Hiểm họa khó lường từ đồ chơi trẻ em: Cha mẹ chủ quan, con nhập viện hoặc tử vong trong phút chốc
Đồ chơi trẻ em là “thủ phạm” gây ra hàng loạt tai nạn thương tâm cho rất nhiều bé, cha mẹ không nên chủ quan kẻo mất con lúc nào không biết.
Mới đây, một bé trai 6 tuổi ở Lancaster, Hoa Kỳ suýt tử vong vì bị kẹt lưỡi trong nắp chai. Trong lúc đang trên đường đi mua sắm cùng bà ngoại, cậu bé đã nghịch ngợm cho lưỡi của mình vào trong chai.
Theo mẹ cậu bé, khi Riley đưa lưỡi vào thì cái chai đã hoạt động như lực hút chân không nên toàn bộ lưỡi của bé bị mắc kẹt trong đó. Cuối cùng, cậu bé đã được các bác sĩ giải cứu thành công dù trước đó lưỡi đã chuyển sang màu đen và cảnh báo có thể tử vong vì nguy cơ đau tim rất lớn vì khi lưỡi được giải phóng, tất cả máu sẽ lưu thông nhanh chóng và một trong những tĩnh mạch chính nằm ở đó.
Không chỉ có trường hợp của Riley, đến nay đã có rất nhiều tai nạn tương tự của trẻ em đối với đồ chơi hoặc các vật dụng trong cuộc sống. Trẻ vốn hiếu động, nghịch ngợm, không lường trước hiệu quả vì vậy nếu bố mẹ chủ quan thì những tai nạn thương tâm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bé 1 tuổi thủng ruột vì nuốt nam châm vào bụng
Bé trai 1 tuổi ở Trung quốc đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi nuốt 10 viên nam châm vào bụng.
Theo bác sĩ nhi khoaZhang Zhengmao, người trực tiếp khám cho cậu bé, tất cả các viên nam châm này đều hút nhau thành 1 vòng tròn khi ở trong bụng.
10 viên nam châm hút lại thành vòng tròn và hình ảnh X-quang chụp vị trí nam châm trong bụng.
Vì tai nạn này, ruột cậu bé đã bị thủng lỗ, trong lúc phẫu thuật bác sĩ còn phát hiện ra 4 chỗ bị tổn thương khác. May mắn thay ca phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp, các bác sĩ đã loại bỏ thành công tất cả những viên nam châm này ra khỏi người cậu bé.
Chia sẻ về tai nạn này, bác sĩ sĩ Zhengmao cho biết: “Loại nam châm nhỏ này khá nguy hiểm với trẻ nhỏ vì nó có sức từ tính mạnh. Nếu trẻ chỉ nuốt phải 1 viên thì có thể bài tiết nó ra một cách dễ dàng, nhưng thường thì trẻ hay nuốt vào bụng những vài viên liền, gây hỏng dạ dày và ruột”.
Video đang HOT
Mẹ cậu bé đã thú nhận rằng: “Đó là lỗi của tôi khi mua món đồ chơi nguy hiểm này và không để ý thấy con ăn nam châm”.
Trẻ tắc ruột do nuốt hạt nở
Bệnh nhi 1 tuổi ở Bình Phước nhập viện trong tình trạng liên tục ói, bụng đau, trướng căng.
Các bác sĩ chụp X-quang, siêu âm thấy hình ảnh tắc ruột nhưng không phát hiện dị vật. Sau hội chẩn, các bác sĩ xác định nếu bệnh nhân không được can thiệp sớm sẽ đối mặt với nguy cơ hoại tử ruột, đe dọa tính mạng nên đã chỉ định phẫu thuật.
Hạt nở phình to trong bụng.
Trong phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện đoạn ruột phía trên chỗ tắc bị phình rất to, tại vị trí bị tắc là dị vật dạng như chất dẻo, hình tròn, đường kính 2,5cm. Kích thước của dị vật vừa đủ bịt đường ruột.
Cục pin trong ô tô đồ chơi phát nổ, bé 11 tuổi thủng thủy tinh thể
Bé trai 11 tuổi, Nguyễn Chí Tú ở Ninh Thuận được người nhà đưa đến bệnh viện Mắt TP HCM trong tình trạng nội mạc mắt phải có dị vật, thủy tinh thể bị thủng và rách giác mạc. Tổn thương khiến thị lực của mắt phải yếu, chỉ nhận ánh sáng chứ không phân biệt hình ảnh.
