Hết hôm nay sẽ đóng sổ lấy ý kiến về luật 10h đêm!
Chỉ còn 24 tiếng đồng hồ nữa là cuộc trưng cầu ý kiến đóng góp của người dân cho Dự thảo mới về quản lý game online tại Việt Nam kết thúc. Liệu kết quả sau cùng sẽ như thế nào?
Như đã biết, ngày 21/04/2010 website của Bộ TT&TT mở cửa lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân trong và ngoài nước dành cho Dự thảo mới về quản lý trò chơi trực tuyến. Đã 2 tháng trôi qua và theo dự kiến cuộc trưng cầu này sẽ kết thúc sau ngày hôm nay (22/06).
Có tới hàng trăm ý kiến đóng góp cho Dự thảo mới.
Theo ghi nhận, đã có hơn 100 ý kiến đóng góp trên website tới từ cả những bậc cao tuổi lẫn giới trẻ. Đây là con số khá lớn và tăng nhanh trong khoảng 1 tháng gần đây kể từ khi các phương tiện truyền thông đưa tin về sự kiện này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới quy định bắt buộc đóng cửa server game từ 10h tối đến 8h sáng hôm sau.
Được biết, sau khi kết thúc quá trình lấy ý kiến người dân, sẽ tới lượt các chuyên gia bàn thảo về việc có nên sửa đổi hay giữ nguyên những quy định trong Dự thảo mới.
Ý kiến đóng góp của một công dân.
Điểm lại các ý kiến đóng góp thời gian qua, có thể thấy chúng chia làm hai luồng tư tưởng khá rõ ràng. Một bên hoàn toàn ủng hộ các đề xuất của Bộ TT&TT về việc thắt chặt quản lý game online, một bên cho rằng nên thả lỏng một số điều luật để phù hợp hơn với tình hình thị trường cũng như cộng đồng game thủ trong nước.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với các điều 14, 15, 16 của dự thảo. Mong rằng dự thảo luật sẽ được thực thi sớm, nghiêm khắc để cứu lấy càng nhiều người càng tốt khỏi trò chơi trực tuyến, đồng thời ngăn chặn ngay các tác động nguy hại do trò chơi trực tuyến gây ra”, anh Nguyễn Thái Thông Minh ngụ tại Quận 8 Tp Hồ Chí Minh góp ý.
“Cần cứu lấy càng nhiều người càng tốt khỏi trò chơi trực tuyến…” (Hình minh họa).
Tán thành với suy nghĩ trên, chị Võ Thị Mỹ Linh cho hay cần siết chặt quy định hơn nữa: “Tôi tán thành việc không chơi GO như trong luật nhưng đề nghị chặt chẽ hơn nữa khóa hết IP game server ở nước ngoài để các nhà phát hành khỏi lách luật biết là khó nhưng đã làm thì hãy làm cho triệt để”.
“Việc này đáng ra phải làm lâu rồi. Bây giờ đã chậm, cần khẩn trương để khắc phục mặc tiêu cực từ loại dịch vụ này. Tôi chắc rằng có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhân dân sẽ ủng hộ Bộ TT&TT về việc này”, anh Nguyễn Đức Hoàng (Gia Lai) cho hay.
Về phần những ý kiến chưa đồng tình, hầu hết người dân góp ý đều lo ngại rằng Dự thảo mới sẽ khiến ngành công nghiệp game online Việt Nam gặp nhiều khó khăn, cộng đồng game thủ hiện đã qua tuổi vị thành niên cũng bị ảnh hưởng nhiều.
“Nên phân biệt rõ ràng mục đích của người chơi game…” (Hình minh họa).
Video đang HOT
“Nếu nói tới sự liên quan mà game online đã mang lại, chúng ta có thể thấy rõ rằng từ khi game online đầu tiên mở cửa ở VN, sự phát triển không ngừng của CNTT cũng bắt đầu!! Sự đam mê công nghê của các nhà lập trình, các chuyên viên bắt đầu từ game, cụ thể là game online”, anh Phương Triệu ngụ tại Tuyên Quang phân tích.
