Hết thời sốt đất, môi giới bất động sản khốn khổ vì khách ‘ăn vạ’
Anh Trần Tuấn Việt (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện của mình khi gần đây bị khách “dội bom” do mắc kẹt giữa lúc thị trường trầm lắng. Anh Việt kể, từ đầu năm đến nay, anh liên tục phải nhận cuộc gọi từ các nhà đầu tư thân quen giục hỏi khi nào thì bán được đất, thậm chí nhiều người sẵn sàng buông lời nặng nề trách mắng anh làm họ mắc kẹt.
Theo lời anh Việt, hồi đầu năm 2021, khi thị trường sốt nóng, khách đầu tư dự án nào đều nhanh chóng có lợi nhuận. Có khách vừa mua tháng trước, tháng sau đã lời vài trăm triệu đồng. Anh Việt vừa là môi giới dẫn khách mua dự án vừa là người bán lại để kiếm lời cho khách để hưởng tiền công và hoa hồng.
” Khi đó thị trường sôi động, việc mua bán dự án dễ dàng và nhanh chóng, khách đầu tư đa số đều có lãi. Vì thế, rất nhiều người đi theo tôi để giao dịch, thậm chí là lướt sóng“, anh Việt nói.
Đáng nhớ nhất là khi anh Việt tham gia bán hàng tại dự án ở Bắc Giang – một trong những địa điểm sốt đất dữ dội nhất. Khi đó, 1 tuần anh có thể chốt được 2 – 3 lô đất, khách chỉ 1,2 tuần là đã có thể lướt sóng và lãi 50 – 100 triệu đồng.
Nhiều nhà đầu tư mắc kẹt khi thị trường bất động sản trầm lắng. (Ảnh minh họa)
” Thời điểm đầu năm 2021, khi cơn sốt đất ở Bắc Giang đang rất nóng, việc mua đi bán lại kiếm lời cho khách không phải là chuyện khó. Có khách nhờ tôi mà lãi cả tỷ chỉ trong vài tháng“.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, khi thị trường chững lại, nhiều nhà đầu tư ôm đất rơi vào cảnh rất khó thoát hàng. Cũng từ đây, các cuộc gọi giục bán đất cũng ngày càng nhiều, thậm chí nhiều khách hàng trách móc anh Việt đã khiến họ mắc kẹt tại dự án.
Anh Việt chia sẻ, có khách sau khi lướt sóng hai lô đất có lãi, nhưng ôm đến lô thứ ba thì mắc kẹt. Lúc đầu họ chưa hoang mang, nhưng đến giờ đã gần một năm chưa bán được, trong khi lại cần tiền để làm ăn, nên ngày nào cũng gọi điện như kiểu “đòi nợ”.
Video đang HOT
” Lúc môi giới bán đất là khi thị trường sôi động, nên không chỉ tôi mà ai cũng sẽ nói đầu tư chắc chắn có lời. Thực tế là nhiều khách hàng đã có lời rồi. Giờ họ cho rằng, tôi nói như vậy là lừa họ và quay ra bắt vạ. Trong khi ai đi buôn đất cũng đều biết, hết “sóng” thì sẽ bán chậm, nhưng đầu tư dài hạn thì đất rất khó để lỗ“, anh Việt cho hay.
Giống như anh Việt, chị Trần Mai Anh (Bắc Ninh) cũng khốn khổ vì bị khách hàng “quây”.
Hơn 1 năm trước khi thị trường bất động sản Bắc Ninh sôi động, rất nhiều nhà đầu tư được chị môi giới đã kiếm được số tiền lãi lớn. Các dự án chị Mai Anh bán chủ yếu là mới trong giai đoạn huy động vốn, chưa đủ điều kiện để bán hàng.
Nhưng đầu tư các dự án này khách mới có cơ hội kiếm lời lớn vì thường giá ban đầu sẽ rất rẻ so với thị trường và có biên độ tăng lớn hơn các dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Thời điểm đất sốt, khách hàng đa số chỉ quan tâm đến dự án có sóng hay không, còn rất ít người quan tâm đến tiến độ cũng như chất lượng dự án.
