Hết thời khoe của, teen khoe gì?
Khi vật chất không thể lấp đầy cho thói khoe khoang của mình, một số teen bắt đầu chuyển sang “khoe” những thứ khác.
Mua sách để khoe… kiến thức
Anh bạn L. (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có thể được coi là một ví dụ tiêu biểu trong việc mua sách để… khoe tri thức. Nhà giàu, những món đồ công nghệ hiện đại mang thương hiệu “Apple” với anh chàng chỉ là chuyện nhỏ, thế nhưng, với điểm số lẹt đẹt trên lớp, anh chàng chưa bao giờ được các “tầng lớp” trí thức trong lớp nể phục và coi trọng.
Khi nhắc tới L, ngoài việc thán phục về những món đồ hàng hiệu anh chàng có, thì thêm vào, chính là những cái bĩu môi khi nhắc đến kết quả học tập không mấy tốt đẹp của cậu ấm Hà Thành này.
Để vớt vát lại hình ảnh chính mình trong mắt mọi người, thay vì lao đầu vào những môn học đang chờ ghi danh thi lại, anh chàng lại sưu tập những cuốn sách đầy trải nghiệm của cuộc sống như “Làm giàu không khó”, “Suy nghĩ lớn”… để mang đến lớp học.
Ảnh minh họa, nguồn:ymoi.com
Ở nhà, những cuốn sách này chưa một lần được giở ra, thay vào đó, chúng được ém kĩ trong cặp để mỗi lần vào lớp học, anh chàng lại tỏa sáng khi đặt lên bàn, đọc 2 đến 3 trang rồi… cho bạn mượn. Khi bạn bè chán hẳn và không còn mượn nữa thì anh chàng lại chuyển sang đọc tầm 5 đến 6 trang, áp dụng phương pháp thứ hai là để ngay ngắn trên bàn từ đầu đến cuối buổi học.
Không ai lại không ngưỡng mộ những tâm sự rất thật của chàng về tính ham hiểu biết, ham đọc sách hay cao hơn nữa là những cuốn sách thực tế về làm giàu thay vì những lý thuyết khô khan phải tiếp thu mỗi ngày trên giảng đường đại học.
Thế nhưng, tri thức đâu chả thấy, học hành điểm số vẫn tệ hại, thậm chí còn thậm tệ hơn trước. Hay thay, những cuốn sách anh chàng sưu tập để mang lên lớp thì vẫn mới như những ngày đầu mua. Nhiều bạn trong lớp thì vẫn thắc mắc không hiểu tại sao anh chàng lại đọc chậm đến thế, cả một kì năm học mà đọc chưa xong một cuốn sách.
Video đang HOT
Nhiều bạn còn cảm thấy khó hiểu hơn khi hỏi anh bạn này về nội dung cuốn sách, nhất là những điều đơn giản như cuốn sách mấy chương, chương này viết về cái gì… Cuối cùng anh bạn L. chỉ biết ậm ừ cho qua, nội dung đơn giản chỉ là “Làm giàu không khó” khi được hỏi về cuốn sách “Có khó để làm giàu?” .
Khoe… bạn
Một kiểu khoe đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nếu vừa phải, nó có tác dụng tích cực giúp khẳng định mình là con người hòa đồng, được mọi người quý mến. Còn nếu quá đà, nó sẽ mang theo các tác dụng ngược lại. Ngày xưa có câu nói châm biếm “Lấy người sang bắt quàng làm họ” thì bây giờ nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lại lấy câu châm ngôn này làm một phong cách sống cho bản thân mình.
Đôi khi, chỉ một lần gặp gỡ hay một lần nói chuyện, nhiều teen có thể ba hoa đủ thứ với người khác rằng, mình là bạn thân của anh chàng “hot boy” này hay cô gái “hot girl” nọ, thêm vào đó là những câu nhận xét, bình luận cứ như hai người là bạn thân thật, thậm chí là đã từng có nhiều phen “sống chết có nhau”.
Trường hợp quá đà hơn, nhiều teen còn tự vẽ lên những viễn tưởng mình là bạn thân của người nổi tiếng nọ, người nổi tiếng kia rồi kể khắp nơi với nhiều người. Như cô bạn H. (Bách Khoa Hà Nội) luôn khiến bạn bè phải khó chịu trong những giây phút bốc đồng của cô.