“Ở đây ta nên phân biệt rõ ràng mục đích của người sử dụng Internet: chơi game hay học tập, làm việc, tìm kiếm thông tin, hay trao đổi liên lạc để có quy chế tốt, nhằm đánh đúng trọng tâm vấn đề đạt ra mà không xâm hại đến các lãnh vực có ích khác”, anh Đào Bình Phương (Tp HCM) cho rằng Dự thảo mới nên đi sâu hơn vào mục đích cũng như hành vi chơi game của từng loại đối tượng.
Điều tra sơ bộ cho thấy 77% trò chơi là bạo lực. (Hình minh họa).
Cách đây không lâu, trong buổi họp Quốc Hội khóa XII ngày 11/06, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng công bố kết quả điều tra cho thấy hơn 77% trò chơi hiện tại là bạo lực, đánh nhau, giết người các loại, điều này làm ảnh hưởng lớn tới giới trẻ nước nhà.
Về phần Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho hay vấn đề quản lý trò chơi trực tuyến cần có sự đồng thuận của toàn xã hội, vì thế Dự thảo mới sẽ được xem xét thật kỹ càng trước khi trình lên Thủ tướng.
Dù sao thì cũng chỉ còn 24h đồng hồ nữa quá trình trưng cầu ý kiến người dân cũng kết thúc, chúng ta hãy cùng chờ xem các chuyên gia sẽ đi đến kết luận cuối cùng như thế nào.
Hết ngày hôm nay, trưng cầu ý kiến người dân, doanh nghiệp sẽ kết thúc. (Hình minh họa)
Dưới đây là một số trích dẫn đáng chú ý nhất trong Dự thảo mới:
Điều 14. Quy định về giờ chơi (trích)
Thời gian cung cấp dịch vụ đối với doanh nghiệp:
a) Đối với trò chơi trực tuyến đơn giản mà không hạn chế đối tượng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến được cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ hàng ngày.
b) Đối với các trò chơi trực tuyến còn lại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến chỉ được cung cấp dịch vụ cho người chơi từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm.
Thời gian chơi đối với người chơi:
Thời gian chơi tổng cộng của mỗi người chơi trong một ngày đối với mỗi trò chơi không được vượt quá 180 phút đối với trò chơi không ưu tiên không quá 300 phút đối với trò chơi ưu tiên.
Điều 15. Thông tin cá nhân người chơi (trích)
Khi đăng nhập vào trò chơi, người chơi phải cung cấp những thông tin về cá nhân sau đây: a) Tên người chơi b) Tuổi người chơi c) Địa chỉ thường trú d) Số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi chưa có chứng minh thư hoặc hộ chiếu, người bảo lãnh phải cung cấp thông tin cá nhân của mình cho đại lý Internet.
Điều 16. Vật phẩm ảo, điểm thưởng (trích)Vật phẩm ảo chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi và theo đúng mục đích được quy định trong nội dung kịch bản được cấp phép.
Vật phẩm ảo không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo Gamek
Hiệp hội game thủ Việt - "Cứu tinh" trước luật 10h đêm?
Ý tưởng này đã được ấp ủ từ rất lâu nhưng vẫn chưa thể trở thành hiện thực do nhiều yếu tố khách quan, giờ đây đứng trước nguy cơ siết chặt quản lý trò chơi trực tuyến, liệu nó có nên được đưa lên bàn thảo luận lần nữa?
Như đã biết, sau khi Dự thảo mới về quản lý game online tại Việt Nam xuất hiện, đã có nhiều phương án được đưa ra để quy định bắt buộc ngắt server ban đêm hợp lý và khách quan hơn. Tuy vậy, phần đông gamer vẫn mong muốn sẽ có một giải pháp nào đó đúng đắn nhất để triệt tiêu rào cản thời gian.
Ở thời điểm hiện tại, khi cộng đồng người chơi phân tán khá mạnh và không thể tập hợp lại bằng lời tuyên truyền thông thường, tại sao chúng ta không lật lại vấn đề "Hiệp hội game thủ Việt" vốn trôi vào dĩ vãng từ lâu?
