Hết “cơn sốt”, nhiều tiểu thương khốn khổ “ôm” 150 tấn lá điều khô
Một số đầu nậu thu mua lá điều khô tại huyện Định Quán, Đồng Nai đang phải “ôm” hàng trăm tấn lá vì các thương lái ở xa chưa thấy đến nhận hàng.
Gần nửa tháng nay, “ cơn sốt” lá điều khô đã có phần giảm nhiệt. Một số điểm thu mua tập trung đã ngưng nhập hàng vì lo ngại không xuất được lá cho các thương lái ở xa. Một chủ đầu nậu lo lắng nói: “Chúng tôi đứng ra thu mua theo đơn đặt hàng của một bà chủ ở Sài Gòn. Lá đã đầy sân nhưng họ vẫn chưa lên để lấy”.
Các đầu nậu chỉ biết thu mua chứ không rõ người mua lại cũng như mục đích mua
Khoảng hai tháng trước, trung tâm thu mua lá điều khô Hai Mỳ được coi là điểm thu mua tấp nập và lớn nhất tại xã Gia Canh, huyện Định Quán. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 tuần nay, nơi đây trở nên vắng lặng và yên ắng hơn bao giờ hết. Ngoài những đống lá cao hơn đầu người chất trên sân, chỉ có duy nhất một người thường xuyên túc trực để bảo vệ hàng. Chỉ tay về những “núi” lá trước mặt, ông này cho biết: “Hiện trên sân có khoảng 90 tấn lá khô. Ông chủ ở xa chưa lên lấy nên chỉ biết ngồi chờ”.
Video đang HOT
Khi chúng tôi tìm hiểu về mục đích của việc mua lá điều, đa phần các tiểu thương đều nói rằng họ chỉ biết đứng ra thu mua theo đơn đặt hàng. “Vấn đề sử dụng vào mục đích gì thì chúng tôi không biết. Họ chỉ nói rằng bao giờ thu được nhiều, đủ số lượng họ sẽ cho xe lên lấy”, một chủ đầu nậu tên Tuấn tại xã Túc Trưng, Định Quán cho biết. Khi được hỏi bao nhiêu tấn là “đủ số lượng” thì người này tỏ vẻ ái ngại và không trả lời.
Được biết các đầu nậu đã phải bỏ tiền túi ra thu mua lá điều khô từ người dân với giá khoảng 800 đến 1.000 đồng/kg. Một tiểu thương nói rằng họ đã bỏ ra gần 23 trệu đồng để nhập lá từ người dân. Những “ông bà chủ” chưa xuất hiện nhận hàng khiến họ vô cùng lo lắng. Bà chủ của trung tâm thu mua Hai Mỳ cho biết: “Ngoài vấn đề hết sân chứa, chúng tôi cũng hết vốn để thu mua. Giờ nếu các nguồn hàng ở xa không lên lấy thì chúng tôi phải tự chịu”. Bà này cho biết thêm, nếu số lá trên không bán được thì bà đành phải dùng ủ phân để bón rẫy.
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Định Quán, hiện lượng lá điều khô ứ đọng trên địa bàn đã lên gần 150 tấn. Số lượng trên phân bổ chủ yếu ở các xã Gia Canh, Phú Ngọc và Túc Trưng. Ông Phạm Bá Lợi, Phó Phòng Nông nghiệp Định Quán xác nhận: “Tình trạng thu mua đã thuyên giảm. Các trung tâm thu mua lá tại địa phương vẫn tiếp tục trữ lá và chưa có chuyến hàng nào được xuất đi”.
Các tiểu thương ngập trong hàng trăm tấn lá điều khô
Ông Lợi cho biết thêm, dù đã đi điều tra và tìm hiểu nhưng vẫn chưa tìm ra được mục đích của việc thu mua lá điều.
Hiện tại, các đầu nậu địa phương vẫn bảo quản, tưới nước để ủ lá điều theo kiểu làm phân bón vi sinh. Do không ai có nhu cầu mua nữa nên người dân cũng không còn đổ xô đi thu gom lá như trước.
Được biết UBND huyện Định Quán đã yêu cầu các địa phương vận động nông dân không bán lá điều khô để tránh sự suy kiệt chất dinh dưỡng vườn điều. Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị lực lượng công an vào cuộc để điều tra làm rõ việc thu mua lá khô nói trên.
Theo Dantri
Mờ ám quanh chuyện mua lá điều khô
Thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Đông Nam bộ rộ lên chuyện một số thương lái từ nơi khác đến mua lá điều khô. Tuy nhiên, họ là ai và mua để làm gì thì ngay những người bán cũng không biết rõ.
Lá điều khô được thu mua để bán cho thương lái.
Ông Phạm Minh Đạo, giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai, cho biết đã chỉ đạo các ban ngành giám sát tại các địa phương có thu mua lá điều khô để tránh cho người dân dùng hóa chất tưới cây điều cho lá rụng, đồng thời khuyến cáo nông dân không nên để kẻ xấu lợi dụng nhằm phá hoại các vườn điều...
