Hết lòng vì người bệnh
L.T.S: Phục vụ tốt nhất cho người bệnh là mục tiêu mà nhiều bệnh viện tại TP HCM đang nỗ lực. Tiêu biểu cho nỗ lực này, có thể kể đến những kỹ thuật và giải pháp mới đã triển khai thành công tại một số bệnh viện
“Tôi bị hở van tim hai lá nặng. Bác sĩ (BS) bảo phải phẫu thuật càng sớm càng tốt. Trường hợp của tôi có thể mổ nội soi nên tôi quyết định gửi niềm tin vào tay nghề của các BS ở Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP HCM. Từ ngày mổ đến khi xuất viện là khoảng 8 ngày. Không đau nhiều. Vết thương chỉ khoảng 4-5 cm, người ngoài nhìn vào chắc không biết tôi từng phẫu thuật tim”.
Điều trị thành công nhiều bệnh lý
Chia sẻ trên đây là của ông Ng.Kh.C (ngụ TP HCM) khi kể lại trải nghiệm phẫu thuật tim nội soi điều trị hở van tim hai lá tại BV Đại học Y Dược TP HCM. Với phương pháp này, vết thương của ông C. có tính thẩm mỹ cao và phục hồi nhanh sau mổ.
Trước đây, sử dụng phương pháp mổ mở để phẫu thuật tim, BS cần rạch một đường dài từ cổ dọc xuống xương ức, cắt xương ức và mở toàn bộ lồng ngực. Phương pháp này gây đau, mất máu nhiều, người bệnh phải nằm viện trong thời gian dài và để lại vết sẹo lớn. Phương pháp phẫu thuật tim nội soi được áp dụng tại BV cho kết quả tốt, giúp người bệnh phục hồi nhanh, tỉ lệ tai biến hoặc biến chứng thấp và tính thẩm mỹ cao. Đây là thành tựu lớn về phẫu thuật tim của ngành y tế nước nhà.
PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Định – Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch người lớn của BV Đại học Y Dược TP HCM – cho biết BV bắt đầu triển khai phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn từ năm 2014 và là BV đầu tiên của khu vực phía Nam triển khai kỹ thuật này. Đến nay, BV đã thực hiện hơn 700 trường hợp với tỉ lệ thành công tới 99%. Để triển khai tốt kỹ thuật này, cần trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong ê-kíp.
PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Định (đứng giữa, hàng đầu) thay mặt tập thể Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM nhận giải thưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam” trong phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn
“Phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn là kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự rèn luyện rất nhiều và liên tục. Để có thể tham gia vào quá trình phẫu thuật nội soi và ít xâm lấn của tim mạch, phẫu thuật viên cần tham gia vào các ca mổ liên tục và bảo đảm tần suất tham gia mổ trong mỗi tuần từ 2-3 ca. Mỗi ca thường kéo dài nhiều giờ, đòi hỏi kiên nhẫn, tỉnh táo trong quá trình làm việc” – BS Võ Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật tim mạch người lớn, cho biết.
Sau 6 năm triển khai thực hiện phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn, BV Đại học Y Dược TP HCM đã áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý về động mạch chủ, u tim, hở van tim và đa van tim. Đây là những bệnh lý rất khó, được cộng đồng y khoa thế giới đánh giá cao kỹ thuật của người Việt Nam.
Hiện phương pháp này không chỉ triển khai hiệu quả tại BV Đại học Y Dược TP HCM mà BV này còn chuyển giao kỹ thuật thành công tại các BV khu vực miền Trung, ĐBSCL và liên kết, hợp tác với nhiều trung tâm tim mạch tại Mỹ.
PGS-TS- BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV Đại học Y Dược TP HCM, cho hay kỹ thuật này là mũi nhọn của BV, được ứng dụng điều trị thành công trên nhiều bệnh lý. Riêng với các bệnh lý tim mạch, tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đã được BV nâng lên từ 20% lên đến 50%-70%, trong đó tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đối với bệnh tim van 2 lá, van động mạch chủ đã lên đến 90%. Đây là tỉ lệ tiệm cận với tỉ lệ của nhiều trung tâm lớn trên thế giới.