Là một sinh viên xa nhà, ngoài việc học hành và thường xuyên online xem tin tức trên mạng, chả mấy khi, cô bạn này ra ngoài giao lưu với ai, thế nhưng, những tiết học trên giảng đường, lúc nào cô cũng không ngớt lời khi kể về những đoạn giao lưu “YAHOO” với sao này, sao nọ hay nói theo cách khác là “Sao Online”, không những thế, cô còn lên tới đỉnh điểm khi kể về những bữa tiệc mình được mời tham dự với sao, hay lố bịch hơn là đi chơi cùng sao, mời sao về nhà mình chơi.
Tất nhiên, các bạn trong lớp dễ dàng lật tẩy ngay kiểu khoe khoang có “102″ của cô nàng bằng nhiều lần hỏi ảnh chụp chung với các sao, hay là mấy câu gợi ý đùa như muốn đi chơi cùng sao, muốn đi ăn cùng sao… Thế nhưng, mỗi lần như vậy, cô nàng lại im bặt rồi tìm cách đánh trống lảng. Riết rồi cũng chán, mỗi lần như thế, ai cũng tránh xa, thế nhưng, nàng đâu có biết điều này khi lỡ miệng cao hứng.
Một số teen thì lại muốn khoe khả năng quan hệ rộng của mình, đặc biệt hơn là để hướng tới mục tiêu “cái rốn của vũ trụ”. Không thiếu những bạn thường xuyên khoe về cái list yahoo dài dằng dặc mà cả ngày chả ai “pm” do toàn thêm nick khắp nơi trên các forum, hay những bạn lại khoe cái danh bạ chật máy mặc dù chả ai gọi điện nói chuyện, nhắn tin bao giờ do chủ yếu xin số điện thoại linh tinh nhưng… không quen biết.
Đi đến đâu, làm việc gì, những nhân vật này sẵn sàng cao hứng kể về mối quan hệ trong lĩnh vực này, lĩnh vực kia, thế nhưng, khi có việc cần giúp đỡ, sự thật rằng, hóa ra những mối quan hệ này hoàn toàn không có thật, thậm chí, người trong mối quan hệ cũng không có thật!
Khoe công việc
Nhiều teen năng động đã mang cho mình một hành trang sự nghiệp sớm hơn bạn bè cùng trang lứa khác bằng những công việc như cộng tác viên báo chí, có một cửa hàng nho nhỏ cho riêng mình, hay khá hơn là được thực tập ở các công ty lớn có tên tuổi… Có những thành công nhất định như vậy trong cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại cho họ rất nhiều sự kính phục từ những người bạn, người thân xung quanh.
Thế nhưng, không khó để tìm ra những trường hợp “Chưa có miếng mà đã có tiếng” như N. (Đại học Mở Hà Nội). Được đăng 2, 3 bài báo mạng, thế nhưng, gặp ai anh chàng cũng kể rằng hiện tại rất bận rộn với công việc phóng viên chuyên nghiệp của mình. Nào là đi săn tin, nào là đi chụp ảnh, hay “pro” hơn là đi phỏng vấn ca sĩ, diễn viên nổi tiếng…
Hay có trường hợp như anh chàng sinh viên năm nhất G. (Đại học Quốc Gia Hà Nội), anh chàng luôn từ chối các cuộc đi chơi trên lớp với lý do chính đáng đi họp công ty, hay là than thở những điều như mệt mỏi vì phải quản lí hàng chục nhân viên cấp dưới, thậm chí là rất vất vả khi phải đi công tác xa nhiều ngày liền.
Nhưng sự thật là, những ngày nghỉ học chơi game là những ngày đi công tác xa vất vả, hay cái công việc oai phong lẫm liệt của anh chàng chỉ đơn giản là bán hàng đa cấp. Quản lí hàng chục nhân viên thế nhưng, cuối tuần vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ. Sớm muộn mọi chuyện cũng vỡ lở, khi mẹ anh chàng G. là bạn thân của phụ huynh một cô bạn cùng lớp. Đến lúc biết hậu quả của “sự khoe” của mình thì anh chàng cũng không thể xóa được cái biệt danh tai tiếng “G. chém bão” sau này.
Kết
Đôi khi, chỉ cần hiểu một câu nói của ông cha ta ngày xưa rằng “Khoe một tí cũng là nhiều, khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ”, chúng ta cũng có thể biết, khoe khoang luôn là tính xấu xí cần hạn chế ngay, thậm chí là “stop” nếu không muốn rơi vào các tính huống dở khóc, dở cười hay tệ hơn là trở nên lố bịch trong mắt mọi người.
Đôi khi cần tự nhìn nhận rằng, khi nói ra, giá trị việc mình làm đã giảm đi một nửa, còn khi không nói mà người khác nhận thấy được, giá trị việc mình làm đã nhân lên gấp đôi, teen ạ!
Theo PLXH
Thiếu gia tỉnh lẻ vung tiền khoe đẳng cấp
Chiều hối hả tụ tập. Đêm mất dạng sau những tiếng rồ ga, vật vã trong những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng với rượu, gái, thuốc lắc... và lũ lượt kéo nhau về các nhà nghỉ, phòng trọ khi trời đã rạng sáng. Cuộc chơi thác loạn của đám dân chơi tỉnh lẻ ở đất Hà Thành chỉ bắt đầu từ chiều hôm trước và kết thúc "có hậu" vào rạng sáng ngày hôm sau. Khi chơi đến độ "thân tàn ma dại", hầu như tất cả những dân chơi thời thượng ấy lại dạt về các tỉnh lẻ và đều nhận những hậu quả như nhau, đó là trắng tay, bệnh tật hay bi kịch hơn là bước vào vòng lao lý.
Họ là ai?
Trong đám dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, hầu như phần lớn là những "cô chiêu, cậu ấm" chịu chơi, gia đình giàu có. Họ đến từ khắp các tỉnh thành lân cận như Ninh Bình Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... Sau một thời gian bị "giam chân" ở quê, các cô, cậu muốn "tháo cũi sổ lồng" và khi đã "đủ lông, đủ cánh" như chim sổ lồng "ôm" tiền lên đất Hà Thành, lao vào tiếp cận, khám phá những cái mới, cái lạ, lao vào những cuộc chơi như những con thiêu thân cho thỏa "chí tang bồng".
Đất Hà Thành phồn hoa đô hội với biết bao thú chơi mới bày ra, cuốn hút các cô cậu như có ma lực đến lạ kì... Những quán nhậu thâu đêm trên đường Hồ Tùng Mậu, Tô Hiệu, quán bar, vũ trường ở Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Trần Duy Hưng... thường là tụ điểm ăn chơi khá ưa chuộng của giới dân chơi tỉnh lẻ vì so với ở quê thì nó sôi động và cuồng nhiệt hơn nhiều. Đó còn là nơi để các thiếu gia tỉnh lẻ "vung tiền" khẳng định đẳng cấp của mình, chứng tỏ mình là dân chơi chính hiệu.
Lô đề, gái gọi... có ma lực đến lạ kì kéo sinh viên ra khỏi ghế nhà trường, vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận (Ảnh minh họa, nguồn: diendanhn)
Chẳng cần quen biết gì trước, các dân chơi tỉnh lẻ lập hội, lập nhóm ăn chơi rất nhanh chỉ cần có tiền và nhiệt huyết là đủ! Nhóm chơi càng đông, càng nhiều thiếu gia thì càng có tiếng tăm và được các dân chơi khác nể phục.
Cách chơi, cách thể hiện và cách "vung" tiền của các dân chơi tỉnh lẻ chẳng kém cạnh so với đám dân chơi Hà Thành là mấy! Đã lên Hà Nội chơi ít nhất muốn vào hội, vào nhóm các dân chơi phố huyện phải có tay ga, tầm tầm hạng trung là @, Dyland hay SH và phải biết sài đồ hiệu... Còn đẳng cấp của thiếu gia dứt khoát phải có Camry hay Lexus... để phân biệt đẳng cấp với đám dân chơi còn lại. Các thiếu gia thỏa sức vung tiền, đập phá vì ở quê có cả một gia tài đồ sộ của "lão gia".