Mua để... đốt bỏ
Thời gian gần đây, tại xã Thống Nhất (Bù Đăng, Bình Phước) xuất hiện một số thương lái đến mua lá điều khô của nông dân, chuyện chưa từng xảy ra ở địa phương này. Bà Thị Ai (xã Thống Nhất) nói: "Tôi bán được hai đợt với giá 700 đồng/kg. Tôi hỏi các thương lái mua làm gì thì họ nói cứ bán đi chứ hỏi lý do làm chi, nên không hỏi nữa".
Trước hiện tượng lạ này, lãnh đạo Công an xã Thống Nhất cử lực lượng xuống gặp thương lái, nhưng thương lái chỉ giải thích bâng quơ rồi hôm sau là bặt vô âm tín, không thể liên lạc được.
Tối 10.12, lãnh đạo Công an xã Thống Nhất cho biết sau khi thấy bị động, các thương lái đã gom hết lá điều khô mua trước đó đem ra đồng vắng đốt bỏ, rồi lặng lẽ rời khỏi địa phương.
Một công an viên xã Thống Nhất nói: "Có nhiều người ở địa phương chủ yếu là trẻ em đi nhặt, quét lá điều khô đem bán với giá 600-700 đồng/kg. Trong những ngày qua, một nhóm thương lái đã mua được khoảng 5 tạ lá điều khô, nhưng sau đó họ đem đốt bỏ. Đến giờ không rõ họ mua để làm gì và vì sao lại đốt bỏ".
Cơ quan công an đã tuyên truyền, nhắc nhở người dân địa phương phải tìm hiểu kỹ mục đích những người lạ đến mua lá điều khô, không nên hám lợi chặt, lặt lá đem bán sẽ dẫn đến cây điều giảm năng suất, sản lượng, nguồn dinh dưỡng cho cây điều cạn kiệt...
Đặt hàng xong rồi... bặt vô âm tín
Trước đó tại Định Quán (Đồng Nai) - địa phương đầu tiên xuất hiện các thương lái đến mua lá điều khô, một số "đầu nậu" đã thu gom lá điều khô theo đơn đặt hàng của thương lái. Tuy nhiên hiện nay những đầu nậu này đang dở khóc dở mếu vì thương lái đã "bặt vô âm tín". Người dân gom lá điều không biết bán cho ai vì thương lái không tiếp tục đến nhận hàng nên "đầu nậu" không còn tiền để mua của người dân.
Bà H. - một chủ mua lá điều khô ở xã Gia Canh, huyện Định Quán - cho biết đã ngừng thu mua lá điều khô 10 ngày nay do... hết tiền. Trong hơn một tháng qua, điểm thu mua của bà H. mua được hàng chục tấn lá điều khô. Hiện số lá điều khô trên đang được gia đình bà ủ thành phân chờ người đặt hàng đến lấy. Tuy nhiên, việc người đặt hàng này có đến lấy như "cam kết miệng" hay không hiện bà H. vẫn chưa rõ.
Trao đổi với ông Trần Nam Biên, phó chủ tịch UBND huyện Định Quán (Đồng Nai), xác nhận hầu hết các điểm thu mua lá điều khô trên địa bàn huyện Định Quán đã ngừng mua từ người dân nhiều ngày nay.
Theo ông Biên, các điểm thu mua trên vẫn chưa bán được lượng lá điều khô đã thu gom trước đó. Số lá điều này hiện họ vẫn đang... ủ phân tại nhà. Còn thương lái từ đâu, bao giờ đến mua tiếp thì họ không biết được.
Không vì lợi trước mắt
Bà Nguyễn Thị Dòn, trưởng trạm khuyến nông huyện Định Quán (Đồng Nai), cho rằng việc thu gom lá điều khô sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm và sự xói mòn của đất, bởi lá rụng xuống đất tạo thành một lớp bảo vệ sự bốc hơi nước từ đất, giữ ẩm nuôi dưỡng cây điều, giúp cây mạnh mẽ hơn để ra lớp lá mới cũng như đơm hoa kết trái. Lớp lá điều sẽ giúp rễ tơ của cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, trong lá điều có chất vi lượng do rễ đưa từ đất lên nuôi lá, khi lá rụng xuống thì tự nó trả lại vi chất cho đất, nếu lá rụng xuống mà bị thu gom thì càng ngày đất sẽ thất thoát lượng vi chất nhất định từ lá. Điều đặc biệt, cây điều hay bị bọ xít muỗi trong thời kỳ ra hoa kết trái gây hại, người dân địa phương thường dùng lá điều khô đốt xông khói để xua đuổi bọ xít muỗi. Tóm lại, trong thời gian tức thời thì chúng ta không thể nhìn thấy, nhưng nếu sự việc tái diễn trong thời gian tới thì đất càng ngày càng xấu.
Theo laodong
Cơn sốt gom mua lá điều ở Đồng Nai Gần 300 kg bán được 300.000 đồng, tuy nhiên, cả người thu mua và người bán đều không hề biết lá điều khô sẽ được mang đi đâu và ai là người mua đích thực. Lá điều khô vốn là thứ bỏ đi, tự hoai mục trong các rẫy điều. Tuy nhiên, từ hơn một tháng nay, việc gom lá điều khô đem...