Video đang HOT
“Giải thưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam năm 2020″ trong lĩnh vực phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn cho việc áp dụng kỹ thuật này là minh chứng cho nỗ lực của BV trong việc triển khai các kỹ thuật phức tạp và chuyên sâu, hướng đến phương châm “can thiệp tối thiểu – điều trị tối đa” cho người bệnh. Đây cũng là động lực để đội ngũ y BS của BV nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nói chung và phát triển lĩnh vực phẫu thuật nội soi nói riêng, mang lại hiệu quả điều trị và độ an toàn ngày càng cao cho người bệnh” – BS Bắc nhấn mạnh.
Nâng cao sự chủ động và hiệu quả
Từ trước đến nay, khâu truyền dịch và “canh” mỗi chai dịch cho người bệnh khi truyền gần hết là nỗi lo của thân nhân người bệnh vì phải chạy gọi y tá, điều dưỡng để tháo thay dịch truyền.
Công trình “Phần mềm cảnh báo truyền dịch nội trú” của BV Hoàn Mỹ Sài Gòn đã giải tỏa nỗi lo này vì vừa an toàn, hiệu quả mà người nhà bệnh nhân không cần phải đi tìm điều dưỡng. Đây cũng là công trình góp phần vào danh sách “Thành tựu y khoa Việt Nam 2020″.
BS Nguyễn Hữu Trâm Em, Giám đốc BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, chia sẻ với mong muốn mang tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với chi phí hợp lý, đem lại những tiện ích thiết thực cho bệnh nhân, xem người bệnh là trung tâm, BV đã ứng dụng phần mềm cảnh báo này nhằm nâng cao sự chủ động và hiệu quả trong việc quan ly và kiểm soát truyên dich của điêu dương. Giúp điều dưỡng chủ động theo dõi được thời gian truyền dịch của từng bệnh nhân, bảo đảm điều dưỡng thực hiện đúng thời gian truyền dịch cho bệnh nhân nội trú, không sot chi đinh truyên dich, giảm tối đa nguy cơ sai sót dịch truyền.
Bác sĩ của Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp TP HCM chăm sóc bệnh nhân tại nhà
“Số lượng bệnh nhân quá lớn trong khi số lượng nhân viên y tế ca tối quá ít, cho nên chúng tôi đưa ra ý tưởng phát triển phần mềm này. Đây là phần mềm xây dựng trực tiếp cho điều dưỡng, giúp quản lý tốt tình hình truyền dịch, giúp người bệnh không hoang mang lo lắng khi đang truyền dịch trong lúc BV quá đông người bệnh” – BS Lê Thu Nga, Trưởng Phòng Quản lý Chất lượng BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, chia sẻ.
Anh Đoàn Ngọc Dũng, Trưởng Phòng IT BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, người trực tiếp tham gia thực hiện phần mềm này, cho biết phần mềm hoạt động dựa theo y lệnh của BS. BS chỉ định tốc độ dịch truyền là bao nhiêu, dung tích của dịch truyền đó bao nhiêu thì phần mềm sẽ tính toán được thời gian truyền dịch. Kể từ khi điều dưỡng nhấn nút thực hiện, phần mềm sẽ đếm lùi thời gian cho đến khi hết dịch thì cảnh báo đến phần mềm trung tâm cho điều dưỡng biết để đến kết thúc truyền dịch.
Từ khi có phần mềm cảnh báo truyền dịch nội trú đã giúp cho điều dưỡng chủ động hơn trong việc quản lý, theo dõi và kiểm soát việc truyền dịch. Kiểm soát được hiệu suất truyền dịch theo thời gian thực tế, đồng thời giúp tăng tính linh động, cấp cứu để có những giải pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với những rủi ro không mong muốn từ việc truyền dịch cho người bệnh.
Trong chăm sóc khách hàng, nâng cao tiện ích dịch vụ là một điều hiển nhiên và cần thiết. Việc chủ động tăng chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng cho bệnh nhân khi họ đến thăm khám và điều trị tại BV, không chỉ là yêu cầu thực tế của các BV mà còn tạo sự hài lòng, tin tưởng cho bệnh nhân, góp phần không nhỏ trong sự thành công của các liệu pháp điều trị. Việc ứng dụng phần mềm cảnh báo truyền dịch nội trú tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng đã góp phần nâng cao sự chủ động của BV, làm tăng hiệu quả trong công tác chăm sóc, điều trị cho người bệnh.