Các "lão gia" thường thường là giám đốc công ti này, công ti nọ hay chủ kinh doanh bất động sản, thậm chí là những người có địa vị cao trong xã hội. Hình ảnh một cậu quí tử tóc bờm xờm vàng oạch; cổ, chân, tay loang loáng những lắc vàng, lắc bạc; cánh tay chạm trổ đầy những hình xăm quái đản... giữa một đội dân chơi quần áo, đầu tóc đủ kiểu bước vào những quán nhậu, vũ trường... vui thâu đêm cho đến lúc tàn canh ở những tụ điểm ăn chơi của Hà Nội không còn là xa lạ...
Dù đẳng cấp của giới dân chơi tỉnh lẻ đến đâu đi nữa nhưng trong con mắt của đám dân chơi Hà Thành chỉ coi là "những kẻ quê mùa biết khoe của". Vốn đã chẳng hợp gì nhau, hai nhóm dân chơi này không ít lần "chạm trán" và đã có "đổ máu" để "cho nhau một bài học".
Thiếu gia đi học
Trong giới dân chơi tỉnh lẻ trên đất Hà Thành, còn có nhiều những "cô chiêu, cậu ấm" đang là sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học. Lô đề, gái gọi... có ma lực đến lạ kì kéo họ ra khỏi ghế nhà trường, vùi mình vào những cuộc chơi, nơi những niềm vui không bao giờ là cùng tận.
H- cậu sinh viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, quê ở Thái Nguyên, đã nhiều lần khẳng định cái đẳng cấp của một dân chơi thứ thiệt. Ở quê, gia đình thuộc diện khá giả, bố mẹ là những người có địa vị cao trong xã hội. Vốn có "tiếng tăm", "số má" ở quê, lại chịu chơi nên H chẳng chịu thua kém ai. Để chứng tỏ là một dân chơi, H sài toàn đồ hiệu, nằng nặc đòi bố mua SH thay con Novo mua chưa được hai tháng. Bố H chiều lòng cậu công tử, sợ nó không vừa ý tháo ngang về lại xấu mặt gia đình.
Có SH, có đồ hiệu, có túi tiền không lúc nào cạn, H kết bạn với nhóm dân chơi trong trường để tụ tập, đập phá. Cuối tuần nào cũng vậy, H cùng nhóm bạn thường lui tới các tiệm ăn theo phong cách Nhật- Hàn- những nơi hợp với người nước ngoài hơn là các sinh viên Việt; rồi lại đến các phòng trà, quán karaoke vui chơi. Ở Hà Thành có quán ăn sang trọng nào mới mở, hội của H đêu tìm đến để "khai vị", khám phá của ngon vật lạ.
Có lần, H muốn gây choáng, mời cả hội bạn vào một nhà hàng hải sản trên đường Nguyễn Khánh Toàn- Cầu Giấy, thưởng thức đủ loại "hải vị" ở đây cùng với những chai rượu mạnh đắt tiền chỉ để "khao" mình có người yêu mới. Hôm ấy, H "vung" đâu hết hơn chục triệu.
Ngoài những thú vui chơi "tao nhã" ấy, H còn nghiện món lô đề, coi đó như một trò giải khuây mỗi ngày. Cái máu đỏ đen ấy có sẵn trong người, H mải mê dấn thân vào cuộc chơi ném tiền và tương lai qua cửa sổ. Số tiền gia đình chu cấp cho cậu công tử đi học 15 đến 20 triệu mỗi tháng vẫn không đủ, H cắm SH và vay nặng lãi để có tiền ăn chơi và ném vào lô đề.
Lãi mẹ đẻ lãi con, đến lúc khoản nợ lên đến gần 2 tỉ đồng, chủ nợ mới siết cổ cậu công tử và báo tin về cho "lão gia" nếu không hoàn trả thì cậu công tử "phố huyện" sẽ bị dân "xã hội đen" thanh toán. Hay tin, bố mẹ H ngã ngửa nhưng vẫn vội vàng khuôn tiền lên phố thị "chuộc" con.
Theo VietNamNet
Chọn "chân dài" hay "đầu cao"? Sau nhiều vụ rò rỉ bảng điểm lộ kết quả học tập be bét của một số người đẹp đình đám gần đây, cư dân trẻ cộng đồng mạng xôn xao bàn tán chuyện phải chăng sắc đẹp không thể đồng hành cùng tri thức, nếu đặt lên bàn cân của trái tim, các chàng trai sẽ nghiêng về bên nào: cái đẹp...