Hết cảnh ‘ông đồ’ hét giá khi ‘cho’ chữ
Bảng giá các loại khổ giấy viết thư pháp được niêm yết công khai là điểm mới ở phố ông đồ tại Hồ Văn – Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội trong Hội chữ xuân Ất Mùi 2015.
Hội chữ xuân năm nay có sự tham gia của nhiều “bà đồ” – Ảnh: Hoàng Phan
Không còn cảnh “ông đồ” ngồi trải dài dọc theo tường rào bên ngoài Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Hội chữ xuân Ất Mùi năm nay được di chuyển vào khuôn viên Hồ Văn.
Có mặt tại khu vực này sáng nay, 13.2 (25 tháng Chạp), một ngày sau lễ khai mạc Hội chữ xuân Ất Mùi, không khí tại đây vẫn đìu hiu, vắng vẻ.
Ban tổ chức Hội chữ xuân Ất Mùi cho biết, thời gian viết chữ phục vụ nhân dân năm nay kéo dài từ 20 tháng Chạp cho đến hết ngày rằm tháng Giêng, tức là từ ngày 8.2 – 5.3.
Hội chữ xuân Ất Mùi mở cửa từ 8 giờ 30 phút đến 22 giờ 30 phút hàng ngày, riêng ngày 30 Tết, Hội chữ mở cửa cho các “ông đồ” viết chữ thông đêm đến 2 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.
Năm nay, các “ông đồ” ngồi viết chữ trong Hồ Văn được lựa chọn và đã trải qua thi sát hạch kiểm tra trình độ viết chữ. Khi ngồi viết chữ trong Hồ Văn, các “ông đồ” phải đeo thẻ do ban tổ chức cung cấp.
Đặc biệt, tại Hội chữ xuân lần này, ban tổ chức niêm yết công khai mức giá mua giấy và viết thư pháp, tránh tình trạng mỗi “ông đồ” hét một giá từng diễn ra những năm trước đây. Mức giá niêm yết công khai đã bao gồm tiền giấy nguyên liệu và tiền công viết thư pháp.
Cụ thể, nếu viết trên biểu trục nhỏ giá là 200.000 đồng/biểu, mành nhỏ là 200.000 đồng/mành. Đối với loại giấy in hoa hình rồng là 130.000 đồng/tờ. Các loại giấy bìa có mức giá từ 100.000 đồng trở xuống.
Hội chữ xuân Ất Mùi vẫn khá vắng vẻ, đìu hiu sau ngày mở cửa khai mạc – Ảnh: Hoàng Phan
Chỉ lác đác người đến dạo chơi, thăm quan các gian hàng…
….và tranh thủ xin chữ lấy may mắn. Dự báo càng gần đến Tết, khách đến hội chữ càng đông – Ảnh: Hoàng Phan
Video đang HOT
Không có khách xin chữ, các “ông đồ, bà đồ” ngồi uống trà, hàn huyên. Mỗi năm, Hội chữ xuân chỉ có một lần, đây cũng là dịp để những người mê chơi chữ gặp gỡ, giao lưu – Ảnh: Hoàng Phan
“Ông đồ” này tranh thủ viết sớ cúng trong dịp Tết khi gian hàng thư pháp chưa có nhiều khách – Ảnh: Hoàng Phan
Ngoài các gian hàng thư pháp, xung quanh Hồ Văn còn trưng bày triển lãm thư pháp về chủ đề “Khuyến học” thu hút nhiều du khách thăm quan, chiêm ngưỡng – Ảnh: Hoàng Phan
Hoàng Phan
Theo Thanhnien
18 tuổi trở thành "ông đồ" trẻ nhất Việt Nam qua vòng sát hạch
Nguyễn Tô Tâm An lọt vào top 4 cuộc thi sát hạch ông đồ, trở thành người trẻ nhất Việt Nam trong giới thư pháp.
Tại buổi công bố kết quả cuộc thi sát hạch ông đồ lần 2 sáng 5/2, nhà thư pháp Lê Quốc Việt, thành viên ban giám khảo đã công bố top 4 bài tốt nhất vượt qua gần 100 ông đồ. Trong số này có thí sinh Nguyễn Tô Tâm An (sinh năm 1997).
Chia sẻ với phóng viên, "ông đồ" Nguyễn Tô Tâm An cho biết, An đam mê chữ Hán và theo học cha từ rất nhỏ. Bản thân "ông đồ" trẻ cũng rất bất ngờ khi nhận được kết quả này.
"Ông đồ" trẻ nhất Việt Nam, Nguyễn Tô Tâm An
Hiện tại, "ông đồ" 18 tuổi này đang theo học lớp 12, tiếng Pháp, chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội. Tâm An cho biết, nếu lên đại học, chắc chắn An sẽ dành nhiều thời gian nghiên cứu về thư pháp và chữ Hán.
Niềm vui nhân đôi với gia đình Tâm An khi cả bố em là ông Nguyễn Học cũng vượt qua kỳ thi sát hạch ông đồ.
