Hezbollah có thể dồn người Israel vào cuộc sống dưới lòng đất
Một học giả Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Hezbollah có “ý chí và nguồn lực cần thiết để có tác động rất, rất, rất lớn trên đất Israel”.
Dân thường Israel có thể bị dồn xuống những hầm trú ẩn ngầm và chứng kiến cuộc sống hàng ngày của mình bị phá vỡ hoàn toàn.
Giường bệnh tại hầm trú bom trong bệnh viện ở thị trấn Nahariya, miền bắc Israel. Ảnh: Sputnik
Căng thẳng giữa Hezbollah và Israel đã bùng nổ trong bối cảnh một loạt các cuộc tấn công qua lại ngày càng dữ dội. Nhưng cả hai bên, cũng như các đồng minh của họ đều không thực sự muốn đi đến một cuộc chiến tranh toàn diện, vì điều đó sẽ chấm dứt mọi sự bình thường ở Israel, nhấn chìm hy vọng của Tehran trên mặt trận ngoại giao và kéo căng nguồn lực của Mỹ đến điểm giới hạn.
Các hãng hàng không lớn đã bắt đầu hủy và chuyển hướng các chuyến bay đến và đi từ Beirut và Tel Aviv vào cuối tuần trong bối cảnh lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Hezbollah của Liban và Israel. Diễn biến này xảy ra sau các cuộc tấn công đường không phủ đầu quy mô lớn của khoảng 100 máy bay chiến đấu Israel nhằm vào các mục tiêu bị nghi ngờ của Hezbollah trên khắp miền nam Liban. Đáp lại lực lượng dân quân này đã phóng một loạt hàng trăm thiết bị bay không người lái và tên lửa vào sáng sớm 25/8 để trả đũa vụ ám sát chỉ huy cấp cao Hezbollah là Fuad Shukr tại Beirut vào tháng trước của Tel Aviv.
Các cuộc tấn công qua lại ở quy mô nhỏ hơn bằng UAV và tên lửa cũng được ghi nhận, khiến hàng chục chiến binh Hezbollah, binh lính và thường dân Israel thiệt mạng hoặc bị thương trong đợt leo thang xung đột mới nhất.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 25/8, thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã nhắc đến việc lực lượng dân quân này nhắm mục tiêu thành công vào các địa điểm quân sự và tình báo của Israel. Ông Nasrallah giải thích phản ứng chậm trễ của Hezbollah với vụ ám sát thủ lĩnh Shukr vào ngày 30/7 là nhằm mục đích tạo thời gian cho các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza có kết quả – một cơ hội mà ông cho biết đã bị Thủ tướng Netanyahu và Washington bỏ qua.
“Mục tiêu của chúng tôi… là chấm dứt hành động xâm lược Gaza, vì vậy chúng tôi đã cho họ đủ cơ hội, nhưng sau ngần ấy thời gian, rõ ràng là ông Netanyahu đang đặt ra các điều kiện mới và người Mỹ đang hợp tác với ông ta và tất cả chỉ là lãng phí thời gian. Vì vậy không có lý do gì để trì hoãn thêm nữa”, ông Nasrallah nói.
Không bên nào muốn chiến tranh nổ ra
Video đang HOT
“Các bên trong khu vực và quốc tế gián tiếp tham gia vào cuộc chiến này như Mỹ và Iran không có ý định tham gia trực tiếp”, điều phối viên bộ phận quan hệ quốc tế của Viện Chính sách công Issam Fares thuộc Đại học Hoa Kỳ tại Beirut, Yeghia Tashjian bình luận về căng thẳng leo thang giữa Hezbollah và Israel.
Chỉ ra các yếu tố của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, cùng với những nỗ lực của Iran nhằm xích lại gần hơn về mặt ngoại giao với các nước phương Tây sau cuộc bầu cử vào tháng 7, chuyên gia Tashjian cho biết ông tin rằng các cuộc tấn công qua lại gần đây, dù nghiêm trọng đến đâu, vẫn là “các cuộc đụng độ được kiểm soát”, báo hiệu rằng không bên nào “sẵn sàng chuyển tình hình hiện tại thành một cuộc chiến tranh lớn”.
Hệ thống chống tên lửa Iron Dome của Israel khai hỏa để đánh chặn một tên lửa phóng từ Dải Gaza về phía Israel, gần Sderot. Ảnh: Sputnik
Tổn thất cho Israel và Mỹ
Tuy nhiên, vẫn có những lý do khác khiến Israel và Mỹ không thực sự muốn một cuộc xung đột toàn diện, theo học giả Furkan Halit Yolcu – thành viên khoa Viện Trung Đông tại Đại học Sakarya của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Yolcu, Hezbollah, không giống như Hamas, không phải là “một nhân tố phi nhà nước quy mô nhỏ”, mà là một lực lượng sánh ngang những đội quân quốc gia về mặt sức mạnh lục quân, chưa kể sức mạnh tên lửa và phòng không của họ có thể gây ra tổn hại lớn cho bất kỳ đội quân nào tấn công họ.
