Hi hữu: Đóng đường băng sân bay để đuổi bắt chó
Đường băng ở sân bay Toronto Pearson, Canada đã phải tạm đóng khi phi hành đoàn cố gắng đuổi bắt một con chó đi lạc.
Chú chó lông trắng Crystal sau khi được cứu khỏi đường băng sân bay
Sự việc hi hữu xảy ra ở Toronto Pearson là sân bay bận rộn nhất của Canada, với hơn 50 triệu hành khách qua lại vào năm ngoái.
Ban quản lý sân bay đã phải tạm đóng một trong hai đường băng hoạt động của sân bay bận rộn này sau khi phát hiện một con chó đi lạc vào khu vực.
Chris Stubbs, nhân viên an toàn hàng không tại Toronto Pearson cho biết: “Thực sự, có một sự hơi hỗn loạn tại đây”.
Chú chó Crystal và nhân viên sân bay Chris Stubbs
Con chó tên là Crystal, một con chó giống podenco lông trắng, được đưa từ Tây Ban Nha đến Canada cùng 3 con chó khác. Nhóm các chuyên gia từ Nova Scotia chuyên giúp người Canada giải cứu chó ở Tây Ban Nha đã đưa chúng đến.
Nhưng khi nhân viên mở cửa khoang hàng trên chiếc máy bay British Airways chở Crystal hôm đó, chú chó đã chạy ra ngoài sân bay do chiếc chuồng của nó không được buộc chặt.
Video đang HOT
Theo Hope for Podencos, một tổ chức cứu hộ chó của Tây Ban Nha, Podencos là một giống chó nổi tiếng với tốc độ, sức bền và sự nhanh nhẹn. Do vậy, bắt con chó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Chú chó được đưa về nhà mới an toàn ở New Brunswick
Rhonda Martins, một thành viên của nhóm cứu hộ chó, cho biết phải mất khoảng 13 giờ đồng hồ mới có thể tóm gọn Crystal.
Rhonda Martins nói: “Trời mưa lớn. Chúng tôi hi vọng nó sẽ trú mưa nhưng không con chó vẫn tiếp tục chạy khắp đường băng”.
Bằng việc sử dụng hệ thống camera, thậm chí sử dụng cả camera nhiệt lực lượng an ninh sân bay mới kiểm tra được vị trí của chú chó Crystal ở phía đông của sân bay. Chris Stubbs và đội kiểm soát động vật hoang dã của sân bay, vốn thường sử dụng chim săn mồi để xua đuổi những con chim khác xuất hiện trên đường băng, phải trực tiếp ra ngoài để bắt chú chó.
Crystal được phát hiện đến gần đường băng khi một chiếc máy bay đang hạ cánh. Kiểm soát không lưu ngay lập tức đóng cửa đường băng này để đề phòng sự cố.
Chris Stubbs cho biết: “Con chó chạy vòng quanh. Từ phía đông sang phía tây sân bay, chạy xuống một trong những con mương rồi quay trở lại và cuối cùng do đã thấm mệt, nó chui xuống dưới một trong những chiếc xe tải chở động vật hoang dã đang đậu ở đó”.
Lực lượng an ninh sân bay đã cố gắng giúp con vật bình tĩnh và đưa đến nơi an toàn. Chris Stubbs cho con chó ăn. Crystal được đưa về nhà mới ở New Brunswick.
Rhonda Martins khen ngợi với các nhân viên của sân bay và chia sẻ rằng họ đã làm một công việc phi thường. Cô cho biết: “Họ thật tuyệt vời. Đây không phải lỗi của họ và họ đã chạy suốt 13 tiếng để tìm con vật”.
Bí ẩn 2 ngôi mộ bất khả xâm phạm trên đường băng quốc tế ít người biết đến
Người ta nói rằng nếu bạn hạ cánh ngay sau khi Mặt Trời lặn, 2 người bí ẩn từ hai khoảnh đất lạ sẽ xuất hiện dọc theo phía Bắc của đường băng.