Cháu Tú và cha tại Bệnh viện Mắt TP.HCM (Ảnh:VnExpress)
Gia đình bệnh nhi cho hay, tai nạn xảy ra khi người lớn không ở nhà nhưng tại vị trí bé bị nạn có chiếc ôtô đồ chơi xuất xứ Trung Quốc và bộ phận điều khiển vẫn còn nguyên trong khi cục pin của chiếc điều khiển được tìm thấy gần đó đã nổ vỡ một góc. Gia đình cho biết mua đồ chơi này tại một cửa hàng ở Ninh Thuận khoảng 2 tháng trước khi tai nạn xảy ra.
Những lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho trẻ
Những tai nạn trên là bài học sâu sắc dành cho các bậc phụ huynh có con nhỏ, cần phải cẩn thận trong việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với trẻ.
(Tổng hợp)
Theo afamily
Hy hữu: Bé trai 6 tuổi suýt chết vì bị kẹt lưỡi trong nắp chai
Một người mẹ đã rơi vào khoảnh khắc quẫn trí khi các bác sĩ cảnh báo con trai cô có thể chết sau khi lưỡi cậu bé bị mắc kẹt trong một nắp chai nước bằng nhựa.
Tai nạn hy hữu này diễn ra vào một ngày thứ 7, cậu bé Riley, 6 tuổi (ở Lancaster, Hoa Kỳ) đã lên kế hoạch đi mua sắm với bà ngoại Cheryl Wooff vào cuối tuần. Bà ngoại đã đưa cho cậu bé một túi khoai tây chiên và chai nước. Trên đường đi, Riley đã nghịch ngợm cho lưỡi của mình vào trong chai. Lúc đó chai nước đã có một khoảng chân không. Khi nhận ra lưỡi mình bị mắc kẹt, cậu bé hoảng loạn khiến lưỡi sưng nhanh hơn và Riley đau đớn hơn.
Clare - mẹ bé kể lại: "Đầu tiên, tôi nghe thấy tiếng lầm bầm, rồi Riley nói "Mẹ ơi! Mẹ, lưỡi con bị mắc kẹt". Tôi nghĩ đó không phải là chuyện gì quan trọng. Tôi sẽ lấy nó ra một cách dễ dàng. Vì vậy, tôi đã cố rút chai ra, nhưng không thể được. Riley đã hét lên "Mẹ gọi xe cấp cứu đi". Thậm chí, ngay lúc đấy, chúng tôi vẫn không nghĩ thằng bé gặp nguy hiểm, tôi cảm thấy hơi ngớ ngẩn khi vào bệnh viện vì chuyện này".
Lưỡi của Riley bị mắc kẹt trong nắp chai nước bằng nhựa.
Sau khi được phẫu thuật lấy nắp chai ra, lưỡi của cậu bé vẫn tím đen và sưng to đến mức không thể để vào trong miệng.
Sau khi được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Lancaster, Clare thừa nhận rằng cô vẫn không biết tai nạn nghiêm trọng đến mức nào, cho đến khi các bác sĩ thông báo là họ cần các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật. "Chúng tôi đã đến bệnh viện và một y tá cũng không thể nới lỏng cái nắp chai được. Riley đã thực sự hoảng loạn và la hét. Một bác sĩ đã xoay xở lấy cái chai ra, cuối cùng, nó chỉ còn lại cái nắp bị mắc kẹt trên lưỡi. Đó là lúc chuyện này trở nên đáng sợ", Clare kể tiếp.
"Bác sĩ nói có vẻ như khi Riley đưa lưỡi vào thì cái chai đã hoạt động như lực hút chân không nên toàn bộ lưỡi của thằng bé bị mắc kẹt trong đó. Riley đã thực sự sợ hãi và đau đớn. Bác sĩ cắt các cạnh của cái chai và thấy lưỡi của Riley bị kẹt ở miệng nắp".
Khi các bác sĩ hội thảo với nhau, họ đã cân nhắc việc có nên chuyển Riley đến bệnh viện Alder Hey ở Liverpool hay không. Clare chia sẻ: "Có 4 chuyên gia và 10 bác sĩ đứng họp bàn ở quanh giường Riley. Họ nói rằng cần phải gây mê cho thằng bé trong khi phẫu thuật. Một bác sĩ trong số đó đã nói tôi phải nhận thức được mọi sự rủi ro và họ cũng phân vân không biết có nên chuyển con tôi đến bệnh viện Alder Hey hay không vì họ không có đủ thiết bị".