Hezbollah có “ý chí và nguồn lực mặt đất cần thiết để có tác động rất, rất, rất lớn trên đất Israel”, ông Yolcu cảnh báo, lưu ý rằng người dân Israel bình thường có thể bị dồn xuống những hầm trú bom ngầm mà chính phủ đã chuẩn bị và chứng kiến cuộc sống hàng ngày của mình bị phá vỡ hoàn toàn do khả năng của Hezbollah trong việc làm bão hòa hệ thống phòng không và tên lửa Israel.
“Sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân sự mà Hezbollah đe dọa Israel là kho tên lửa đạn đạo mà họ có. Hezbollah biết rằng Israel có một hệ thống phòng không nhiều lớp rất phức tạp có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm ngắn, tên lửa tầm xa. Họ có một hệ thống nhiều lớp bảo vệ trước ngay cả từ những thiết bị bay không người lái nhỏ nhất cho đến tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tiên tiến có thể bay xa tới 2.000 km.
Nhưng theo ông Yolcu, “có một khái niệm gọi là ‘bão hòa’”, là khi có một số lượng bệ phóng nhất định trên mặt đất đang chờ để bảo vệ không phận của bạn. Giả sử Israel có một số lượng X bệ phóng đã sẵn sàng triển khai và đang hoạt động, tìm kiếm tên lửa đến từ bất cứ đâu. Nếu Israel phải đối mặt với số lượng “X 1″ tên lửa đang lao về phía mình, điều đó đảm bảo rằng ít nhất một tên lửa sẽ bắn trúng mục tiêu.
“Và xét về điều đó, tỷ lệ phòng không, tỷ lệ phòng thủ mà phòng không Israel có thể tiêu diệt mục tiêu là từ 84% hoặc 90%. Vì vậy, một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo quy mô lớn, một cuộc tấn công bằng UAV quy mô lớn hoàn toàn có thể gây tổn hại đến cuộc sống thành phố của Israel và các hoạt động hàng ngày về mặt thương mại, ngoại giao, giáo dục, du lịch, hay bất cứ điều gì ta có thể tưởng tượng”, ông Yolcu giải thích thêm.
Các tòa nhà bị hư hại sau khi bị Israel không kích xuống vùng ngoại ô phía nam của Beirut, Liban ngày 31/7/2024. Ảnh: Sputnik
Theo nhà quan sát này, ngay cả các cuộc tấn công gần đây của Hamas vào Israel cũng đã chứng minh rằng “Israel không được bảo vệ 100%”, và nếu cuộc xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh thực sự với Hezbollah, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều đối với Tel Aviv.
Đối với Mỹ, họ cũng có những vấn đề riêng, khi việc triển khai thêm nguồn lực cho khu vực này tốn kém vô cùng. “Thật sự tốn kém khi tốn nhiều sức mạnh quân sự như vậy chỉ để bảo vệ Israel bằng mọi giá”, ông Yolcu nhấn mạnh.
“Có 10.000 lính Mỹ ở Qatar, 7.000 lính ở Bahrain, 6.000 quân ở Kuwait. Vì vậy, hiện diện quân sự của Mỹ không phải là nhỏ ở Trung Đông. Lý do họ tăng cường là vì lo ngại về việc Iran tham gia vào cuộc xung đột này và xung đột giữa hai cường quốc quân sự lớn trong khu vực. Điều này gây tốn kém cho Mỹ – bởi hiện diện quân sự ở các vùng lãnh thổ khác ngoài quốc gia đòi hỏi chi phí rất lớn, bởi vì họ phải duy trì các lực lượng đó sẵn sàng; phải duy trì các cơ sở, bảo dưỡng phương tiện, bảo dưỡng máy bay, tàu thuyền”, vị học giả nhấn mạnh.
Lý do Hezbollah bất ngờ tiết lộ về đường hầm chứa vũ khí bí mật
Với tiết lộ mới về hầm ngầm vũ khí này, Hezbollah dường như muốn nhấn mạnh khả năng phòng thủ của mình và gửi đi thông điệp rằng họ đã sẵn sàng cho bất kỳ kịch bản nào trong tương lai.
Lực lượng Hezbollah tại Liban phóng tên lửa về phía các tiền đồn của Israel ở Cao nguyên Golan ngày 7/4/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Hezbollah vừa tiết lộ một đoạn video mới, hé lộ các đường hầm bí mật chứa vũ khí của họ, được cho là lời cảnh báo gửi đến Israel trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai bên.
Theo AFP ngày 23/8, động thái này là một phần trong chiến lược lâu dài của Hezbollah nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn diện, đặc biệt trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến lớn với Israel.