Tuy nhiên, khi thị trường trầm lắng, ít người mua bán, nhiều khách mắc kẹt bắt đầu “quay xe” quay ra trách môi giới tư vấn không đúng, bán dự án “lởm” khi pháp lý chưa đầy đủ.
” Lúc ai cũng có lãi thì không thấy ai gọi điện trách móc tôi, thậm chí còn liên tục nhờ tôi tìm đất mới để mua. Nhưng khi thị trường nguội lạnh thì quay ra “bắt đền”, trách móc tôi lừa đảo, bán dự án kiểu treo đầu dê bán thịt chó. Nhiều khách hàng nói lời rất khó nghe khiến tôi vô cùng mệt mỏi“, chị Mai Anh nói.
Thực tế, trong cơn sốt đất, nhu cầu đầu tư rất lớn nhưng nguồn cung ít, vì vậy việc giá bị đẩy lên cao là chuyện hiển nhiên. Đến nay, khi thị trường chững lại nhiều người khó khăn về tài chính sẽ có tâm lý như ngồi trên đống lửa.
Giám đốc một phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cũng cho biết, việc môi giới bất động sản bị trách mắng khi thị trường hạ nhiệt là có xảy ra. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhìn nhận rõ đối với những sản phẩm bất động sản pháp lý đầy đủ thì đây là sản ph ẩm thực, khác hoàn toàn kiểu mời gọi đầu tư vào tiền ảo, dẫn đến việc người tham gia mất trắng tài sản.
” Hy hữu trên thị trường trước kia có dự án khi chưa được cấp phép nhưng họ đã phân lô bán nền trên giấy tờ. Thậm chí, lôi kéo nhà đầu tư góp vốn và cam kết trả lợi nhuận theo năm, theo tháng rất cao. Tôi cho rằng, những trường hợp như vậy mới gọi là lừa đảo“, vị giám đốc này nói.
Chung cư tại tuyến đường "ồn ào" Lê Văn Lương đang có giá bao nhiêu?
Dù tuyến đường Lê Văn Lương được đánh giá là quá tải hạ tầng, xã hội nhưng giá căn hộ ở khu vực này cao hơn mặt bằng chung ở Hà Nội. Nguyên nhân, do khu vực ở vị trí đắc địa, kết nối thuận tiện đến các khu vực.
Giá chung cư tại Lê Văn Lương lên tới 75 triệu đồng/m2
Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra loạt sai phạm liên quan tới việc điều chỉnh công năng thành nhà ở, tăng thêm tầng cao, diện tích sàn,... Dẫn đến việc quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Theo đó, mấy năm trở lại đây, tuyến đường này thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường. Dù vậy, giá chung cư ở khu vực này vẫn cao hơn so với mặt bằng chung tại Hà Nội, thậm chí vẫn có chiều hướng đi lên.
Theo khảo sát, tại dự án BRG Diamond Residence mức giá dao động từ 65 - 75 triệu đồng/m2. Đơn cử, một căn hộ có diện tích 61,3 m2, đang được bán với giá 75 triệu đồng/m2, tương đương gần 4,6 tỷ đồng. Theo đơn vị bán cho biết, mức giá tại dự án đã điều chỉnh 2 lần kể từ đợt mở bán đầu tiên vào năm 2020, khi đó mức giá khoảng 60 triệu đồng/m2. Đến tháng 5/2022, chủ đầu tư đã điều chỉnh lên mức giá 65 - 75 triệu đồng/m2.
Tại dự án Hà Nội Center Point, mức giá rao bán dao động từ 38 - 46 triệu đồng/m2. Đơn cử, một căn hộ cũ có diện tích 80m2, gồm 3 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, đang được rao bán với giá 46,1 triệu đồng/m2, tương đương 3,7 tỷ đồng.
