Hết nghèo, trở thành triệu phú nhờ… dựa vào rừng
Là một trong những xã nghèo vùng sâu của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nhưng không trông chờ vào những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền, nhân dân xã Trường Sơn đã chủ động phát triển kinh tế, chăn nuôi kết hợp với trồng và bảo vệ rừng.
Nhờ thế, địa phương này đang bứt phá mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhiều hộ dân có thu nhập cao.
Triệu phú rừng
Những ngày này, cùng với việc tỉa cành, tạo tán cho diện tích keo của gia đình, bà Đinh Thị Điều ở xóm Cột Bài, xã Trường Sơn lại tranh thủ thời gian đi chăn thả, cắt cỏ lá cây phục vụ đàn trâu của mình.
Từng là một hộ nghèo, khó khăn của xã Trường Sơn, sau nhiều năm được địa phương hỗ trợ, tiếp sức, giao rừng để sản xuất, đến giờ gia đình bà Điều đã tự tin vươn lên trở thành hộ khá, giàu ở trong xã.
Nhờ sống dựa vào rừng, gia đình bà Đinh Thị Điều ở xóm Cột Bài, xã Trường Sơn đã thoát nghèo vươn lên, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Hải Đăng
Bên cạnh việc bảo vệ, chăm sóc gần 10ha rừng sản xuất và rừng đầu nguồn, gia đình bà Điều còn nuôi trên 10 con trâu. Trung bình mỗi năm, từ việc chăn nuôi dựa vào rừng, gia đình bà Điều có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
“Chăn nuôi ở đây rất thuận lợi, không chỉ có bãi chăn thả mà nguồn thức ăn ở rừng như cỏ, lá cây cũng rất phong phú và đa dạng nên đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh, lớn nhanh”, bà Điều nói.
Bà Điều chia sẻ thêm, trước đây, người dân xã Trường Sơn cũng có rừng nhưng cây rừng chưa già thì đã bị chặt non để bán lấy tiền, trong khi đó, diện tích rừng trồng lại rất thấp do người dân không có kỹ thuật, trồng nhỏ lẻ, phân tán theo quy mô hộ gia đình nên diện tích đất trống, đồi núi trọc ngày càng tăng. Không có rừng giữ đất, mưa lũ, thiên tai cũng khắc nghiệt hơn trước, nhiều gia đình bị ảnh hưởng nặng nề…
“Tuy nhiên những năm qua, phong trào trồng rừng phát triển ở khắp các thôn trong xã. Những cánh rừng ngày càng nhân rộng, đồng nghĩa với cái đói, cái nghèo được đẩy lùi và thiệt hại do thiên tai, mưa lũ cũng giảm bớt “, bà Điều khẳng định.
Video đang HOT
Cùng xã với gia đình bà Điều, gia đình ông Đinh Công Hậu – Trưởng xóm Tháy Mỏ cũng đang hưởng lợi từ rừng. Ông Hậu cho hay: Giờ riêng công việc tỉa cành, chặt những cây nhỏ đem bán, gia đình tôi cũng thu được từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Hậu bảo: Trước đây trồng cây sắn, cây ngô thì nhanh được thu hoạch nhưng vất vả mà lợi nhuận rất thấp. Mấy năm gần đây, bà con chuyển sang trồng rừng, tuy mất vài năm để có thể thu hoạch nhưng giá trị kinh tế mang lại lớn hơn nhiều.
“Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục tận dụng những diện tích đất còn lại để trồng rừng, trong đó tập trung vào cây quế để có nguồn thu nhập cao, ổn định hơn”, ông Hậu nói.
Nghề nuôi trâu vỗ béo đang mang lại thu nhập cao cho bà con ở Trường Sơn. Ảnh: Hải Đăng
Tiếp tục hỗ trợ người dân
Trao đổi với chúng tôi, ông Bạch Chí Điển – Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho hay: Từ chủ trương phát triển kinh tế rừng của huyện, xã Trường Sơn đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân biết cách “dựa vào rừng mà sống”.
Nếu như trước đây, phần lớn người dân trong xã trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Nhà nước nên khi được giao trồng rừng, họ không mấy mặn mà. Nhiều hộ nhận cây về để chết khô hoặc chỉ trồng qua loa lấy lệ, không chịu chăm sóc, cây còi cọc… Nhưng bây giờ, khi bà con được tuyên truyền, hỗ trợ cây giống, vốn, kỹ thuật thì rừng đã phủ màu xanh khắp xã. Đầu ra cũng rất thuận lợi vì trên địa bàn xã và huyện đã có doanh nghiệp chế biến gỗ thu mua với giá cao hơn so với gỗ non.
Cũng theo ông Điển, ngoài triển khai trồng rừng bền vững (7-8 năm mới thu hoạch), chính quyền xã còn tích cực cùng người dân bảo vệ rừng; khuyến khích người dân tận dụng đất, kết hợp trồng rừng và chăn nuôi, trồng cây ăn quả để gia tăng giá trị kinh tế.