Đậm tính nhân văn
Một trong những thành tựu đậm tính nhân văn là “Đề án hỗ trợ người khuyết tật (NKT) tại cộng đồng” do BV Phục hồi chức năng (PHCN) – Điều trị bệnh nghề nghiệp TP HCM triển khai.
TS-BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc BV PHCN – Điều trị bệnh nghề nghiệp TP HCM, cho biết từ tháng 3-2020, Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến tiếp tục phối hợp Khoa Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu (VLTL) của BV này thực hiện đề án hỗ trợ NKT năm 2020 trên địa bàn TP.
Trước đó, từ năm 2018, được sự phân công của Sở Y tế TP, BV triển khai đề án hỗ trợ NKT thuộc nhóm 6 (người khiếm khuyết chức năng do các bệnh mạn tính như di chứng tai biến mạch máu não, di chứng chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống, bại não…). NKT tham gia vào đề án sẽ nhận được chương trình tập PHCN-VLTL miễn phí toàn diện, bao gồm hoạt động trị liệu, âm ngữ trị liệu, thủy trị liệu… trong vòng 3 tháng.
Bên cạnh chương trình PHCN-VLTL miễn phí nội viện, đội ngũ BS, kỹ thuật viên của Khoa PHCN-VLTL còn triển khai chương trình khám và tập tại nhà cho NKT khó khăn đi lại, neo đơn trên địa bàn. Qua hai năm thực hiện, BV đã triển khai đề án cho 8 quận, huyện của TP với hơn 700 NKT tại cộng đồng tham gia chương tập PHCN-VLTL miễn phí. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NKT tiếp cận dịch vụ PHCN-VLTL tại trung tâm y tế tuyến cơ sở, BV cũng hỗ trợ Trung tâm Y tế quận 6 và Tân Phú thành lập phòng tập PHCN-VLTL, việc này giúp giảm thời gian di chuyển đến BV cho NKT. Chương trình tập PHCN-VLTL miễn phí do BV triển khai tại cộng đồng cũng được công nhận là sáng kiến cải tiến cấp TP.
Tiếp tục sự thành công của những năm trước, năm 2020, BV tiếp trục triển khai tại quận 2, quận 10, huyện Nhà Bè và Bình Chánh. Với mục tiêu tập PHCN-VLTL miễn phí cho hơn 400 người khuyết tật, BV triển khai thêm chương trình khám chỉ định dụng cụ chỉnh hình cho NKT vận động tại các địa phương này.
Giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội
“BV sẽ nỗ lực thực hiện chương trình tập PHCN-VLTL miễn phí và cung cấp dụng cụ chỉnh hình cho nhiều NKT, đặc biệt là NKT neo đơn, khó khăn. Việc phát hiện, điều trị sớm cho NKT tại cộng đồng giúp hiệu quả phục hồi mang lại tốt hơn. Từ đó NKT có thể sinh hoạt độc lập một phần trong đời sống hằng ngày cũng như tái hòa nhập cộng đồng, giúp giảm gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội” – ThS Lê Thị Hạ Quyên, Trưởng Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến BV Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, chia sẻ.
"Người ngoài nhìn vào chắc không biết tôi từng mổ tim đâu"
Đây là chia sẻ của một bệnh nhân sau khi được phẫu thuật tim bằng phương pháp phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn; mang lại tính thẩm mỹ cao, phục hồi nhanh sau mổ.
Ê kíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật tim nội soi - Ảnh: N.P
Bệnh nhân là ông Nguyễn Khoa C. (60 tuổi, ngụ tại TPHCM) được phẫu thuật tim nội soi điều trị hở van tim hai lá tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
"Tôi đi khám sức khỏe tổng quát và được chẩn đoán bị hở van tim hai lá nặng. Bác sĩ bảo cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt nên tôi tìm hiểu, trong đó có hai cách là mổ mở và mổ nội soi. Trường hợp của tôi có thể mổ nội soi nên tôi quyết định gửi niềm tin vào tay nghề của các bác sĩ của bệnh viện. Tính từ ngày mổ đến ngày xuất viện là khoảng 8 ngày. Vì mổ nội soi nên cũng không đau nhiều. Vết thương chỉ nhỏ khoảng 4-5cm và nằm ngay phần nách, người ngoài nhìn vào chắc cũng không biết tôi đã từng mổ tim đâu", ông C. chia sẻ.
