Hiếm gặp: Người đàn ông mắc bệnh mũi sư tử bịt kín đường thở
Người đàn ông ngoài 50 tuổi đến viện với đầu mũi như múi tỏi, to bất thường gây khó thở.
Bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh mũi sư tử.
Bệnh nhân là ông C., 56 tuổi. Nhập viện giữa tháng 11 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, ông cho biết bản thân phát hiện bệnh trứng cá đỏ từ nhiều năm trước nhưng chưa từng điều trị. Hai năm gần đây, vùng da ở mũi đỏ nhiều, tăng tiết nhiều bã nhờn, đầu mũi, cánh mũi lớn dần, phì đại che lấp đường thở.
“Trước khi đến viện, bệnh nhân thường xuyên phải thở bằng miệng vì lỗ mũi như có chiếc gối che lấp, rất nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống”, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, nói với VietNamNet ngày 3/12.
Hình ảnh mũi sư tử bít hết đường thở của bệnh nhân (trái) và mũi sau khi được phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Tiếp nhận ca bệnh, các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh mũi sư tử Rhinophyma. Đây là tình trạng biến dạng vùng mũi do sự tăng sinh, phì đại tuyến bã nhờn, mô liên kết và mạch máu ở mũi.
Mũi sư tử là một trong các dạng của trứng cá đỏ. Các vị trí trí khác có thể có phì đại da và tuyến bã là mi mắt, trán, cằm. Vị trí điển hình của mũi sư tử là ở đầu mũi. Trứng cá đỏ gây phì đại các tổ chức mô ở đỉnh mũi và cánh mũi, khiến vùng này nổi cao như múi củ tỏi.
Bệnh nhân có mũi sư tử thường có hình dáng mũi phì đại, biến dạng, mất thẩm mỹ. Vùng thương tổn mũi sư tử có màu da hoặc màu đỏ. Các mao mạch giãn rộng nổi rõ trên da, có nhiều lỗ nhỏ, tiết bã… Bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Video đang HOT
“Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương thi thoảng tiếp nhận bệnh nhân mũi sư tử gây mũi to, mất thẩm mỹ, nhưng trường hợp có đầu mũi bít nghẹt đường thở như ca bệnh này thì cực kỳ hiếm gặp”, bác sĩ Quang cho hay.
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tạo hình lại đầu mũi và cánh mũi, người bệnh đã không còn tình trạng nghẹt mũi, khó thở, được ra viện cuối tuần trước. Nguy cơ tái phát với vùng đã phẫu thuật gần như không còn, tuy nhiên, nam bệnh nhân này ngoài phì đại vị trí đầu mũi, trứng cá đỏ còn mọc ở nửa trên lưng mũi, cạnh hai bên má, với nguy cơ phì đại.
Bác sĩ Quang cho biết trứng cá đỏ là một bệnh lý viêm mạn tính tương đối phổ biến, dấu hiệu đặc trưng là có mụn nhỏ nhiều, tập trung thành từng mảng, sẩn, cục, sưng tấy khiến da mặt đỏ bừng, nhất là khi tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra, vùng da mặt có tình trạng giãn mạch cả vùng da không có mụn.
Trứng cá đỏ thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh nhưng thông thường khi người bệnh được chẩn đoán bị trứng cá đỏ cần được điều trị và quản lý, bởi trường hợp nặng sẽ tiến triển thành bệnh mũi sư tử.
“Đa số trường hợp bị bệnh mũi sư tử là lành tính, nhưng ở một số người, bệnh tiến triển nhanh gây loét, tiết dịch…”, bác sĩ Quang cho hay. Nguy cơ bệnh nhân có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào đáy nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời là có thể xảy ra dù không nhiều.
Thiếu nữ 15 tuổi đã mắc sùi mào gà
TS Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, 30% bệnh nhân đến khám vì bệnh tình dục là người trẻ, do quan hệ sớm, thiếu kiến thức.
