Hết trứng khi còn trẻ, coi chừng lỡ cơ hội làm mẹ
Kết hôn hơn 10 năm, chị T.T.A. (34 tuổi) bất ngờ khi bác sĩ thông báo chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị đã về mức 0,01.
Với chỉ số như vậy, cơ hội làm mẹ của chị chỉ còn 1%.
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân – Ảnh: BVCC
Chị T.A. chia sẻ chị là giáo viên tiểu học và kết hôn ở độ tuổi ngoài 20. Nghĩ cứ “thả”, con đến lúc nào thì vui lúc đó và tuổi còn trẻ nên vợ chồng chị cũng chưa gánh nặng việc sinh con.
Tuy nhiên, sau vài năm không có con, hai vợ chồng đưa nhau đi khám. Kết quả khám cho thấy sức khỏe sinh sản của chồng chị bình thường, nhưng chị có chỉ số AMH thấp.
Dù biết như vậy nhưng hai vợ chồng cũng không vội, vẫn “thả” và mong chờ sẽ đậu thai. Cho đến năm 2022, khi đi khám sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chị được bác sĩ thông báo chỉ số AMH của chị đã về mức 0,01.
Bác sĩ có giải thích, với chỉ số AMH thấp như vậy, cơ hội làm mẹ của chị chỉ còn 1%. Lúc đó, chị T.A. không ngờ rằng mình mới có 32 tuổi mà dự trữ buồng trứng đã gần như cạn kiệt.
Tình trạng đặc biệt nhưng không hiếm gặp
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho hay: “AMH giảm vẫn hoàn toàn có thể có thai tự nhiên được. Tuy nhiên, chỉ số này cảnh báo bạn nên có thai sớm. Để càng lâu, chỉ số AMH giảm, dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn. Nếu giảm đến mức độ chẩn đoán suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.
Với trường hợp của chị T.A., chỉ số AMH đã về mức 0,01. Với chỉ số này, nếu muốn có con, bệnh nhân phải gom trứng, gom phôi mới có cơ hội làm mẹ. Nếu như chỉ số AMH về 0, muốn mang thai sẽ buộc phải xin trứng”.
May mắn, trong hơn 1 năm chị T.A. gom từng quả trứng quý giá để tạo phôi. Sau thời gian kiên trì gom trứng, vợ chồng chị cũng có đủ số phôi khỏe mạnh để chuyển phôi. Rất may mắn trong lần chuyển phôi đầu tiên, chị cũng nhận được tin vui mang song thai. Vào đầu tháng 1-2024, sau hơn 1 thập niên chờ đợi, gia đình chị đã chào đón hai thành viên mới, khép lại một hành trình đầy vất vả.
Theo các bác sĩ, nhiều chị em không hiểu được tình trạng suy buồng trứng sớm sẽ diễn biến dẫn đến cạn kiệt trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tình trạng suy buồng trứng sớm nếu không có biện pháp để mang thai sớm, cho đến khi buồng trứng không còn dự trữ trứng sẽ buộc phải xin trứng.
Khi gặp tình trạng suy giảm buồng trứng, với những biểu hiện như kinh nguyệt không đều trong nhiều năm, mấy tháng mới có một lần, kinh nguyệt ít, thậm chí không có kinh, kèm theo nhiều triệu chứng tương tự mãn, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo… cần sớm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn, không nên trì hoãn gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tình trạng này khá đặc biệt nhưng hiện nay lại không hiếm gặp, cảnh báo các cặp vợ chồng phải đi khám chuyên khoa sớm nếu thấy muộn con.
Vì sao nhiều nữ giới suy buồng trứng sớm?
Bác sĩ Đặng Ngọc Khánh – khoa hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ – cho biết hiếm muộn xảy ra ở khoảng 1/6 các cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản. Có nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn, trong đó suy giảm chức năng của buồng trứng đóng một vai trò quan trọng.
Chức năng sinh sản của buồng trứng bắt đầu ở nữ giới từ lúc dậy thì, khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện và giảm dần từ 30 tuổi trở đi, đặc biệt là sau 35 tuổi, buồng trứng suy giảm rất nhanh. Sau 40 tuổi, gần 1/3 phụ nữ bình thường không còn khả năng có thai tự nhiên, mặc dù tuổi mãn kinh thường trong khoảng từ 45 đến 50 tuổi.
Thống kê cho thấy có 1% phụ nữ do bẩm sinh hay do quá trình tiêu hủy tế bào trứng diễn ra quá nhanh làm cho nguồn dự trữ buồng trứng bị suy giảm nghiêm trọng và hậu quả là hết trứng dù chưa đến 40 tuổi, tình trạng này gọi là suy buồng trứng sớm.