Ông Học cho biết, Tâm An còn trẻ nên dù có "suất" vào Văn Miếu viết chữ nhưng gia đình không để em ngồi lều riêng như những ông đồ khác. Tâm An sẽ ngồi cùng cha để học hỏi về thư pháp.
Theo ông Lê Quốc Việt, Tâm An là người trong thế hệ trẻ có sở thích tìm hiểu, học hỏi về chữ Hán. Ông và các chuyên gia khác đánh giá Nguyễn Tô Tâm An là "ông đồ" trẻ nhất trong giới thư pháp hiện nay.
Ông Việt cho rằng, dù vượt qua kỳ thi sát hạch để vào Văn Miếu viết chữ trong dịp Tết Nguyên đán nhưng Tâm An còn trẻ, không nên va vấp vào tiền.
"Thay vì va vấp vào tiền, Tâm An nên xây dựng cái danh trước sau đó học để thỏa mãn thú chơi tao nhã. Tâm An là một thế hệ mới yêu thích thư pháp do đó cần được giáo dục về văn tự, hiểu đúng về giá trị chữ Hán", ông Lê Quốc Việt nói.
Ngoài hai cha con "ông đồ" trẻ nhất Việt Nam dự thi, sáng nay còn có hơn 80 ông đồ đến từ các câu lạc bộ thư pháp ở Hà Nội cùng nhau thi sát hạch để được viết chữ ở hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Bất chấp thời tiết mưa phùn, rét buốt, hơn 80 người viết đã có mặt ở Văn Miếu từ sáng sớm. Ông đồ đủ mọi lứa tuổi, từ cụ già râu tóc bạc phơ cho đến những "anh đồ", "chị đồ" tuổi đôi mươi đều mang bút nghiên ứng thí.
Những hình ảnh "ông đồ" cầm bút nghiên đi thi sát hạch:
Theo ban giám khảo, mục đích tổ chức cuộc thi là nhằm xây dựng Văn Miếu
trở thành điểm đến tin tưởng nhất của những người yêu thích thư pháp, người dân xin chữ đầu năm.
Người thi sẽ phải viết chữ trên giấy xuyến chỉ trong vòng 15 phút sao cho như một bức tranh chữ, đúng từ điển, không tự chế chữ, đảm bảo giám khảo đọc được.
50 đề thi chủ yếu xoay quanh chủ đề mùa xuân, đạo đức giáo dục, danh ngôn... Đối với chữ Hán - Nôm, đề thi sẽ có 1 -2 chữ ít sử dụng để kiểm tra kiến thức của người thi.
Để đảm bảo công bằng, các bài thi đều sử dụng một loại giấy xuyến chỉ và mực của ban tổ chức, bút người viết tự mang theo
Việc thi tuyển để đảm bảo chất lượng ông đồ cho chữ ở Văn Miếu được nhiều câu lạc bộ thư pháp ủng hộ
Cuộc sát hạch này cũng giúp người viết đánh giá trình độ thực tế của mình để tiếp tục rèn luyện
Ngoài yêu cầu viết chữ đúng từ điển, cân đối, các ông đồ còn phải đề lạc khoản, đóng triện sao cho hài hòa
Cuộc sát hạch này còn thu hút khá nhiều các "anh đồ" trẻ tham gia thử sức. Anh Lê Việt Quý (21 tuổi, CLB thư pháp Đà Nẵng) chia sẻ: "Tôi tham dự cuộc thi với mong muốn giao lưu, đồng thời tự đánh giá năng lực của bản thân. Lần đầu đi thi nên tôi viết hơi run".
"Bà đồ" Lê Anh Tuyết, CLB thư pháp Hương Nam cũng dự thi phần thư pháp Quốc ngữ
Theo quy chế thi, người viết không được xem từ điển, điện thoại tra từ dưới mọi hình thức và hỏi chữ người bên cạnh. Ai vi phạm sẽ bị đánh dấu xem xét huỷ bài thi. Tuy nhiên, nhiều ông đồ vẫn bất chấp quy chế, xem từ điển ngay trong phòng thi.
Những người vi phạm quy chế bị đánh dấu mực tàu ở góc bài viết
Những người chưa đến lượt thi sốt ruột ngó vào bên trong
Kết thúc giờ thi, người viết tụ nhau lại để bàn về chữ viết đúng sai
Ban giám khảo công bố kết quả, chỉ có 36/71 tác phẩm đạt yêu cầu, số còn lại bị đánh giá là viết yếu, bố cục sai, không thẩm mỹ, đặc biệt nhiều bài mắc lỗi sơ đẳng như sai chữ.
Theo Dân Việt
"Sát hạch" ông đồ mới ra... đồ thật! Kết quả cuộc sát hạch đầu tiên về trình độ thư pháp của các ông đồ tại Văn miếu-Quốc Tử giám Hà Nội vừa qua đã đặt ra một kết quả trớ trêu: 70% các ông đồ... "thi trượt"!. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có tới 70% số ông đồ cho chữ dịp Xuân ở Văn miếu viết sai chữ, viết...