Cái nắp chai nhìn vô hại nhưng suýt nữa đã khiến Riley tử vong.
"Khi gây mê, các bác sĩ cần đặt ống thở nơi cổ họng. Nhưng vì cái nắp chai đã nằm chắn ở đó, nên họ phải mổ một đường ở cổ họng Riley để đặt ống. Họ không muốn chuyển chúng tôi đến Alder Hey bằng xe cứu thương vì nơi đó quá xa, cách chúng tôi một giờ rưỡi đi đường. Và họ cũng không muốn mạo hiểm với Riley nếu thằng bé đột nhiên khó thở khi ở trong xe cứu thương thì họ sẽ không thể cứu giúp gì", Clare nhớ lại.
"Các bác sĩ nói con tôi có thể bị hụt hơi khi chúng tôi cắt nắp chai khiến cổ họng bị sưng tấy và Riley cần phải được phẫu thuật mở khí quản. Lúc đó, lưỡi con tôi đã chuyển sang tím đen. Đoàn hội chuẩn nói Riley có nguy cơ đau tim rất lớn vì khi lưỡi được giải phóng, tất cả máu sẽ lưu thông nhanh chóng và một trong những tĩnh mạch chính nằm ở đó. Điều này thực sự nghiêm trọng. Riley có thể sẽ chết".
Clare thật sự quẫn trí khi nghe thông báo này, bởi cô chưa bao giờ nghĩ rằng con trai mình có thể sẽ chết vì một chai nước . "Một bác sĩ quyết định sẽ không đợi thêm bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật khác nữa. Họ đưa con tôi đến nhà hát, cố gắng thu hút sự chú ý để con không ngủ. Họ đã lấy được nắp chai ra, còn Riley đã xử lý tốt đường thở của mình", Clare vui mừng cho biết.
Hình ảnh cậu bé Riley đáng yêu trước khi sự việc xảy ra.
Gia đình của Riley.
Bốn ngày sau cuộc phẫu thuật, lưỡi của Riley đã trở lại gần như là bình thường.
Sau cuộc phẫu thuật, lưỡi cậu bé vẫn bị sưng to đến nỗi cậu không thể đặt nó vào trong miệng. Sau một đêm ở lại theo dõi, Riley được xuất viện, nhưng nhiều ngày sau đó, lưỡi của bé này vẫn bị bong tróc và sưng lên, khiến cậu bị rối loạn ngôn ngữ.
Trong khi chờ Riley phục hồi hoàn toàn, Clare cùng chồng, Steven, kêu gọi các bậc cha mẹ hãy cảnh giác với những chai nước và kêu gọi các nhà sản xuất sử dụng các thiết bị an toàn cho chai nước uống. Clare nói: "Đó là ngày đáng sợ nhất trong cuộc đời tôi. Đến giờ tôi vẫn còn run rẩy. Tôi không thể ngừng nhìn thằng bé và mong nó khỏe lên. Thật đáng sợ bởi đây là một vật dụng hàng ngày có trong hộp đựng ăn trưa ở trường của hầu hết các trẻ em. Chuyện như con tôi vừa trải qua có thể xảy ra rất dễ dàng dù bạn không bao giờ mong đợi nó. Để không phạm sai lầm như tôi, các bố mẹ xin hãy ném những cái chai như vậy đi. Ngay cả chúng ta là người lớn cũng thật dễ dàng vô tình để cho lưỡi của mình bị dính vào trong miệng chai nước".
"Tôi nghĩ rằng tất cả các chai nên có một miếng gạc hoặc thứ gì đó để ngăn chặn chuyện này xảy ra một lần nữa", cô cho biết thêm.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Đau mắt đỏ: Chớ dại làm 3 việc sau nếu không muốn bị loét giác mạc, mù vĩnh viễn Đau mắt đỏ vốn dĩ không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu trong quá trình chữa, người bệnh mắc phải những sai lầm dưới đây sẽ khiến cho bệnh lâu khỏi, nghiêm trọng hơn có thể gây mù vĩnh viễn. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh thường do vi khuẩn, virus hoặc...