Ngoài ra, do bệnh lý ở buồng trứng hay phẫu thuật trên buồng trứng làm buồng trứng bị “suy sụp” nhanh hơn bình thường nên cũng bị “hết trứng” sớm hơn.
Bác sĩ Khánh cũng cho biết thêm dự trữ buồng trứng không chỉ liên quan đến khả năng thụ thai của người phụ nữ mà còn liên quan đến vấn đề sẩy thai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng sẩy thai xảy ra ở những người có dự trữ buồng trứng giảm đặc biệt cao hơn so với những người phụ nữ có dự trữ buồng trứng bình thường, các nhà nghiên cứu cho rằng điều này liên quan đến sự suy giảm chất lượng nang noãn ở những phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém.
Các bác sĩ khuyến cáo nữ giới nên chủ động theo dõi sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng quát, khám sản khoa định kỳ. Khi có những dấu hiệu bất thường như: khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đều… cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cần hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý đủ các nhóm chất, bổ sung thêm rau củ quả, đạm, vitamin, protein…, hạn chế các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa chất bảo quản hay đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ để phòng ngừa suy giảm buồng trứng.
Xét nghiệm tiền hôn nhân, cô gái sốc khi biết có tinh hoàn trong bụng
Sống dưới thân phận là phụ nữ suốt 27 năm, cô không ngờ mình lại mang nhiễm sắc thể của nam giới.
Trang SCMP đưa tin, Li Yuan (27 tuổi), sống ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc khi tới bệnh viện xét nghiệm tiền hôn nhân đã phát hiện có tinh hoàn trong bụng. Điều này có nghĩa về mặt sinh học, cô là đàn ông.
Được biết, vào năm 18 tuổi, Li Yuan có tới bệnh viện khám vì lo lắng việc không có kinh nguyệt, ngực chậm phát triển kể từ tuổi dậy thì.
Qua các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cô có nồng độ hormone bất thường, khả năng bị suy buồng trứng. Bác sĩ cũng đề nghị cô xét nghiệm nhiễm sắc thể nhưng vào thời điểm đó gia đình cô không nghe theo lời khuyên.
Cô sốc khi phát hiện ra tình trạng bất thường của mình. (Ảnh minh họa)
Mãi cho tới gần đây, khi Li Yuan chuẩn bị đám cưới, cô mới quyết định kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của mình. Lần này, Duan Jie - một bác sĩ phụ khoa có nhiều năm kinh nghiệm đã chẩn đoán cô mắc chứng rối loạn hiếm gặp là tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH).
Sau một tháng hồi hộp chờ đợi kết quả xét nghiệm, các phán đoán của bác sĩ đã có câu trả lời rõ ràng. Cô Li có nhiễm sắc thể giới tính nam nhưng ngoại hình lại giống nữ. Chỉ có khoảng 1 trong 50.000 trẻ sơ sinh mắc dạng CAH này.
Cả cha và mẹ của Li đều mang gen lặn gây rối loạn, vì vậy Li có đến 1/4 nguy cơ mắc tình trạng bất thường này.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, do không được điều trị sớm nên Li còn bị loãng xương và thiếu vitamin D.
Bác sĩ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ ngay tinh hoàn ẩn trong bụng của cô vì nó có nguy cơ gây ung thư cao.
Đầu tháng 4 năm nay, cô Li đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, may mắn đã thành công. Hiện tại, tình trạng của cô cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên, đồng thời phải điều trị bằng hormone dài hạn.
Cư dân mạng sốc trước căn bệnh hiếm gặp mà cô Li mắc phải. Nhiều người bày tỏ sự cảm thông và ngưỡng mộ trước sự bình tĩnh khi đối mặt với sự thật về giới tính của cô.
Ngoài ra, không có thông tin liên quan tới điều gì sẽ xảy ra với đám cưới dự kiến của cô Li. Bác sĩ Duan cũng cho biết thêm, việc chẩn đoán và điều trị sớm cho những người có triệu chứng tương tự như cô Li rất quan trọng.
Người phụ nữ 51 tuổi có thai bằng trứng duy nhất trong buồng trứng Người phụ nữ 51 tuổi có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng duy nhất lấy được từ buồng trứng bị suy. Ngày 24-4, thông tin từ Bệnh viện sản nhi Phú Thọ cho biết nơi đây vừa thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho bệnh nhân TTn (51 tuổi, ngụ Phú Thọ). Quá trình giúp người phụ nữ 51...