Trên thế giới có rất nhiều sân bay kỳ lạ, đáng sợ thách thức sự dũng cảm của phi công, nhưng có nhiều sân bay khác lại khiến câu chuyện liên quan đến lịch sử trở nên ly kỳ - đường băng số 10 ở sân bay quốc tế Savannah/Hilton Head, bang Georgia, Mỹ.
Hành khách lần đầu tới sân bay quốc tế Savannah ở thành phố Savannah, Georgia, Mỹ thường rất bất ngờ khi thấy hai tấm bia mộ nằm ngay trên đường băng.
Giống nhiều sân bay khác trên thế giới, Savannah/Hilton Head được xây dựng trên mảnh đất nông nghiệp rộng hàng nghìn ha.
Hai "ngôi nhà" kì lạ trên sân bay quốc tế Savannah.
Những khu đất nông nghiệp cũ dĩ nhiên tồn tại hàng trăm ngôi mộ to nhỏ khác nhau.
Gia đình Dotson không ngoại lệ, nghĩa trang của gia tộc này lên đến con số hàng trăm bia mộ, trong đó gồm cả những ngôi mộ của nhiều nô lệ - những người từng sống, làm việc và chết ở điền trang.
Khi mở rộng sân bay Savannah trong Thế chiến II, đơn vị quản lý sân bay đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của hậu duệ gia đình Dotson.
Hậu duệ của gia đình Dotson tin rằng tổ tiên của họ không muốn rời bỏ vùng đất mà họ đã khai phá và canh tác. Họ nhất quyết muốn ở tại vị trí mà tổ tiên của họ đã định sẵn.
Nhưng cuối cùng quân đội đã di chuyển hầu hết hài cốt của những người được an táng trong nghĩa trang của gia đình đến Bonaventure.
Chiến tranh kết thúc, nơi đây được sử dụng làm sân bay dân dụng. Vào đầu những năm 1970, sân bay mở thêm các đường băng và đi qua các ngôi mộ còn sót lại.
Kể từ khi luật liên bang cấm di chuyển mồ mả mà không được phép của thân nhân, các nhà quản lý sân bay đã quyết định đổ xi măng cho 2 ngôi mộ đặc biệt, dùng đá khắc tên để đánh dấu, sau đó đổ nhựa xung quanh và làm phẳng nó cùng với đường băng.
Hai ngôi mộ này thuộc về Richard và Catherine Dotson - những người qua đời vào cuối những năm 1870 và đầu những năm 1890.
Trong khi 2 ngôi mộ khác của người thân Daniel Hueston và John Dotson có thể nhìn thấy trong vạt cỏ gần đó.
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến bay cất hạ cánh và không có chiếc máy bay nào đi qua khoảnh đất đặc biệt ấy.
Sân bay cho biết đây là một trong những ngôi mộ duy nhất trên thế giới được đúc vào cùng với đường băng dài 2,8 km.
Người ta nói rằng nếu bạn hạ cánh ngay sau khi Mặt trời lặn, 2 nhân vật này sẽ xuất hiện dọc theo phía Bắc của đường băng, liệu đó có phải một câu chuyện thần kỳ được thêu dệt hay không?
Chỉ biết rằng, trên vị trí đặc biệt này, các thành viên gia đình Dotson được phép đến thăm ông bà của họ, nhưng không được phép để bất cứ thứ gì trên đường băng!
Các sân bay đáng sợ nhất để hạ cánh trên khắp thế giới Hạ cánh từ các dãy núi, đại dương hay trên đường băng chỉ khoảng nửa kilomet là thử thách các phi công phải đối mặt khi đáp xuống các sân bay nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Pinterest. Paro là sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan, nép mình trong thung lũng sâu bao quanh bởi những đỉnh núi nhọn, cao tới...