuốc điều trị đã hết - Hình 1

Số trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh. Ảnh: Liên Anh

Ngồi trông con ngủ và theo dõi triệu chứng giật mình của con, chị Duyên (28 tuổi, ngụ Bình Dương), mẹ của bé L.T.H.Đ. (14 tháng tuổi), cho biết, trước khi nhập viện con chị được khám tại phòng mạch tư vì có vết lở trong miệng.

Tại đây, bé được chẩn đoán nhiệt miệng nên được cho thuốc về nhà uống. Tuy nhiên, sau 1 đêm, bé có biểu hiện sốt và vết loét miệng nhiều hơn khiến bé biếng ăn. Chị cho con nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị. Bác sĩ chẩn đoán con chị bị tay chân miệng và phải nhập viện.

"Trước giờ bé nhà tôi chưa bị bệnh này bao giờ, mới đi học được 6 ngày thì bị bệnh. Sau khi nhập viện, tôi cũng có gọi cho cô giáo ở trường để khử trùng lớp học tránh lây bệnh cho các bé khác", chị Duyên chia sẻ.

Chị Thơ (24 tuổi, ngụ Tây Ninh) mẹ của bé N.Q.N. (3 tuổi) biết hiện tại đang vào thời điểm dịch bệnh tay chân miệng tăng nên chị cũng tự phòng bệnh cho con bằng cách uống nhiều nước cam, rửa đồ chơi và vệ sinh nhà cửa thường xuyên... Chị làm tất cả các biện pháp phòng ngừa nhưng cậu bé vẫn không tránh khỏi.

"Ở nhà bé sốt vào buổi chiều dù đã được uống thuốc hạ sốt nhưng tình trạng không thuyên giảm. Bởi vậy, tôi cho bé nhập viện ngay trong đêm để kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán con tôi bị tay chân miệng phải điều trị nội trú. Sau nhập viện 1 ngày các ban đỏ nổi dày đặc ở bàn tay và bàn chân dù trước đó không có triệu chứng gì. Sau 4 ngày, hiện bé cũng đã ổn nên bác sĩ sắp cho xuất viện về nhà", chị Thơ nói.

Không may mắn như hai trường hợp trên, ngồi chờ ở ngoài phòng cấp cứu, anh Hùng (38 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) là ba của bé T.B.N. (4 tuổi) lo lắng vì con vẫn đang nằm truyền dịch. Anh cho biết, trước nhập viện 1 ngày, bé than đau họng và đau bụng.

Gia đình đưa bé đi kiểm tra tại phòng khám gần nhà. Bé được chẩn đoán viêm họng, rối loạn tiêu hóa nên chỉ cho thuốc uống rồi về. Tuy nhiên, sau đó chiều cùng ngày, gia đình phát hiện tay và chân bé có nổi mụn đỏ nên tiếp tục quay trở lại phòng khám để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bé bị tay chân miệng và khuyên đến bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm.

Hàng loạt trẻ bị tay chân miệng nhưng thuốc điều trị đã hết - Hình 2

Tay chân bé N.Q.N nổi nhiều mụn nước. Ảnh: Liên Anh

"Bác sĩ ở phòng khám tư vấn phải cho bé nhập viện nên tôi đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, con tôi được bác sĩ chẩn đoán mắc tay chân miệng phải nhập viện theo dõi. Tuy nhiên, sau đó, bác sĩ thông báo bé trở nặng phải truyền dịch", anh Hùng nói.

Bác sĩ Dư Tấn Quy, Phó trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, bé N. được nhập viện trong tình trạng sốt cao, run chi. Tại bệnh viện, bé được uống hạ sốt nhưng đi đứng vẫn loạng choạng, run chi không giảm.

"Tình trạng này là biến chứng của tay chân miệng nên chúng tôi đã cho bé chuyển vào phòng cấp cứu để truyền thuốc đặc hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh. Hiện bé vẫn được tiếp tục theo dõi huyết áp, nhịp thở và các dấu hiệu giật mình", bác sĩ Quy cho hay.

Theo bác sĩ Quy, bệnh tay chân miệng do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hiện chủ yếu điều trị triệu chứng. Loại virus này có thể tồn tại ở tay nắm cửa, lưu giữ trên đồ chơi, bàn học rất lâu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Nhiễm, cho biết, thời gian gần đây số ca tay chân miệng đang có xu hướng tăng. Trẻ mắc tay chân miệng có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. Bệnh tay chân miệng có 2 mùa dịch. Đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5 và đợt 2 từ tháng 9 tới tháng 12. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ và cả những người tiếp xúc, chăm sóc trẻ.