Hezbollah đã tham gia vào các cuộc đụng độ thường xuyên với Israel nhằm hỗ trợ Hamas kể từ cuộc tấn công của nhóm vũ trang người Palestine này vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, dẫn đến cuộc chiến ở Gaza. Mối đe dọa về một cuộc xung đột toàn diện đã gia tăng sau khi Iran và Hezbollah tuyên bố sẽ trả đũa vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran, cũng như vụ không kích của Israel giết chết chỉ huy cấp cao của Hezbollah, Fuad Shukr, ở phía Nam Beirut (Liban).
Đoạn video dài bốn phút rưỡi của Hezbollah cho thấy một hệ thống đường hầm ngầm đủ lớn để chứa cả đoàn xe tải. Những chiếc xe tải này dường như đang vận chuyển tên lửa và bệ phóng ở cơ sở "Imad 4", được đặt tên theo chỉ huy cấp cao Hezbollah Imad Mughniyeh, người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom xe ở Damascus năm 2008 mà Israel bị cho là thủ phạm.
Nicholas Blanford, chuyên gia về Hezbollah tại Beirut và thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định rằng đoạn video có thể là một "lời cảnh báo" đối với Israel. Hezbollah dường như muốn nhắc nhở Israel về khả năng triển khai vũ khí mạnh mẽ của mình nếu cuộc tấn công của Israel trở nên quá mạnh.
Trong khi đó, Hany Farid, một chuyên gia pháp y kỹ thuật số tại Đại học California, Berkeley, cho biết đoạn video dường như không phải là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng một số phần của video có thể kết hợp các cảnh quay CGI cổ điển, ám chỉ đến hình ảnh do máy tính tạo ra.
Chuẩn tướng đã nghỉ hưu người Liban, Mounir Shehadeh, cho rằng đoạn video cho thấy hệ thống đường hầm của Hezbollah rất sâu, lớn và phức tạp, làm tăng độ khó khăn hoặc thậm chí không thể tiếp cận đối với Israel. Những đường hầm này được xem như một yếu tố chiến lược quan trọng trong khả năng phòng thủ của Hezbollah.
Iran, quốc gia được cho là hỗ trợ Hezbollah, cũng đã xây dựng các cơ sở ngầm tương tự trên khắp lãnh thổ của mình. Đại sứ quán Tehran tại Beirut cho biết họ gọi các cơ sở tên lửa ngầm của mình là "thành phố tên lửa", cho phép các lực lượng Iran tấn công đối phương từ bất kỳ đâu trong nước. Đoạn video của Hezbollah dường như muốn nhấn mạnh rằng những "thành phố tên lửa" tương tự cũng tồn tại ở miền Nam Liban, một khu vực mà Hezbollah có sự hiện diện mạnh mẽ.
Nhà phân tích quân sự Hisham Jaber cho biết, đến nay rất ít thông tin về các boongke và đường hầm ngầm "tối mật" của Hezbollah được tiết lộ. Ông cho rằng "Imad 4" chỉ là một trong số hàng chục cơ sở tương tự, với địa hình núi non ở miền Nam Liban là nơi lý tưởng để xây dựng các cơ sở này. Các máy bay chiến đấu của Israel sẽ khó lòng tiếp cận các đường hầm được trang bị đầy đủ này, nơi các thành viên của Hezbollah có thể hoạt động trong nhiều tháng.
Orna Mizrahi, một chuyên gia về Hezbollah tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) có trụ sở tại Tel Aviv, cho biết Israel đã biết về sự tồn tại của các cơ sở ngầm này từ lâu và có kinh nghiệm đối phó với các đường hầm của Hamas ở Gaza. Tuy nhiên, việc đối phó với hệ thống đường hầm của Hezbollah sẽ là một thách thức lớn hơn nếu xung đột toàn diện nổ ra.
Hezbollah đã bắt đầu xây dựng hệ thống đường hầm từ giữa những năm 1980, khi quân đội Israel rút khỏi hầu hết lãnh thổ Liban. Hệ thống này được sử dụng để lưu trữ đạn dược và bệ phóng tên lửa tầm thấp. Sau cuộc chiến năm 2006 với Israel, Hezbollah đã mở rộng và xây dựng các cơ sở ngầm phức tạp hơn, khiến việc tấn công vào các căn cứ này trở thành một nhiệm vụ khó khăn cho Israel.
Daniel Meier, người đứng đầu chương trình thạc sĩ về Trung Đông tại Sciences Po Grenoble, cho biết việc Hezbollah sử dụng đường hầm trong cuộc chiến tranh năm 2006 với Israel, đặc biệt là ở thị trấn biên giới Bint Jbeil, đã gây áp lực nặng nề lên Israel "bất chấp ưu thế trên không của nước này".
Nhiều hãng hàng không dừng bay đến và đi từ Liban, do lo ngại căng thẳng leo thang Tập đoàn hàng không Lufthansa (Đức) đã tạm dừng các chuyến bay đến thủ đô Beirut của Liban cho đến hết ngày 30/7, do tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Máy bay của hãng hàng không Lufthansa tại sân bay Frankfurt, Đức. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN Trong thông báo đưa ra ngày 29/7, Lufthansa cho biết, 5 chuyến bay của...