Theo UBND xã Trường Sơn, hiện xã có tổng diện tích tự nhiên 3.060ha; trong đó đất nông nghiệp là 2.728ha; đất phi nông nghiệp 152ha; đất chưa sử dụng là 180 ha. Để ổn định đời sống bà con, xã đã lấy kinh tế rừng làm trọng tâm, trong đó, xác định trồng rừng sản xuất và một số loại cây có giá trị kinh tế cao gắn liền với chăn nuôi gia trại vừa và nhỏ.
“Đặc biệt, đối với những hộ nghèo, cận nghèo chúng tôi đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội để giúp bà con được tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường và đầu tư cho việc học tập của con cái…”, ông Điển chia sẻ.
Từ một xã nghèo nhất của huyện Lương Sơn, giờ đây, Trường Sơn đã là xã có ít hộ nghèo nhất huyện. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 21 triệu đồng/năm.
Cũng theo ông Điển, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với người dân để hoàn thành kế hoạch trồng rừng; các cấp, ngành, địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng để duy trì bền vững tỷ lệ che phủ rừng, nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế của rừng trồng, giúp bà con thoát nghèo bền vững và làm giàu được từ rừng.
Dù lợi ích từ rừng mang lại khá lớn, nhưng theo bà con xã Trường Sơn, chính sách hỗ trợ giao bảo vệ rừng đầu nguồn của Nhà nước hiện chưa thực sự tạo động lực cho người dân bám, bảo vệ rừng. Ông Đinh Công Hậu cho biết, hiện gia đình ông đang được giao bảo vệ gần 3ha rừng đầu nguồn nhưng mỗi năm chỉ được hỗ trợ khoảng 200.000 đồng/ha.
“Dù biết bảo vệ rừng là bảo vệ tài nguyên nước, đất, không khí… phục vụ cuộc sống nhưng Nhà nước nên tăng mức hỗ trợ lên khoảng từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/ha thì hợp lý, góp phần đảm bảo cuộc sống cho bà con sống bên rừng”, ông Hậu kiến nghị.
Theo Danviet
Diễn tập chữa cháy rừng cấp quốc gia
Ngày 22-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cấp quốc gia năm 2019 tại xóm Chanh, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn.
Nông sản an toàn được trưng bày tại lễ phát động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh Thái Nguyên.
Quy mô diễn tập chữa cháy rừng trên diện tích 3 ha rừng trồng keo 5 năm tuổi thuộc lô 12 khoảnh 10 tiểu khu 86 với hơn 1.000 người tham gia. Buổi diễn tập nhằm nâng cao vai trò chỉ huy phòng cháy, chữa cháy (PCCC); các lực lượng phối hợp nhuần nhuyễn để có phương án, kế hoạch chủ động ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Tại hiện trường vụ cháy rừng, dưới sự chỉ huy của Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập PCCC rừng Trung ương, tất cả các lực lượng được huy động đã kịp thời vào hiện trường tham gia chữa cháy. Kết quả, trong thời gian ngắn đám cháy đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn.
Trong quá trình chữa cháy, bảo đảm an toàn về mọi mặt; đặc biệt là các loại phương tiện, tài sản, con người được huy động tham gia chữa cháy rừng.
Ngày 22-11, tỉnh Thái Nguyên tổ chức lễ phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Tỉnh hiện có hơn hai nghìn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, trong số đó có khoảng 10% cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Tại lễ phát động, đại diện nông dân ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt; không dùng chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; không tiêu dùng thực phẩm bẩn.
Hiện, thành phố Hà Nội đã thiết lập được cơ sở dữ liệu quản trị cho 3.068 cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp, cửa hàng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn. Trong đó, đã hoàn thiện thủ tục quản lý, tập hợp hồ sơ đăng ký tham gia hệ thống và cấp mã QR code minh bạch thông tin cho 6.949 bộ mã truy xuất nguồn gốc nông sản đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm lên Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Hà Nội.
Tối 22-11, UBND huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) tổ chức khai mạc "Ngày hội hoa quả tươi" lần thứ nhất - năm 2019. Tham gia ngày hội có 30 gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản đặc trưng của các xã, thị trấn trong huyện. Tại ngày hội, Ban tổ chức tôn vinh 10 hộ nông dân làm vườn tiêu biểu; trao chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho ba sản phẩm nem nướng, măng bát độ và quả tươi Hữu Lũng... Ngày hội diễn ra đến hết ngày 23-11.
Năm 2019, diện tích cây có múi của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đạt khoảng 6.700 ha, tổng sản lượng ước đạt 58 nghìn tấn. Hiện, địa phương có 1.800 ha cây có múi được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Thời gian tới, huyện sẽ phấn đấu 100% diện tích cây có múi được sản xuất theo các quy trình này.
