Hết 9 tháng, VNG mới đạt 60% kế hoạch doanh thu và 71% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2018
Doanh thu Quý 3/2018 của VNG không có sự khác biệt quá lớn so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các khoản chi phí gia tăng so với cùng kỳ khiến mức lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm mạnh.
Ảnh minh họa (Nguồn: Phượng Anh)
Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý 3/2018. Theo đó, trong kỳ, doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ của VNG đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với năm trước.
Trong khi đó, giá vốn hàng bán ghi nhận giá trị đạt 484,9 tỷ đồng. Điều này giúp cho lợi nhuận gộp của VNG trong quý đạt 610,3 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức cao 55,73% và không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, VNG cũng ghi nhận nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 41 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Được biết, tính đến ngày 30/9/2018, VNG ghi nhận các khoản đầu tư tài chính là tiền gửi ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) có tổng giá trị lên tới 1.947,8 tỷ đồng, chiếm 41,49% tổng tài sản và được hưởng lãi suất tối đa lên đến 8,2%/năm.
Nguồn doanh thu không ghi nhận tăng trưởng đáng kể nhưng các khoản chi phí của VNG lại có sự gia tăng mạnh trong kỳ.
Cụ thể, khoản chi phí tài chính đạt mức 1,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ ghi nhận một con số rất nhỏ là 115 triệu đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng nhanh, đạt mức 274 tỷ đồng ( 38,8% so với cùng kỳ). Tương tự, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn 23,5 tỷ đồng so với năm 2017, đạt mức 132,23 tỷ đồng.
Video đang HOT
Được biết, tính tới 30/9/2018, số lượng nhân viên của VNG đã đạt 2.252 người, tăng 189 nhân viên so với đầu năm.
Bên cạnh đó, VNG cũng ghi nhận tổng các khoản chi phí khác và lỗ khác lên tới 21,6 tỷ đồng, trong khi cùng ky các khoản chi phí này chưa tới 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, VNG tiếp tục ghi nhận lỗ từ các công ty liên kết lên tới 52,5 tỷ đồng trong Quý 3/2018.
Tính tới ngày 30/9/2018, VNG đang nắm giữ: 28,88% quyền sở hữu và quyền biểu quyết tại Công ty cổ phần Ti Ki (Ti Ki) – hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử; 50% quyền sở hữu và 49% quyền biểu quyết tại công ty ABA – có trụ sở tại Hồng Kông – hoạt động chính trong lĩnh vực phần mềm; 49% quyền sở hữu và quyền biểu quyết của Công ty TNHH Thương Mại dịch vụ Truyền thông Thanh Sơn (Thanh Sơn).
Được biết, Tiki là một trong những khoản đầu tư lớn nhất của VNG vào lĩnh vực thương mại điện tử nhưng chưa đem lại lợi nhuận.
Trong 6 tháng đầu năm, VNG đã phải ghi nhận khoản lỗ 102 tỷ đồng từ Tiki, cao hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Giá trị đầu tư của VNG vào Ti ki tính đến 30/6/2018 là 506,28 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trừ đi các khoản lỗ lũy kế, giá trị còn lại của khoản đầu tư vào doanh nghiệp này chỉ còn 185 tỷ đồng.
Với việc các khoản chi phí tăng mạnh, VNG ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế trong Quý 3/2018 đạt 180 tỷ đồng, giảm 38,8% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, mức lợi nhuận sau thuế chỉ còn 150,1 tỷ đồng, giảm 90,61 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh hợp nhất của VNG giai đoạn Quý 3/2018 và lũy kế 9 tháng đầu năm (Nguồn: VNG)
Kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng năm 2018 cũng cho thấy diễn biến tương tự khi doanh thu thuần chỉ đạt 3.161 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Mức lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 391,1 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2017.