Có nên lật lại vấn đề Hiệp hội game thủ?
Ý tưởng không mới
Viễn cảnh về một Hiệp hội gồm toàn những thành viên là game thủ gạo cội đã xuất hiện từ cách đây gần 2 năm, đó là lúc mà hàng loạt phương tiện truyền thông đều đưa tin về tệ nạn do trò chơi trực tuyến tạo nên. Ý tưởng này nhằm tạo nên một tổ chức có uy tín và tiếng nói, thậm chí có thể có cả những quy định, chế tài để uốn nắn người chơi trong nước đi theo hướng "cày kéo" lành mạnh.
Tuy vậy, tất cả trôi vào quá khứ và lúc bấy giờ Hiệp hội game thủ còn bị nhiều người cho là viển vông, vô bổ hoặc không thể thực hiện. Trên thực tế hồi đầu năm 2009, Hội Thể thao Điện tử Giải trí Việt Nam (VIRESA) đã được thành lập, nhưng dường như vai trò của nó ngay với nền Esports nước nhà cũng không nổi bật chứ chưa nói tới thị trường game online quá rộng lớn.
VIRESA với gần 2,5 tỷ VNĐ đầu tư từ VTC Online vẫn quá mờ nhạt.
Giờ đây, Dự thảo mới sắp được thông qua và đa phần game thủ đều kỳ vọng vào một tổ chức nào đó đại diện cho tiếng nói của chính mình, hoặc ít nhất cũng dẫn dắt cộng đồng tới hành vi tốt đẹp trong thế giới ảo. Chúng ta đều biết, game online không có tội, chính ý thức con người đã khiến nó bị xã hội nhìn nhận lệch lạc, vì vậy ý tưởng trên vô cùng hợp lý và thức thời.
Những lợi thế cụ thể
Những cái lợi khi một Hiệp hội game thủ vững mạnh ra đời thì hầu hết ai cũng dễ dàng nhận ra. Thứ nhất, đây sẽ là tổ chức tập hợp các thành viên cốt cán có uy tín nhất đối với cộng đồng gamer, có trách nhiệm đứng ra làm đại diện cho chính gamer khi gặp các vấn đề về pháp luật hoặc quyền lợi bị đe doa.
Hiệp hội sẽ là nơi tập hợp, giao lưu giữa game thủ trong và ngoài nước.
Đơn cử như việc bạn và nhiều người khác bức xúc với cung cách làm việc của NPH, đồng thời bị mất tiền oan vào các event in-game, khi đó Hiệp hội sẽ đứng ra đối thoại với doanh nghiệp để tìm tới phương án khả thi nhất. Khi đó phản ánh tới NPH không còn là của một vài cá nhân nhanh chóng rơi vào vô vọng, mà là của cả một cộng đồng lớn sẵn sàng "làm đến nơi đến chốn".
Thứ hai, Hiệp hội cũng sẽ là đơn vị chủ quản tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, thú vị cho người chơi cả nước, thậm chí là cả giao lưu với cộng đồng game thủ nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, khía cạnh vẫn còn bỏ ngỏ kể từ khi ngành công nghiệp GO xuất hiện tại Việt Nam tới nay.
Thứ ba và cũng là quan trọng nhất, như đã đề cập qua ở bên trên, Hiệp hội game thủ phải là lá cờ đầu trong việc hướng gamer tới văn hóa chơi game lành mạnh. Nghe qua có vẻ hơi mơ hồ nhưng nếu có quy định, chế tài hợp lý thì mọi chuyện sẽ khả quan hơn nhiều.
Hội có thể chia nhỏ tới từng Bang, Guild để có chế tài cụ thể với thành viên.
Cụ thể, trước mắt Hiệp hội có thể tách ra thành những hội nhỏ hơn, đại diện cho từng game online đông khách nhất tại Việt Nam. Mỗi "tiểu hội" có thể kết nạp các bang chủ, chủ guild lớn để uốn nắn chính các thành viên trong bang. Thí dụ nếu tuân thủ việc chơi không quá 5 tiếng một ngày, gamer sẽ được quyền tham gia các hoạt động cùng bang, hoặc được tham dự offline để nhận quà tặng là vật phẩm quý giá in-game (hoặc out-game).