Niên vụ 2019-2020, diện tích mía nguyên liệu của tỉnh Tuyên Quang giảm xuống còn hơn 4.540 ha (niên vụ 2018-2019 là 8.470 ha), tổng diện tích mía bị phế canh hơn 3.600 ha. Nguyên nhân là do Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương có lượng đường tồn kho lớn dẫn đến chậm thanh toán tiền mua mía nguyên liệu, đồng thời giảm giá thu mua khiến nhiều người không trồng mía nữa.
Sáng 22-11, tàu cá PY-96217 TS trên đường đi khai thác đã bị mắc cạn tại cửa biển Đà Diễn (Phú Yên). Tàu bị sóng đánh, phá nước phần lái nên trôi dạt vào bãi đá bờ kè xóm Rớ hư hỏng nặng. Lực lượng chức năng cùng người dân đã cứu hộ, đưa tàu cá vào bờ. Ngoài ra, có hai tàu cá khác cũng bị phá nước được lai dắt vào cảng Vũng Rô ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa.
Sáng 22-11, cách khu vực biển Cửa Sót 1 hải lý, thuyền đánh cá (chưa có số hiệu) do ông Hoàng Nhân ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà làm thuyền trưởng, có hai thuyền viên, đang đánh bắt cá thì bất ngờ bị sóng biển đánh chìm. Lực lượng biên phòng Trạm Cửa Sót (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) đã nhanh chóng tiếp cận, cứu nạn ba thuyền viên và trục vớt phương tiện bị chìm đưa vào bờ an toàn.
Tối 21-11, tàu cá ĐNa - 90275 TS đang hành nghề tại vùng biển Đà Nẵng thì một thuyền viên bị vật nặng rơi trúng đầu làm bất tỉnh tại chỗ. Cục Hàng hải Việt Nam điều tàu SAR 412 đi cứu hộ, cùng đi có bác sĩ từ Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng. Đến 22 giờ cùng ngày, tàu SAR 412 đã đưa nạn nhân về tới Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ quan chức năng. Nhờ được cấp cứu kịp thời, nạn nhân đã vượt qua cơn nguy kịch.
Từ nay đến năm 2023, tỉnh Kiên Giang sẽ xây dựng 18 cống trên đê biển, ven biển thuộc địa bàn bốn huyện An Minh, An Biên, Châu Thành và Kiên Lương với tổng vốn đầu tư 1.484 tỷ đồng. Các cống đê này sẽ giúp tăng cường khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên, nguồn nước và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực có diện tích 99 nghìn ha thuộc các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Châu Thành và khoảng 110 nghìn ha thuộc các huyện Kiên Lương, Giang Thành và Hòn Đất.
Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đang khuyến cáo người dân không tự ý tái đàn lợn vì dịch bệnh đang diễn ra phức tạp. Chính quyền sẽ không hỗ trợ thiệt hại đối với các hộ dân tự ý tái đàn lợn khi xảy ra dịch bệnh, bị tiêu hủy. Thời gian qua, tỉnh đã xuất ngân sách gần 40 tỷ đồng phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại cho nhiều hộ chăn nuôi có đàn lợn mắc bệnh phải tiêu hủy theo quy định.
Theo Chi cục Thủy sản Trà Vinh, 5 năm gần đây, bình quân mỗi năm có hơn 2.100 hộ nông dân ở vùng nước ngọt và lợ trong tỉnh thả nuôi tôm càng xanh với diện tích gần 2.000 ha, tổng sản lượng thu hoạch hơn 1.500 tấn tôm càng thương phẩm. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân nuôi tôm càng xanh toàn đực, nhằm tăng năng suất, chất lượng tôm để tăng thêm mức lợi nhuận 1,5 lần so với nuôi tôm càng bình thường.
Hiện, mô hình nuôi tôm hai giai đoạn đang được các doanh nghiệp và người dân tỉnh Bến Tre áp dụng với tổng diện tích hơn 780 ha, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2018. Ưu điểm của mô hình này là cho năng suất, chất lượng vượt trội so với cách nuôi cũ, lợi nhuận từ 700 đến 800 triệu đồng/ha/vụ nuôi. Đến năm 2020, tỉnh sẽ mở rộng mô hình nuôi này lên 1.200 ha.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Quảng Bình: Trao 54 con bò giống cho các hộ nghèo đồng bào Vân Kiều Trong 2 ngày 27 và 28/11, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đã tổ chức trao 54 con bò giống cho 54 hộ nghèo đồng bào dân tộc Vân Kiều với tổng giá trị hơn 682 triệu đồng... Các hộ nghèo nhận bò giống (Ảnh: Th. Hải) Theo đó, xã miền núi Trường Sơn có 54 hộ nghèo đồng bào dân tộc Vân Kiều...