Hết hồn với cây cầu bắc ngang sông sâu làm từ… cỏ
Hàng trăm năm trước, khi chưa có các phương tiện đi lại hiện đại, cư dân vương quốc Inca cổ đại đã phải tự tìm cách bện cầu từ cỏ để di chuyển giữa các dãy núi Andes. Đến nay vẫn còn một cây cầu cỏ trăm tuổi được người dân sử dụng và bện mới hàng năm.
Dưới thời vương quốc Inca cổ đại, cư dân Peru chưa hề biết tới bánh xe hay sắt thép, vì vậy để di chuyển giữa các đỉnh núi trên dãy Andes, họ đã nghĩ ra cách bện cầu từ loài cỏ Ichu.
Trong thời kì cực thịnh của vương quốc Inca, ước tính có tới 200 chiếc cầu cỏ bện thủ công như thế này nằm rải khắp dãy núi Andes.
Đến nay, sau gần 500 năm kể từ khi đế chế Inca sụp đổ, chỉ còn lại duy nhất một cây cầu cỏ còn trường tồn với thời gian – đó là cây cầu Keshwa Chaca, bắc qua sông Apurimac thuộc tỉnh Canas, Peru.
Video đang HOT
Cây cầu Keshwa Chaca dài 45 mét, được tạo thành bởi 5 chiếc dây thừng lớn bện từ cỏ Ichu có đường kính 10 cm.
Dù được bện từ cỏ nhưng cầu Keshwa Chaca có thể chịu được trọng lượng của 56 người đứng trên cầu cùng một lúc.
Trước đây, những người dân Ấn Độ đến từ Andahuaylas muốn đi qua cầu cỏ của cư dân Inca sẽ phải trả phí. Vì vậy, thay bằng tiền mặt, họ thường mang cỏ Ichu đến để trả cho cư dân Inca.
Đến thời hiện đại, dù chính quyền đã xây dựng một cây cầu mới gần cầu cỏ Keshwa Chaca nhưng người dân nơi đây vẫn ưa chuộng sử dụng cây cầu cỏ trăm tuổi.
Giờ đây, để bảo tồn cây cầu cỏ duy nhất còn sót lại này, con cháu người Inca cổ đại vẫn tiếp tục bện mới cầu hàng năm. Vào mỗi lần trùng tu như vậy, mỗi gia đình sẽ phải bện 70m thừng cỏ Ichu.
Theo 24h
Hòn đảo kết bằng lau sậy ở Peru
Đến Peru và tham quan hồ nước cao nhất thế giới - Titicaca, du khách không thể bỏ qua việc khám phá cuộc sống một tộc người cổ trên những hòn đảo nổi được làm bằng lau sậy.
Người Uro có nguồn gốc trước thời Inca, bao gồm ba nhóm người là Uru-Chipayas, Uru-Muratos và Uru-Iruito. Họ sinh sống thành những gia đình tại hơn 40 hòn đảo nổi do chính mình tạo nên trên hồ Titicaca. Đây là hồ nước cao nhất thế giới có thể đi thuyền được, tọa lạc trên đỉnh Altiplano, thuộc dãy núi Andes trên biên giới của hai nước Peru và Bolivia.
Các nhà khoa học cho rằng nơi định cư đầu tiên của họ là bờ hồ Titicaca thuộc lãnh thổ Bolivia nhưng ngôi làng nổi của người Uro đã di chuyển dần về phía thành phố Puno, Peru.
Hòn đảo nổi và những ngôi nhà làm bằng lau sậy trên hồ Titicaca. Ảnh: Flickr cubamagica.
Xưa kia những hòn đảo nổi của người Uro không nằm gần bờ của Puno như ngày nay. Họ đã mở rộng cộng đồng sinh sống ra nhiều phía của vịnh Puno. Tuy nhiên mực nước của hồ Titicaca ở vịnh quá thấp nên họ bắt buộc tiến vào gần bờ hơn, phía đảo Estevez. Một nhóm khác di chuyển tới sông Huili, một trong những nguồn nước của hồ Titicaca, để đảm bảo độ sâu dưới bề mặt đảo nổi là 15m.
Bằng vật liệu tự nhiên là những cây totoras, người Uro đã tự xây dựng cho mình những hòn đảo nhân tạo ở khu vực hồ ven thành phố Puno, phía nam Peru. Loài cây totoras này khi bị phân hủy sẽ tạo ra khí, nhưng không thoát ra được và dần dần những khố rễ chứa khí này tập trung lại hình thành một hòn đảo nổi. Trải qua thời gian, dân làng còn đan thêm lau sậy vào đám rễ để làm dày và chắc chắn hơn cho bề mặt đảo, tránh các đảo nổi bị tan rã. Có rất nhiều ngôi nhà lau sậy được xây dựng trên đảo, người Uro cần phải đan đệm thêm 2 tuần một lần để có thể chống chịu với sóng hồ.
Xem thêm ảnh về làng nổi trên hồ Titicaca
Những chiếc thảm thêu tay sặc sỡ của người Uro. Ảnh: Flickr kampits.
Mặc dù vẫn bảo tồn và sinh sống bằng những hoạt động truyền thống thô sơ như đánh bắt cá, chim hoang dã, làm đồ thủ công... nhưng người Uro nay đã biết kết hợp làm các dịch vụ du lịch. Những hòn đảo nổi trên hồ Titicaca dần trở thành một điểm đến hấp dẫn và độc đáo cho du khách trong và ngoài nước.
Người Uro giới thiệu với du khách những ngôi nhà, sản phẩm thủ công nhiều màu sắc và hát các giai điệu dân ca của họ. Du khách được chở đi bằng những con thuyền làm bằng lau sậy mà người Uro gọi là "Balsa de Totora". Bên cạnh đó họ cũng sử dụng một số vật dụng hiện đại như lắp động cơ cho thuyền, dùng pin mặt trời để có nguồn điện chạy các loại tivi, radio...
Ngày nay du lịch trên các đảo nổi của người Uro thường có trong các tour một ngày tham quan đảo Taquile, hoặc hai ngày đi đảo Amantani và Taquile. Hai đảo này hứa hẹn trở thành các điểm hấp dẫn khách nhất khi đến hồ Titicaca. Chỉ mất 12 phút đi thuyền từ thành phố Puno là có thể du ngoạn các hòn đảo nổi độc đáo này. Người Uro luôn cởi mở, thân thiện chào đón khách đến thăm và hiển nhiên du lịch đã trở thành một phần đời sống của họ.
Theo VNE
Những cung đường đẹp ai cũng muốn một lần đi qua Những cung đường tuyệt đẹp này sẽ cho bạn một chuyến đi đầy cảm giác phiêu lưu phấn khích, là cảm hứng vô tận cho những bức hình độc đáo. 1. Transfagarasan - Rumania Được xây dựng vào thập niên 1970 vì mục đích quân sự, cung đường Transfagarasan này dẫn đến vùng đất lịch sử Transylvania và Wallachia - nơi đã tạo...