Tại dự án chung cư Golden Palm, mức giá dao động từ 38,5 - 51,5 triệu đồng/m2. Tòa chung cư Handi Resco cũng có mức giá dao động từ 38 - 51 triệu đồng/m2. Một số chung cư khác như Star City, Diamond Flower Tower, Time Tower,... cũng đang có mức giá rao bán từ 38 - 45 triệu đồng/m2. Chung cư Việt Đức Complex do có vị trí không đẹp bằng nên có mức giá mềm hơn, dao động từ 27 - 38 triệu đồng/m2.
Một số dự án tiếp giáp khu vực này cũng có giá cao như: Chung cư Stellar Garden giá rao bán từ 39 - 55 triệu đồng/m2, chung cư The Legend dao động từ 39 - 63 triệu đồng/m2, Chung cư ban Cơ yếu Chính phủ mức giá rao bán từ 31 - 41 triệu đồng/m2.
Anh Ngô Thành - môi giới bất động sản khu vực này cho rằng, dù tuyến đường Lê Văn Lương được đánh giá là quá tải hạ tầng, thường xuyên xảy ra tắc đường nhưng vẫn có mức giá bán cao. Bởi, khu vực này có lợi thế nhiều trường học, văn phòng, vị trí đẹp dễ dàng kết nối với các khu vực trung tâm nên rất nhiều người vẫn ưa chuộng.
"Nhà ở khu vực này di chuyển đi đâu cũng tiện, dù liên tục tắc đường nhưng nhiều người vẫn lựa chọn mua nhà khu vực này. Theo đó, giá nhà ở tuyến đường Lê Văn Lương vẫn tăng đều theo thời gian", anh Thành nói.
Lệnh pha cung - cầu khiến giá tăng cao
Còn theo anh Nguyễn Trường - môi giới bất động sản khu vực Thanh Xuân cho biết, mức giá ở đường Lê Văn Lương có cao hơn mặt chung của Hà Nội nhưng tình hình thanh khoản cũng không cao.
"Khu vực này đông người ở cùng với đó các dịch vụ ăn chơi, giải trí, văn phòng đều có đầy đủ, cùng với đó là thời gian qua các khu vực liên tục lên cơn sốt nên thị trường thứ cấp mua đi bán lại giá đã tăng cao. Còn ở thị trường sơ cấp, khu vực này hiếm có dự án mới vì cũng đã hết quỹ đất nên giá mở bán đã cao đến khi điều chỉnh lại càng cao hơn. Tuy nhiên, có những dự án dù bán nhiều năm nay nhưng chủ đầu tư vẫn chưa bán hết hàng", anh Trường cho biết
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư tại Hà Nội thời gian qua liên tục tăng nhanh, có dấu hiệu của đầu cơ, sốt ảo. "Nhiều dự án hiện nay có mức giá bỏ xa thu nhập trung bình của người dân, trong khi giao dịch hiện tại ở mức không cao", vị chuyên gia nói.
Ông Neil MacGregor - Tổng Giám đốc Savills Việt Nam đánh giá thị trường nhà ở trong nước đang và sẽ chứng kiến nhu cầu rất lớn cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và tỷ lệ dân số vàng. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra nguồn cung dự án mới hạn chế do nhiều vấn đề tồn tại đang khiến thị trường lệch pha, cần nhiều giải pháp thiết thực để giải quyết tình trạng này.
Dự báo về giá chung cư trong năm 2022, các chuyên gia cho rằng, kịch bản hạ giá chung cư là điều khó xảy ra nhất là khi nguồn cung đang khan hiếm. Tình trạng lạm phát, tăng chi phí nguyên vật liệu sẽ khiến cho giá chung cư tăng cao.
Môi giới bất động sản: Tác nhân gây 'nóng sốt' thất thường Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (BĐS). Con số này phản ánh một thực tế về tình trạng môi giới BĐS thiếu lành mạnh dẫn đến những rủi ro, bất cập của thị trường này thời gian qua. Tại Hà Nội, chỉ có khoảng 50% là nhà môi giới chuyên nghiệp,...