30% bệnh nhân ở nhóm tuổi 15-24
Tại Hội nghị Da liễu toàn quốc năm 2023 diễn ra từ 23-25/11 tại Hà Nội, TS.BS Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mỗi năm bệnh viện điều trị 4.000-5.000 ca lây truyền bệnh qua đường tình dục, trong đó nhóm người trẻ 15-24 tuổi chiếm gần 30%.
TS.BS Phạm Thị Minh Phương cho biết, 30% bệnh nhân mắc bệnh tình dục đến khám là người trẻ, 15-24 tuổi (Ảnh: Hồng Hải).
TS Phương chia sẻ về ca bệnh là cô bé 15 tuổi, đang học lớp 9 được mẹ đưa đến viện khám khi phát hiện con có nhiều nốt sùi ở vùng kín.
Trước đó, cô bé có quan hệ với bạn trai, khi xuất hiện các nốt sùi không đau, không ngứa nên lúc đầu tưởng bình thường. Nhưng các nốt xuất hiện ngày càng nhiều mới dám chia sẻ để mẹ đưa đi khám.
TS Phương thông tin thêm, tại bệnh viện số lượng bệnh nhân nam mắc bệnh tình dục đến khám gấp gần 2 lần so với nhóm bệnh nhân nữ. Độ tuổi trung bình là 29 tuổi.
Đối tượng hay gặp nhất là những người làm nghề công nhân và dịch vụ. Tỉ lệ người bệnh là học sinh thuộc lứa tuổi 12 - 18 là 4,2% và nhóm sinh viên từ 18 - 22 là 22,6% (chiếm khoảng 1/4 số bệnh nhân đến khám).
Các bệnh nhân này chủ yếu đến viện vì các biểu hiện như là tiết dịch niệu đạo, âm đạo; xuất hiện nốt sùi hay vết trợt vùng sinh dục. Một số là đi khám sức khỏe hoặc hiến máu làm xét nghiệm test nhanh sàng lọc thì phát hiện ra bệnh. Sau khi thăm khám thì các bệnh lý hay gặp nhất là sùi mào gà, lậu và giang mai.
Bệnh tình dục: Cần chữa ở cả bạn tình
TS Phương cho biết, sau khi đốt sùi mào gà cho cô gái 15 tuổi, bác sĩ cũng đã đưa ra lời khuyên, cô bé cần thuyết phục bạn trai tới khám, điều trị.
Chuyên gia này khuyến cáo, có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh tình dục tự chữa, đến khi không hiệu quả mới đến khám, dẫn đến nhiều trường hợp điều trị muộn, khó khăn, tốn kém hơn. Hơn nữa, bệnh tình dục kéo dài không được điều trị sớm, không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh cũng như các di chứng của bệnh.
Theo TS Phương, trước thực trạng nhiều người trẻ mắc bệnh tình dục, cần tăng cường công tác giáo dục giới tính ngay từ khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Khuyến cáo quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, sử dụng bao cao su. Cần lưu ý thêm, bệnh tình dục lây qua cả đường miệng, nên việc quan hệ phải đảm bảo an toàn.
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong các con đường chủ yếu lây truyền bệnh xã hội. Thống kê trên thế giới mỗi năm có khoảng 10 triệu ca mắc mới bệnh lây truyền qua đường tình dục thuộc lứa tuổi 15-24.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu về hành vi sức khỏe học sinh do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện, tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019.
Theo số liệu của WHO năm 2023, mỗi ngày có hơn 1 triệu ca mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Các bệnh tình dục tập trung chủ yếu vào 8 bệnh chính trong đó có 4 bệnh có thể chữa khỏi gồm: Lậu, Chlamydia, Giang mai, trùng roi và 4 bệnh hiện chưa chữa khỏi được chủ yếu liên quan đến virus: HBV, HSV, HPV và HIV.
5 nguyên tắc cần nhớ giúp trẻ phòng tránh bệnh cúm Thời tiết với không khí lạnh ẩm, nhiệt độ môi trường không cao và độ ẩm trong không khí thấp là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển và gây bệnh cúm. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm?...