Dĩ nhiên, những điều "đao to búa lớn" ấy không thể thực hiện trong ngày một ngày hai, mà cần được thử nghiệm dần dần đối với một số đối tượng, nếu suôn sẻ sẽ nhân rộng ra. Đây cũng là cách làm đã có từ lâu tại Hàn Quốc và các quốc gia có ngành game phát triển, họ làm được thì vì sao chúng ta không thể?
Hạn chế không thể vượt qua?
Không phải tự nhiên mà ý tưởng về Hiệp hội gamer luôn nhận được bình luận theo kiểu "trò vớ vẩn" hoặc "viển vông". Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tâm lý trên là ngân sách cho Hội lấy ở đâu ra? Ai cung ứng tiền để tổ chức được các hoạt động tốt đẹp như vậy?
Rõ ràng, nếu đối tượng tài trợ là NPH, thì nhiều khả năng chính các thành viên cốt cán trong Hội cũng không dám lên tiếng bảo vệ game thủ khi họ gặp bức xúc trong game. Hoặc như ý tưởng về chuyện ưu đãi offline nhận quà cho các thành viên chơi dưới 5 tiếng/ngày chắc chắn cũng phải có sự bắt tay với NPH mới làm được.
Nhật, Hàn cũng có những mô hình tương tự nên không cần quản lý gamer trên 18 tuổi.
Nhưng hiện tại, đứng trước khả năng "túi tiền" của mình bị thu hẹp lại khi Dự thảo mới được thông qua, rõ ràng tình thế đã khác với các NPH so với cách đây 1, 2 năm. Nếu không đứng ra ủng hộ một Hiệp hội để dần hướng gamer tới phong cách chơi chuyên nghiệp hơn, lành mạnh hơn thì chính họ sẽ đứng trước tương lai ảm đạm.
Ban đầu, có thể chúng ta chưa đạt đến được một kết quả rằng Hiệp hội có tiếng nói thực sự mạnh mẽ, nhưng với ý tưởng chia thành từng hội nhỏ (tới tận cấp bang, guild) phụ trách nhóm gamer của từng NPH như đề cập bên trên sẽ phần nào tạo thành một chế tài tốt.
Nói một cách đơn giản thế này: nếu không tuân thủ luật 5h chơi (do hệ thống theo dõi), thì bạn không thể vào guild, không được đi offline do guild tổ chức để nhận quà, bị biệt lập với cộng đồng và chỉ có thể "cày solo"! Khi đó tự khắc người chơi sẽ phải nghĩ lại.
Sẽ không còn cần những quy định siết chặt khi Hiệp hội lớn mạnh.
Bắt nguồn từ những phương án sơ khai như vậy, nhưng nếu triển khai tốt và nhân rộng ra, sẽ đến một ngày mà "viễn cảnh" về Hiệp hội game thủ Việt trở thành sự thực. Khi đó sẽ chẳng cần tồn tại bất kỳ quy định siết chặt nào mà cộng đồng vẫn tự mình phát triển theo hướng tốt, ngoại trừ một số "con sâu bỏ rầu nồi canh" không thể tránh khỏi.
Theo một số nguồn tin riêng, 3 NPH lớn nước nhà đã bắt đầu có những động thái "bắt tay" nhau để triển khai sơ bộ ý tưởng trên, đó là dấu hiệu rất tốt.
Dĩ nhiên, nói và làm là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu không "nói" trước thì sao có thể "làm"? Còn bạn, bạn nghĩ sao?
Theo Gamek
Những thương vụ mua game khó hiểu tại Việt Nam Mặc dù mỗi NPH đều có lý lẽ riêng khi chọn mang một trò chơi trực tuyến về nước, nhưng có không ít trường hợp cộng đồng game thủ phải đặt dấu hỏi lớn về nguyên nhân dẫn tới quyết định ấy. Quyết định mua game của các NPH trong nước hầu hết đều dựa trên các yếu tố như thị hiếu, khả...