Hết Tết, rồng rắn đường trở lại
Tại nhiều nơi trên quốc lộ 1 (đoạn Tiền Giang) đã xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài. Còn tại sân bay Nội Bài, các lối đi thông thường đã không còn chỗ trống…
Nhiều loại phương tiện kẹt cứng tại khu vực cầu Kinh Xáng, quốc lộ 1, Tiền Giang.
7h ngày 15/2, phóng viên lên xe khách xuất phát từ TP Cần Thơ để về TP.HCM.
Miền Tây: ùn ứ từ cầu Mỹ Thuận
Xe chở chúng tôi sau khi qua cầu Mỹ Thuận một đoạn thì phải xếp hàng cùng với một đoàn ôtô dài ngoằng phía trước hơn 2km. Theo cảnh sát giao thông (CSGT) điều tiết giao thông, nguyên nhân ùn tắc là do mặt cầu An Hữu trên quốc lộ 1 thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang quá hẹp, trong khi xe máy và ôtô cùng lưu thông quá nhiều.
CSGT phải điều tiết cho phương tiện qua cầu này một chiều. Phải mất đúng 40 phút, xe chúng tôi mới qua khỏi cầu An Hữu. Chưa kịp mừng thì xe chúng tôi lại xếp hàng tại cầu Cổ Cò thêm 15 phút. Đến ngã tư thị trấn Cai Lậy cũng phải mất thêm 15 phút nữa mới chạy bình thường được.
Trung tá Trần Văn Bình, trạm trưởng trạm kiểm soát giao thông Trung Lương (Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an Tiền Giang), cho biết trên tuyến quốc lộ 1 qua Tiền Giang hiện có bốn điểm ùn tắc nghiêm trọng gồm: cầu An Hữu, cầu Cổ Cò, ngã tư thị trấn Cai Lậy và cầu Kinh Xáng. Trong đó đáng lo nhất là cầu An Hữu (gần cầu Mỹ Thuận) vì khu vực này không có đường tránh. Phương tiện không còn cách nào khác ngoài việc xếp hàng để… bò.
Anh Nguyễn Minh Trung, tài xế xe khách tuyến TP Cần Thơ – TP.HCM, nói chỉ tính riêng các điểm kẹt tại Tiền Giang thì thời gian di chuyển nhiều hơn bình thường khoảng 90-120 phút, tùy thời điểm.
Trung tá Trần Văn Bình cho rằng nhiều khả năng ngày 16/2 tiếp tục xảy ra ùn tắc trên quốc lộ 1 do mọi người tranh thủ về TP.HCM để thứ hai (18/2) đi làm trở lại. Để tránh bị kẹt và xếp hàng nhích từng mét, người đi xe máy có thể đi đường tránh khi có thông tin bị ùn tắc tại các điểm “nút thắt cổ chai”.
Video đang HOT
Tại TP Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, ngày 15/2 lượng khách đổ về các bến xe để về TP.HCM cũng đã tăng mạnh. Tại bến xe Hùng Vương (Cần Thơ), do lượng khách quá đông gây quá tải khu vực nhà chờ của hãng xe Phương Trang nên hàng trăm hành khách phải ngồi chờ xe ở khu vực vỉa hè đường Phan Đăng Lưu.
Còn theo Ban quản lý bến xe Cà Mau, tới 16h cùng ngày xe đi Cần Thơ, TP.HCM đã bán hết vé, phải điều động gần chục xe từ 30-45 chỗ ngồi ở tuyến khác để tăng tuyến, đảm bảo không ứ đọng khách.
Trong khi đó, theo ông Phạm Hoàng Vũ – trưởng ban điều hành bến xe khách Rạch Giá (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), từ ngày 13 đến 18/2, giá vé xe từ Rạch Giá đi TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai được điều chỉnh tăng 40% so với ngày thường. Hiện các hãng xe lớn như Phương Trang, Tuyết Hon… đều thông báo hết vé đến hết ngày 17/2 (mồng 8).
Miền Đông: vẫn còn thông thoáng
Tại khu vực Đông Nam bô, lực lượng CSGT Đông Nai dự báo đây là cửa ngõ vào Nam nhưng hành khách vê quê bắt đâu quay vào Nam làm viêc sẽ không ô ạt như những năm trước. Đây là môt sự khác thường so với nhiêu năm, bởi thời gian nghỉ têt dài ngày, những người làm ăn xa tính toán được chuyên tàu xe.
Trung tá Nguyên Văn Ba, phó Phòng CSGT Công an tỉnh Đông Nai, cho hay lưu lượng xe khách ở các tỉnh phía Bắc trở lại Nam sẽ khó gây ra ùn tắc. Lý do, theo trung tá Ba, thời gian nghỉ dài ngày đã kéo giãn lượng khách vào Nam. Ngoài ra, viêc giải quyêt ùn tắc giao thông đã được sáu tỉnh thành ở Đông Nam bô ký kêt (Đông Nai, Bình Dương, Bình Thuân, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Lâm Đông).