So với kế hoạch kinh doanh năm 2018, VNG đã hoàn thành được 63% kế hoạch doanh thu (5.006 tỷ đồng) và 71,2% kế hoạch lợi nhuận sau thuế (549 tỷ đồng).
Ngoài ra, tính tới ngày 30/9/2018, quy mô tổng tài sản của VNG tăng 394 tỷ đồng so với đầu năm, đạt mức 4.694,58 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn của VNG vẫn là điểm sáng khi doanh nghiệp này vẫn “vắng bóng” các khoản vay nợ ngân hàng.
Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu ghi nhận giá trị đạt 3.891 tỷ đồng (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tới ngày 30/9/2018 đạt 5.012,9 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu quỹ ghi nhận 2.006 tỷ đồng), gấp 4,8 lần so với nguồn vốn Nợ phải trả./.
Theo viettimes.vn
Viettel Global báo lỗ đậm cả ngàn tỷ tại thị trường Châu Phi
Châu Phi là thị trường mang lại doanh thu lớn nhất cho Viettel Global.
CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý III năm 2018. Cụ thể, Viettel Global đạt doanh thu thuần 4.428 tỷ đồng đồng, tăng trưởng 5% so với cùng kì 2017.
Nhờ lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tỷ giá, doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh lên 618 tỷ đồng.
Đáng chú ý, lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết lại ghi nhận con số lỗ tới 845 tỷ đồng, trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái lãi 132 tỉ đồng. Mặc dù chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm, nhưng cũng không đủ bù con số lỗ quá lớn này.
Viettel Global báo lỗ hơn 2000 tỷ trong 9 tháng đầu năm ở thị trường châu Phi
Kết quả, Viettel Global lỗ ròng 446 tỷ đồng, trong khi quý III năm 2017 chỉ lỗ 79 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu 12.431 tỷ đồng và lỗ ròng 812 tỷ đồng. Cùng kì năm trước, VGI lãi ròng 273 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Viettel Global có sự khác biệt rất lớn tại các thị trường quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2018. Cụ thể, doanh thu tại thị trường Châu Phi của VGI chiếm tỷ trọng cao nhất với 5.606 tỷ đồng, tuy nhiên công ty lại chịu khoản lỗ lớn nhất là hơn 2.000 tỷ đồng, trong khi cùng kì năm trước chỉ lỗ hơn 145 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận tại các thị trường quốc tế của Viettel Global
Tại thị trường Đông Nam Á, VGI thu về 4.544 tỷ đồng và lãi ròng gần 510 tỷ đồng. Tại thị trường Châu Mỹ La-tinh, doanh thu của công ty đạt 1.685 tỷ đồng và lãi sau thuế 203 tỷ đồng. Đặc biệt tại thị trường khác, doanh thu của Viettel Global chỉ đạt 1.872 tỷ đồng nhưng lãi ròng lại đạt con số rất lớn là 1.276 tỷ đồng.
Tính đến hết quý III, tổng tài sản của Viettel Global đạt 59.029 tỷ đồng, tăng 13,6% so với hồi đầu năm. Trong đó công ty có khoảng 12.416 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Nợ phải trả là 34.491 tỷ đồng, trong đó tổng nợ vay là 20.911 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 30/9/2018, Viettel Global đang có hoạt động tại 9 thị trường trên thế giới bao gồm: Đông Timor, Campuchia, Mozambique, Cameroon, Haiti, Burundi, Tanzania, Lào, Myanmar.
Quang Sơn
Theo danviet.vn
Đau đầu hơn đại gia Lê Phước Vũ, bầu Đức đang 'ngụp lặn' trong khoản nợ gần 60 nghìn tỷ 2 công ty mà bầu Đức nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT đều đang "đọng" khoản nợ khủng với tổng số nợ lên tới gần 60 nghìn tỷ đồng. Ông Đoàn Nguyên Đức (tức bầu Đức) hiện là Chủ tịch HĐQT của CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (Mã CK: HAG) và Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng...