Hết lo con bị đứt “đường học”
Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn ( Ninh Bình) đã có điều kiện phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên khấm khá và nuôi con cái ăn học…
Trò nghèo yên tâm học tập
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ treo nhiều giấy khen thành tích học tập của 3 con, bà Nguyễn Thị Nhiên (thôn Văn Hà, xã Gia Phương) cho hay, vợ chồng bà vốn chỉ làm ruộng, cuộc sống khó khăn. Tranh thủ những lúc nông nhàn, vợ chồng bà đi làm thuê kiếm thêm thu nhập nhưng không đủ để nuôi 3 đứa con ăn học. Bà Nhiên tâm sự: “Tôi có 3 đứa con, chúng đều đỗ đại học. Thấy các con học hành tấn tới, vợ chồng tôi vừa mừng vừa lo. Nhiều đêm thở dài, rồi đây không biết lấy gì nuôi con ăn học…”.
Nhờ vay vốn ưu đãi, hộ chị Đào Thị Thắm (trái) xây dựng được mô hình nuôi thủy sản. Ảnh: T.H
Năm 2016, vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH tỉnh đã giúp 808 hộ nghèo và đối tượng chính sách cải thiện cuộc sống; hơn 300 hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho trên 130 lao động… Tín dụng chính sách được cấp ủy và chính quyền địa phương đánh giá cao”.
Ông Vũ Văn Khánh
Nỗi lo lắng, trăn trở bà Nhiên phần nào được chia sẻ khi Ngân hàng CSXH cho vay vốn chương trình tín dụng học sinh sinh viên (HSSV). Theo đó, từ năm 2007 đến nay, được Ngân hàng CSXH Ninh Bình cho vợ chồng bà Nhiên vay hơn 70 triệu đồng. Bà Nhiên phấn khởi nói: “Được vay vốn Chương trình HSSV, vợ chồng tôi yên tâm cho 3 con ăn học đến nơi đến chốn. Đến nay, 2 đứa lớn đã có công việc ổn định và đang góp tiền giúp bố mẹ hoàn trả nợ ngân hàng…”.
Ngoài vốn vay HSSV, năm 2015 gia đình bà Nhiên còn được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo. Có vốn, bà Nhiên mua 1 cặp bò sinh sản, 2 con lợn nái về nuôi. Đến nay, gia đình bà đã xuất bán được 4 lứa lợn con và 1 bê con, thu về hơn 20 triệu đồng.
Trợ lực đúng thời điểm
Cách nhà bà Nhiên không xa, hộ chị Đào Thị Thắm cũng được Ngân hàng CSXH cho vay 22 triệu đồng chương trình HSSV và 50 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo. Chị Thắm thổ lộ: “Vốn vay Ngân hàng CSXH đã “tiếp sức” cho gia đình tôi đúng thời điểm khó khăn nhất. Được vay vốn ưu đãi, gia đình tôi có điều kiện nuôi con ăn học và đầu tư chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá. Với 1 mẫu mặt nước, mỗi năm xuất bán 7 tấn cá, trừ hết chi phí gia đình tôi lãi hơn 30 triệu đồng…”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Hoan – Bí thư Đảng ủy xã Gia Phương cho biết, xã thuần nông, nhu cầu vay vốn của các hộ rất lớn. Mỗi năm, xã có hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ khó khăn đột xuất có nhu cầu được vay từ các nguồn vốn ưu đãi… “Đến nay, tổng dư nợ cho vay từ các nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn xã là 11,139 tỷ đồng với 689 hộ vay… Điểm phấn khởi là nhiều năm liền xã không có nợ quá hạn. Những năm qua, vốn vay Ngân hàng CSXH đã góp phần giúp địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới…” – ông Hoan khẳng định.
Ông Vũ Văn Khánh – Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Gia Viễn cho biết, tính đến nay, Ngân hàng CSXH huyện đang thực hiện 8 chương trình ưu đãi với tổng dư nợ hơn 242,4 tỷ đồng cho 12.696 hộ vay. Thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện Gia Viễn tiếp tục bám sát các định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để tham gia có hiệu quả hơn vào chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội…
Video đang HOT
Theo Danviet
Người dân hối hả gặt lúa chạy bão
Lo sợ bão đổ bộ sẽ gây mưa lớn làm ngập diện tích lúa mùa, nông dân tại Ninh Bình đành chấp nhận "xanh nhà hơn già đồng" thu hoạch lúa khi vừa chín tới để chạy bão.
Ghi nhận của PV Dân trí ngày 18/10 tại tỉnh Ninh Bình, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 nên thời tiết diễn biến thất thường. Tại nhiều địa phương, lúc có mưa rải rác, lúc có gió cấp 1 - 4, lúc trời lại nắng ráo mát mẻ. Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 7, từ ngày 17/10, Ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các địa phương chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Theo dự báo, Ninh Bình không phải là vùng tâm bão đi qua, tuy niên lại nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ hoàn lưu bão, có mưa to gây ngập úng. Vì thế, trước giờ bão đổ bộ vào đất liền, các địa phương ở Ninh Bình đã huy động hết nhân lực, vật lực để thu hoạch hết diện tích lúa hè thu dù mới chỉ chín tới.
Từ chiều 17/10 đến hết ngày 18/10, hầu hết diện tích lúa ở các huyện như Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn... đều đã được bà con thu hoạch xong, một số diện tích còn lại vẫn đang được người dân thu hoạch tiếp, sẽ xong trước khi bão đổ bộ vào chiều ngày mai (19/10).
Chúng tôi có mặt trên nhiều cánh đồng, người dân đang hối hả gặt lúa chạy bão. Mọi người ai cũng lo lắng vì vụ lúa năm nay không được mùa, giờ lại bị bão gây thiệt hại nữa thì coi như mất trắng. "Lo bão đành phải chấp nhận "xanh nhà hơn già đồng" mới yên tâm trước khi bão vào", bà Thu xã Khánh Hải lo lắng.
Trên khắp các cánh đồng lúa ở các xã thuộc các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn... người dân hối hả gặt lúa chạy bão.
Do không thuê được máy nên nhiều người phải tự gặt bằng tay.
Việc vận chuyển lúa lên bờ gặp nhiều khó khăn
Nhiều người dù bận rộn chạy bão vất vả nhưng vẫn nở vụ cười tươi.
Những bông lúa mới chỉ vừa chín tới đã phải thu hoạch đem về nhà.
Bà Trần Thị Dung cho biết, lúa của gia đình mới chỉ chín 60% nhưng do sợ bão gây ngập úng nên phải cắt vội, "xanh nhà hơn già đồng".
Xe thồ...
... công nông
Vì gặt chạy bão nên mọi phương tiện, nhân lực đều được huy động tối đa để đưa lúa về nhà.
Máy vò lúa, máy gặt những ngày này luôn hoạt động hết công suất.
Những hộ gia đình gặt được lúa đưa về nhà phơi khô ráo vỏ yên tâm hơn vì không còn lo lúa bị ướt khi có mưa lớn.
Rơm khô cũng được tận dụng, phơi khô làm thức ăn cho trâu bò trong những ngày mưa bão nên đang được người dân thu gom lại đánh đống.
Thái Bá
Theo Dantri
Trở thành tỷ phú nhờ vốn ưu đãi "Nhờ nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đến kịp thời, tôi đã có điều kiện mở rộng quy mô nuôi lên 400 con lợn/năm, trở thành một trong những hộ có trang trại nuôi lợn lớn nhất xã". Đó là thổ lộ của ông Hoàng Văn Đặng, xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì (Bắc Kạn). Đầu tư trang...