Ghi nhận của Tuổi Trẻ, những ngày sau tết nhiều nơi ở Thanh Hóa không còn tình trạng người dân đưa nhau ra quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, chen chúc đón xe khách vào Nam, ra Bắc đi làm ăn xa như những năm trước. Lý giải về việc năm nay số khách đi tuyến phía Nam giảm nhiều so với mọi năm, anh Nguyễn Xuân Bắc (quê ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), quản đốc một công ty may ở TP.HCM, cho biết: “Do kinh tế khó khăn, đồng lương công nhân ở nhiều công ty, xí nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… chỉ đủ ăn, trong khi chi phí tiền tàu xe đi lại từ phía Nam ra, rồi nhiều chi phí khác để về quê đón tết lên tới 7-8 triệu đồng/người, khoản tiền lớn đối với công nhân nghèo”.
Chôn chân tại sân bay Nội Bài
Các hãng hàng không nội địa cho biết kể từ ngày 15/2, lượng hành khách bay từ Hà Nội vào phía Nam và các TP miền Trung bắt đầu tăng lên rất nhiều so với ngày thường, lượng hành khách cùng một lúc đến sân bay Nội Bài làm thủ tục đột ngột gia tăng.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại sân bay chiều tối 15/2 đông chật kín người, các lối đi dường như không còn chỗ trống. Chỉ có hai cửa kiểm soát an ninh dòng người rồng rắn với bốn hàng chờ đến lượt vào bên trong nhà ga để lên máy bay. Các hãng hàng không đã chủ động thông báo với hành khách có mặt trước giờ khởi hành của chuyến bay ba giờ để đảm bảo việc làm thủ tục chuyến bay được thuận lợi và đúng giờ. Tuy nhiên, nhiều hành khách đã chủ động đến sớm 4-5 giờ vì sợ trễ chuyến hoặc không còn chỗ vào Nam.
Hàng trăm người xếp hàng chờ tới lượt kiểm tra hành lý để vào phòng chờ lên máy bay ở sân bay Nội Bài tối 15/2
Ông Nguyễn Văn Thảo (Ý Yên, Nam Định) mua vé vào TP.HCM của Hãng hàng không VietJet Air, chuyến bay dự kiến khởi hành lúc 22h25 nhưng ông đã có mặt ở sân bay Nội Bài từ 18h30. Chị Trương Thị Oanh (Thanh Oai, Hà Tây) đi chuyến bay vào TP.HCM của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) lúc 22h15 nhưng cũng đã có mặt ở sân bay từ 19h30. Đại diện VNA tại sân bay Nội Bài cho biết trong ngày 15 và 16/2 có 96-98 chuyến bay nội địa cất và hạ cánh, riêng ngày 17/2 sẽ có 104 chuyến bay cất/hạ cánh nên lượng hành khách sẽ còn đông hơn rất nhiều trong những ngày tới. Để giảm thiểu thời gian chờ làm thủ tục và tình trạng quá tải tại sân bay, hành khách có thể thực hiện thủ tục lên máy bay trực tuyến trên website www.vietnamairlines.com của hãng. VNA cũng sẽ thay đổi địa điểm làm thủ tục các chuyến bay nội địa xuất phát tại sân bay Nội Bài vào ban đêm trong dịp Tết Quý Tỵ.
Theo đó, từ ngày 15 đên 22/2 (tức mồng 6 đến 13 tháng giêng âm lịch), các chuyến bay nội địa có thời gian cất cánh từ 22h-24h hành khách sẽ làm thủ tục tại tâng 1 cánh B nhà ga T1 sân bay Nội Bài. Các chuyến bay nội địa của VNA ngoài khoảng thời gian này vẫn làm thủ tục tại tầng 2 (trừ các chuyến bay trên đường bay địa phương đang được làm thủ tục tại tầng 1 như thường lệ).
Cập nhật giao thông qua kênh VOV-GT
Bà Đỗ Thị Tuyết Lan, trưởng phòng giao thông TP.HCM thuộc kênh giao thông quốc gia (VOV-GT) Đài Tiếng nói Việt Nam, cho biết lực lượng hơn 50 người bao gồm kỹ thuật viên, biên tập viên, MC, phóng viên hiện trường luôn “có mặt trên từng cây số” để cập nhật tình hình giao thông những ngày trước tết cũng như sau tết, đặc biệt tại các cửa ngõ phía đông – tây của TP.HCM từ 6h-23h.