Trước đây, phẫu thuật tim sử dụng phương pháp mổ mở, bác sĩ cần rạch một đường mổ dài từ cổ dọc xuống xương ức, cắt xương ức và mở toàn bộ lồng ngực. Phương pháp mổ mở gây đau, mất máu nhiều, người bệnh cần nằm viện trong thời gian dài và để lại vết sẹo lớn.
Êkíp bác sĩ thực hiện phẫu thuật tim nội soi cho người bệnh
Với sự tiến bộ của y học, một phương pháp mới được thay thế cho việc phẫu thuật tim mở đó là phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn. Phẫu thuật này được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho kết quả tốt, giúp người bệnh phục hồi nhanh, tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp và tính thẩm mỹ cao.
PGS.TS.BS. Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch người lớn - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, bệnh viện bắt đầu triển khai phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn từ năm 2014, là bệnh viện đầu tiên khu vực phía Nam triển khai kỹ thuật này. Đến nay, bệnh viện đã thực hiện hơn 700 trường hợp với tỉ lệ thành công rất cao, lên tới 99%.
Để triển khai tốt kỹ thuật này cần trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong ê-kíp.
"Phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn là một kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự rèn luyện rất nhiều và liên tục. Để có thể tham gia vào quá trình phẫu thuật nội soi và ít xâm lấn của tim mạch, phẫu thuật viên cần tham gia vào các ca mổ liên tục và đảm bảo tần suất tham gia mổ trong mỗi tuần từ 2 - 3 ca. Mỗi ca mổ tim thường kéo dài nhiều giờ, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉnh táo trong quá trình làm việc". TS BS. Võ Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Tim mạch người lớn - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ.
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM được vinh danh tại Lễ trao giải Thành tựu y khoa Việt Nam 2020 với thành tựu: Phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn
Sau 6 năm triển khai thực hiện phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn, bệnh viện đã áp dụng phẫu thuật này trong điều trị nhiều bệnh lý về động mạch chủ, u tim, hở van tim và đa van tim. Đây là những bệnh lý rất khó, được cộng đồng y khoa thế giới đánh giá cao và học hỏi.
Hiện nay, phương pháp này đã được Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chuyển giao kỹ thuật thành công tại các bệnh viện khu vực miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và liên kết, hợp tác với nhiều trung tâm tim mạch tại Hoa Kỳ.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, chia sẻ: "Phẫu thuật ít xâm lấn và can thiệp tối thiểu là mũi nhọn của bệnh viện, được ứng dụng điều trị thành công trên nhiều bệnh lý. Riêng với các bệnh lý tim mạch, tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đã được bệnh viện nâng lên từ 20% lên đến 50 - 70%, trong đó tỉ lệ phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn đối với bệnh tim van 2 lá, van động mạch chủ đã lên đến 90%. Đây là tỉ lệ tiệm cận với tỉ lệ của nhiều trung tâm lớn trên thế giới".
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã được vinh danh tại Lễ trao giải Thành tựu y khoa Việt Nam 2020 cho thành tựu phẫu thuật tim nội soi, ít xâm lấn. Đây là giải thưởng do Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM và Sở Y tế TPHCM phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp vì sức khỏe cộng đồng của đội ngũ y bác sĩ trên cả nước. Có tổng cộng 16 Thành tựu y khoa ấn tượng năm 2020 đã được vinh danh.
Bác sĩ ở TP.HCM phẫu thuật tim không cần mở xương ức Người đàn ông mắc bệnh hở van tim được phẫu thuật nội soi bằng phương pháp mới nhất và lần đầu áp dụng tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM. Ngày 24/12, PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, cho biết bệnh nhân T.V.N. (57 tuổi, ngụ tại TP.HCM) được các bác sĩ theo dõi sức khỏe trong 4...