Bác sĩ phải tìm thuốc thay thế

Theo phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành, thuốc phenobarbital là loại quen dùng của các bác sĩ nhi khoa trong điều trị tay chân miệng, co giật, động kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện loại thuốc này đang có nguy cơ đứt hàng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, một chuyên gia hàng đầu về nhiễm tại TP.HCM cho biết, hiện tất cả các bệnh viện điều trị theo phác đồ có phenobarbital đều thiếu. Vì lô thuốc cuối cùng được nhập có hạn sử dụng đến ngày 24/9, nếu còn cũng không thể nào dùng được.

Hàng loạt trẻ bị tay chân miệng nhưng thuốc điều trị đã hết - Hình 3

Bé N. đang được truyền dịch tại phòng cấp cứu vì chuyển biến nặng hơn lúc nhập viện

Thông tin từ một số nhà cung cấp cho biết, hiện thuốc đã ngưng sản xuất. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn phải chờ cơ quan quản lý dược nhà nước thông báo mới biết được tình hình.

Thuốc phenobarbital nằm trong phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng, thuốc giúp cho em bé bị tay chân miệng độ 2B nằm yên để tránh các mức độ biến chứng. Ngoài tay chân miệng, thuốc có thể sử dụng cho bệnh khác như động kinh và đặc biệt là co giật ở trẻ sơ sinh.

Ưu điểm của thuốc là thời gian điều trị được lâu, ít gây ảnh hưởng cơ quan hô hấp. Theo bác sĩ Khanh, dù có một số thuốc an thần thay thế nhưng phải truyền liên tục như vậy, em bé dễ suy hô hấp hơn buộc phải thở máy, lúc này sẽ tăng thêm biến chứng cho trẻ, đồng thời can thiệp nhiều hơn, tốn kém hơn.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hiện bệnh viện cũng đang gặp tình trạng tương tự là thiếu thuốc phenobarbital. Lãnh đạo bệnh viện có đề xuất nhập thuốc nhưng được phản hồi không nhập được và bệnh viện cũng chuẩn bị các phương án sử dụng thuốc an thần khác để thay thế. Tuy nhiên, theo bác sĩ Châu Việt, hiệu quả thuốc khac không được như mong đợi vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trung tuần tháng 9, thành phố ghi nhận gần 600 ca bệnh tay chân miệng, tăng 50,2% so với trung bình 4 tuần trước. Hiện thành phố chưa ghi nhận ca tử vong do bệnh tay chân miệng nhưng số ca bệnh đang tăng nhanh tại các quận, huyện trên địa bàn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở MỹPhát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ
06:51:34 23/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵBệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ
10:59:54 23/12/2024
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răngĐiều trị cười hở lợi bằng niềng răng
11:16:48 23/12/2024
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏeNhững lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe
18:19:03 23/12/2024
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chânPhát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân
19:18:54 23/12/2024
3 việc người già không nên làm vào sáng sớm3 việc người già không nên làm vào sáng sớm
19:53:23 23/12/2024

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phụcQuỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
23:33:36 23/12/2024
Cặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấyCặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấy
23:49:02 23/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Ngô Thanh Vân - Huy Trần?Chuyện gì đang xảy ra với Ngô Thanh Vân - Huy Trần?
21:03:47 23/12/2024
Đi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khácĐi đám cưới có mặt Xemesis, Xoài Non công khai chạm môi với 1 người khác
20:56:09 23/12/2024
Sự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ SoobinSự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ Soobin
21:54:50 23/12/2024
Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
21:06:56 23/12/2024

Tin mới nhất

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

22:42:26 23/12/2024
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.
Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

22:22:38 23/12/2024
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể qua nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan, nó là một dấu hiệu cảnh báo và bạn hãy coi đó là cơ hội để giảm nguy cơ đột quỵ toàn diện.
Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

20:46:22 23/12/2024
Loại cây này mọc dại tại nhiều nơi nhưng chưa nhiều người biết tới công dụng thực sự của nó.
Đồng thời mổ lấy thai và phẫu thuật viêm ruột thừa cấp cho sản phụ mang thai 36 tuần

Đồng thời mổ lấy thai và phẫu thuật viêm ruột thừa cấp cho sản phụ mang thai 36 tuần

20:43:29 23/12/2024
Tại đây, qua quá trình thăm khám và hội chẩn liên chuyên khoa, sản phụ được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trên nền mang thai 36 tuần 5 ngày và có biểu hiện chuyển dạ.
Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước

Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước

20:35:12 23/12/2024
Với những trường hợp nặng, bệnh thường tiến triển nhanh, thời gian điều trị trung bình kéo dài từ 10 đến 14 ngày nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc. Bà G may mắn được nhập viện kịp thời.
Chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy', bác sĩ lên tiếng

Chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy', bác sĩ lên tiếng

20:28:31 23/12/2024
Khi cơn đột quỵ xảy ra, cứ mỗi phút trôi qua sẽ làm mất 2 triệu tế bào thần kinh. Do đó, phải tiếp cận điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không áp dụng các mẹo điều trị, uống bất cứ loại thuốc gì làm chậm quá trình can thiệp cho nạn ...
Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên

Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên

20:25:17 23/12/2024
Theo chuyên gia y tế, việc tham gia các hoạt động thể thao không chuyên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.
Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc

Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc

20:21:03 23/12/2024
Để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyệt đối không sản xuất kinh doanh loại rượu pha chế từ nguyên liệu, cồn không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố tiêu chuẩn.
6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

20:08:14 23/12/2024
Mỡ máu cao là vấn đề nguy hiểm vì có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Một số nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy trà dâm bụt tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam

Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam

19:51:15 23/12/2024
Dữ liệu từ các nghiên cứu này cho thấy RBS2418 có hiệu quả tiềm năng chống lại sự tiến triển của khối u, cả khi sử dụng đơn lẻ và kết hợp với thuốc ức chế chốt kiểm miễn dịch.

Có thể bạn quan tâm

Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới

Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới

Nhạc việt

06:30:54 24/12/2024
Tối 23/12, Trần Huy Hùng hay Nemo, người đứng đằng sau thành công của loạt hit Người Lạ Ơi, Nàng Tiên Cá, Yêu Như Ngày Yêu Cuối... đã tố cáo Trang Pháp không làm mà vẫn có ăn cực căng.
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Netizen

06:29:50 24/12/2024
Trong đêm, người dân ở Long An phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở trước cổng chùa, bên cạnh có tờ giấy nhờ nuôi bé nên người.
Danh tính "trùm cuối" trong When the Phone Rings được hé lộ nhờ một chi tiết không ai ngờ đến

Danh tính "trùm cuối" trong When the Phone Rings được hé lộ nhờ một chi tiết không ai ngờ đến

Phim châu á

06:04:44 24/12/2024
Tính đến thời điểm hiện tại, bộ phim đã đi được hơn nửa chặng đường, song những kẻ thủ ác đứng sau vẫn còn là một ẩn số.
Loạt phim Việt lỗ nặng 2024, cảnh nóng lẫn sao hot không cứu nổi doanh thu

Loạt phim Việt lỗ nặng 2024, cảnh nóng lẫn sao hot không cứu nổi doanh thu

Hậu trường phim

06:04:10 24/12/2024
Trong số những phim Việt có doanh thu chạm đáy năm 2024, có tác phẩm dù ngập cảnh nóng cũng không bán được vé, thậm chí rời rạp chỉ sau vài ngày.
Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Ẩm thực

06:02:43 24/12/2024
Cánh gà nướng mật ong mù tạt là món ăn tuyệt vời cho những buổi tiệc, bữa ăn nhẹ hoặc trong mùa Giáng sinh quây quần cùng gia đình.
Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thế giới

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Sao âu mỹ

05:58:29 24/12/2024
Ngôi sao 55 tuổi Jennifer Lopez vượt qua khó khăn bằng cách nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra là vì cô cần rút ra bài học cho chính mình.
Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Sao thể thao

00:55:03 24/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho biết anh muốn ghi 3 bàn vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Lạ vui

00:54:37 24/12/2024
Họ vẹt (Psittacidae) gồm những loài chim rừng có màu sắc sặc sỡ, mỏ ngắn và quặp, sống ở các khu vực nhiệt đới. Với đặc tính thú vị, nhiều loài vẹt đã trở thành vật nuôi phổ biến trên thế giới.
Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Nữ giám đốc ở TPHCM vẽ dự án "ma", chiếm đoạt hơn 830 tỷ đồng

Pháp luật

23:48:41 23/12/2024
Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Mỹ Hiền và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật để chuyển nhượng với 589 cá nhân, chiếm đoạt hơn 834 tỷ đồng.
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2

Sao châu á

23:43:04 23/12/2024
Ngày 21/12, QQ đưa tin nữ diễn viên Lâu Nghệ Tiêu khiến công chúng sửng sốt khi khoe biệt thự rộng tới 4.000 m2 nằm dưới chân Vạn Lý Trường Thành của mình.