Sơ đồ đường tránh ùn tắc giao thông dành cho xe máy và ôtô dưới chín chỗ qua quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang
Ngoài lực lượng phóng viên túc trực tại các cửa ngõ, bà Lan cho biết hiện nay VOV-GT thực hiện xử lý thông tin, hình ảnh giao thông qua hệ thống khoảng 200 camera lắp đặt tại các chốt giao thông. Vì vậy bức tranh về giao thông trong những ngày sau tết tại TP.HCM và các địa bàn lân cận cơ bản được online, cập nhật liên tục và phát trên sóng FM 91MHz Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi phát hiện các điểm giao thông đang bị ùn ứ, tai nạn có thể dẫn đến ùn tắc… thì có thể chia sẻ với VOV-GT qua số điện thoại 08.39.91.91.91.
Chiều 15/2, thiếu tá Trần Hồng Minh, phó Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM, cho biết từ ngày 16 đến 19/2 để đảm bảo giao thông được thông suốt tại các cửa ngõ dẫn vào TP như cửa ngõ phía tây (từ H.Bình Chánh về vòng xoay An Lạc) và phía đông (từ cầu Đồng Nai về khu vực bến xe miền Đông), từ trước tết phòng đã chỉ đạo các đội CSGT như An Lạc, Rạch Chiếc, Bình Triệu, Hàng Xanh… tăng cường lực lượng CSGT trực chiến thường xuyên để điều tiết giao thông.
Từ hôm nay 16/2, CSGT Hà Nội phối hợp với lực lượng CSGT tám tỉnh giáp ranh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… sẽ phân luồng từ xa nhằm giảm thiểu tình trạng ùn ứ giao thông tại các cửa ngõ ra vào TP khi người dân đi du lịch về, cũng như trở lại Hà Nội làm việc, học tập sau đợt nghỉ tết.
Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân, sẽ mở cửa hầm liên tục 24/24 giờ, không dừng giao thông qua hầm hằng ngày từ 3h-4h như thường lệ từ ngày 14/2 đến 5/3 (tức ngày 5 đến 24 tháng giêng). Ngoài các ngày trên, hầm đường bộ Hải Vân vẫn đóng cửa hầm hằng ngày từ 3h-4h theo quy định.
Theo xahoi
Bỏ Tết để cắt hoa phục vụ Valentine
Nhiều nhà vườn ở Đà Lạt đã chấp nhận không chơi Tết để ra vườn cắt hoa bán phục vụ ngày lễ tình nhân bởi ngày 14/2 nhằm đúng mùng 5 Tết Quý Tỵ. Hoa hồng khan hiếm nên giá bán tại vườn đã tăng 3-5 lần ngày thường.
Ngay từ chiều mùng 1 Tết, nhiều người dân ở các làng hoa Đà Lạt đã ra vườn cắt hoa, việc thăm hỏi bà con được thu xếp vài tiếng trước đó hoặc dời lại vào các buổi tối những ngày tiếp theo.
Ông Hội ở làng hoa Vạn Thành cho biết, trong ngày đầu năm mới gia đình ông đã cắt trên 200.000 bông hồng để đóng đi Hà Nội vì khách hàng hối thúc làm gấp cho kịp bán lễ. Mùng 2 và 3 gia đình ông lại đóng hàng cho những mối ở TP HCM và miền Trung.
Hầu hết người trồng hoa Đà Lạt đã ra vườn từ ngày đầu năm, việc thuê mướn nhân công trong những ngày này rất khó khăn và giá cũng rất cao vì hầu hết nhân công đã về quê ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung để ăn tết với gia đình.
Nhiều người ra vườn hái hoa hồng từ mùng 1 Tết để kịp phục vụ Valentine. Ảnh: Quốc Dũng.
Chợ hoa Đà Lạt sáng 12/2 khá vắng lặng, nhiều quầy sạp chưa mở hàng. Chợ hoa tự phát của sinh viên ở khu vực ngã 5 ĐH Đà Lạt bình thường rất sầm uất vào các ngày lễ như Valentine, 8/3, 20/10... thì dịp lễ tình nhân năm nay lại vắng vẻ bởi các sinh viên đã về quê đón Tết.
Những người buôn bán hoa tại Đà Lạt cho biết, lễ tình nhân thị trường chỉ ưa chuộng hoa hồng. Tết Nguyên Đán và lễ tình nhân sát nhau nên lượng hoa không dồi dào như những năm trước, giá hoa hồng được dịp tăng mạnh. Hoa hồng màu đỏ bán tại vườn 5.000 đồng một bông, các màu khác 3.500 - 4.500 đồng, trong khi ngày thường giá hoa hồng tại vườn chỉ 1.000 - 1.500 đồng.
Theo VNE
Trung tâm Sài Gòn ngập rác sau giao thừa Sau khi mãn nhãn với những màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, người dân TP HCM lục đục về nhà, để lại sau lưng la liệt những túi ni lông, vỏ chai nước ngọt, vỏ dừa... ở vỉa hè, vườn hoa. Khu vực trước đường hoa Nguyễn Huệ phía bên bến Bạch Đằng, rác tràn ngập trên mặt đường. Cách...