Hết “hot”, giá mật ong sụt giảm, nhiều hộ bỏ nghề vì thua lỗ
Những năm trước, nghề nuôi ong lấy mật khá hot nhờ cho thu nhập khá. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá mật ong giảm thê thảm khiến người nuôi ong lao đao vì thua lỗ.
Anh Nguyễn Văn Cậy (trú ấp Bình Trung, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), đang nuôi 250 thùng ong lấy mật, cho biết: Dù nghề này vất vả nhưng nhờ trước đây, mật ong có giá khá cao, từ 40.000-45.000/kg (khoảng 1,2 – 1,3 lít) nên có lãi khá. 250 thùng ong của tôi mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng nên vẫn có thể bám trụ. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, giá mật ong liên tiếp giảm, hiện chỉ còn chưa đến 20.000 đồng/kg, chưa tính công đã lỗ nặng.
Người nuôi ong ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang lao đao vì tình cảnh giá đường nuôi ong cao hơn giá mật. Ảnh: P.T
Theo anh Nguyễn Văn Thành (trú ấp 4, xã Bưng Riềng), có gần 10 năm kinh nghiệm nuôi ong, nguyên nhân của việc giá mật ong giảm là do giá mật xuất khẩu giảm mạnh, hiện chỉ còn khoảng 27-30 triệu đồng/tấn, bằng 50% so với thời điểm năm 2015 – 2016 nên các doanh nghiệp thu mua mật ong với giá rẻ, thậm chí ngừng mua.
Anh Thành so sánh: Trước đây, vào mùa dưỡng ong, tôi thường cho ăn đường trắng để nuôi ong chờ đến mùa lấy mật. Bây giờ, tôi không thể làm vậy do giá đường trắng lên đến 20.000 – 22.000 đồng/kg, trong khi mật chỉ khoảng 18.000 đồng/kg. Tôi gần như thả nổi để đàn ong tự kiếm thức ăn hoặc sử dụng mật ong tồn đọng mà công ty không thu mua để cho ong ăn lại. Như vậy, tính cả chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng, mới gần 1 năm, tôi lỗ cả trăm triệu đồng.
Ông Thân Xuân Động – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức cho biết, giá mật ong vẫn thường tăng, giảm thất thường, tuy nhiên chưa bao giờ ở mức thấp như hiện nay. Vào thời gian cao điểm, huyện Châu Đức có khoảng 150 hộ nuôi ong. Nhưng bây giờ, chỉ còn 60-70 hộ nuôi với chưa đến 2.000 đàn ong.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến – chủ cơ sở sản xuất mật ong Anh Tiến (huyện Châu Đức), một trong những nguyên nhân khiến mật ong Việt Nam xuất khẩu với giá rất thấp so với các nước khác là do chất lượng mật không đồng đều. Trong đó, một trong những tiêu chí quan trọng là màu mật.
Video đang HOT
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 15/8: Dự báo sản lượng cà phê tăng 4% niên vụ tới, giá tiêu bất động
Khảo sát giá nông sản hôm nay 15/8, giá cà phê hôm nay giảm nhẹ 100 đồng/kg, đưa giá cà phê về giao dịch ở mức 34.200 -34.800đồng/kg. Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng tại bốn tỉnh của khu vực Tây Nguyên, chiếm hơn 90% sản lượng cà phê của Việt Nam, sẽ tăng hơn 4% trong niên vụ 2018/19. Giá tiêu vẫn được giao dịch ở mức trung bình 50.000 đồng/kg.
Giá cà phê vẫn đang ở mức thấp kỉ lục
Giá cà phê giảm 100 đồng/kg
Khảo sát giá cả thị trường nông sản hôm nay 15/8, giá cà phê nguyên liệu đồng loạt giảm 100 đồng, với mức giá bán hiện tại khoảng từ 34.200 - 34.800 đồng/kg. Đây là mức giá trung bình thấp nhất của các tỉnh từ đầu vụ đến nay.
Cụ thể, tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 200 đồng với mức giá thu mua hiện tại là 34.300 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà cũng đang bán với mức giá từ 34.100 đồng/kg - 34.200 đồng/kg.
Giá cà phê hiện nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) đang ở mức 34.900 đồng/kg. Giá cà phê tại huyện Buôn Hồ cũng đang ở mức 35.900 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai giá cà phê hiện tại cũng bán quanh mức giá 34.900 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê tại Kon Tum hiện nay cũng thu mua quanh mức 34.900 đồng/kg.
Tỉnh Đắk Nông giá cà phê 14/8, sau khi giảm 200 đồng/kg, đầu giờ sáng nay giá cà phê đang ở mức giá 34.800 đồng/kg.
Trong tháng 7, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đã xuất khẩu tổng cộng 2,3 triệu bao (bao 60 kg), tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, Cecafé cho biết
Khối lượng xuất khẩu cà phê Arabica đạt 1,7 triệu bao, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khối lượng xuất khẩu cà phê Robusta đạt 366.663 bao, tăng từ 19.826 bao, tức tăng tới 1.749,4% so với xuất khẩu của tháng 7 năm trước.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê niên vụ 2017/18 của Việt Nam ước đạt 1,55 triệu tấn, tăng 100.000 tấn so với niên vụ 2016/17. Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng tại bốn tỉnh của khu vực Tây Nguyên, chiếm hơn 90% sản lượng cà phê của Việt Nam, sẽ tăng hơn 4% trong niên vụ 2018/19. Trong đó, sản lượng cà phê khu vực tỉnh Lâm Đồng dự báo đạt 477.000 tấn trong vụ 2018/19, tăng từ mức 454.000 tấn trong niên vụ 2017/18.
Giá tiêu vẫn đang loanh quanh ở mức 50.000 đồng/kg
Giá tiêu bất động
Giá hồ tiêu hôm nay được các doanh nghiệp, đại lý thu mua quanh mức khoảng 49.000 - 51.000 đồng/kg.
Hiện tại Chư Sê (Gia Lai) giá tiêu bất động quanh mức 49.000 đồng/kg.
Tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông giá hồ tiêu sau khi giảm chiều qua hiện bán ở mức 50.000 đồng/kg.
Trong khi giá tiêu Bình Phước hôm nay đang ở mức 50.000 đồng/kg.
Còn tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) giá hồ tiêu bán 51.000 đồng/kg, lúc này đây vẫn là địa phương có giá tiêu cao nhất trong khu vực.
Tương tự giá tiêu Đồng Nai cũng giảm còn mức giá 49.000 đồng/kg.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, những ngày đầu tháng 8/2018, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới nhìn chung khá ổn định, tuy nhiên so với đầu tháng 7/2018 giá giảm.
Mặc dù vậy, thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu sức ép giảm giá do áp lực dư cung. Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam quá lớn, đạt trên 200.000 tấn, trong khi giao dịch trên thị trường hạt tiêu toàn cầu chỉ từ 300.000 - 350.000 tấn/năm. Sau vụ thu hoạch tại Indonesia và Malaysia kết thúc, Brasil nơi có diện tích hạt tiêu lớn nhất thế giới sẽ bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 9-10/2018.
Theo Danviet
Cám cảnh: Ở đây toàn con đặc sản, nhưng nuôi dễ, bán lại khó Rắn ráo trâu, trăn khủng, tới nhím...đang là những con đặc sản được không ít hộ dân huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) chọn nuôi để mong muốn làm giàu. Thế nhưng, thời gian gần đây những con đặc sản này bổng dưng lại khó bán... Có một thời, nuôi và bán động vật hoang dã cũng được coi là nghề kiếm sống...