Hẹp dư địa nới lỏng tiền tệ
Trong năm 2020, dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ không còn nhiều, do vậy nên ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do SARS-CoV-2.
VPBank là một trong những doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiệt hại do dịch SARS-CoV-2
Cần thêm hỗ trợ từ chính sách tài khóa
Năm 2019, NHNN có nhiều biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ như giảm lãi suất phát hành tín phiếu, giảm lãi suất trên thị trường mở, giảm trần lãi suất huy động, giảm lãi suất dự trữ bắt buộc, bơm tiền đồng ra thị trường để mua ngoại tệ dự trữ… Nhưng đây là sự nới lỏng có kiểm soát, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế chỉ tăng 13,5%.
Tuy nhiên với năm 2020 khi dịch SARS-CoV-2 hoành hành thì dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ không còn nhiều. Với những diễn biến bất thường của dịch bệnh này, giải pháp hỗ trợ tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp phải đến cả từ chính sách tài khóa. Chính vì vậy, bên cạnh nỗ lực của ngành ngân hàng nhằm giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch SARS-CoV-2, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư công và có nhiều biện pháp nhằm giãn, giảm thuế cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tính đến nay đã gần 2 tháng dịch SARS-CoV-2 tiếp tục phát triển, nếu không kiểm soát được dịch này thì hậu quả không thể lường được hết. Chính phủ và ngành ngân hàng cần có những gói trợ hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Với các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2, trong đó có du lịch, truyền thông trên quốc tế là rất quan trọng. Đối với những gói hỗ trợ cho ngành du lịch, Chính phủ cần đầu tư để có biện pháp phòng chống tại vùng trọng điểm du lịch…
Ưu tiên ổn định chính sách tiền tệ và hỗ trợ doanh nghiệp
Video đang HOT
Bài học nới lỏng tiền tệ một cách thái quá trong năm 2009-2010 nhằm đối phó với suy giảm kinh tế toàn cầu vẫn còn nguyên giá trị khi những năm sau đó Việt Nam phải trải qua những đợt lạm phát hai con số trong khi không tránh khỏi đình trệ kinh tế trong nhiều năm.
Riêng với chính sách tiền tệ hiện nay, mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá. NHNN cũng có quan điểm là không nới lỏng chính sách tiền tệ, mà duy trì như hiện tại. Sự ổn định của chính sách tiền tệ sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho người dân, không diễn ra tình trạng găm hàng, đầu cơ tăng giá. Hơn thế, việc xây dựng các gói kích cầu để dự phòng là cần thiết, song chỉ nên áp dụng với một nhóm đối tượng nhất định đi kèm với kiểm soát chặt dòng tiền.
Hiện tỷ lệ cung tiền/ GDP và tín dụng/GDP đã tăng lần lượt từ khoảng 120% và 110% trong năm 2013, lên tới 170% và 150% như hiện nay. Đây là những con số rất cao so với các nước khác trên thế giới. Trong bối cảnh lạm phát đang có nguy cơ tăng nhanh, thì không nên đặt thêm gánh nặng thúc đẩy tăng trưởng cho chính sách tiền tệ.
Do vậy, nên ưu tiên tiếp tục thực hiện những cải cách mang tính cấu trúc nhằm hướng tới một hệ thống tiền tệ lành mạnh hơn. Những hỗ trợ’ về lãi suất, nếu có, chỉ nên giới hạn ở những doanh nghiệp trực tiếp chịu tác động của dịch SARS-CoV-2.
NHNN cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng không được tăng lãi suất cho vay, kể cả lãi suất huy động. Trong trường hợp cần thiết, sẽ có điều chỉnh để gián tiếp hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp…
Theo Enternews.vn
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp, ít nhất phải giảm lãi suất cho vay 1%
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên như vốn phục vụ nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa... Vậy việc giảm lãi suất này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu
PV: Thưa ông, ông nhận định như thế nào về việc giảm lãi suất của NHNN?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Việc NHNN giảm lãi suất những tháng cuối năm là động thái tích cực và hợp lý tại thời điểm này. Vì các doanh nghiệp vẫn kêu ca lãi suất cho vay cao. Vì vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thì việc giảm lãi suất như vậy là hợp lý.
Theo tôi vấn đề đặt ra ở đây là liệu việc giảm lãi suất này tác động thế nào đến lạm phát? Đúng là bất cứ trường hợp nào mà Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất thì thể hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên tại thời điểm này, Việt Nam đang kiểm soát lạm phát một cách rất hiệu quả, và hy vọng năm nay tỷ lệ lạm phát là dưới 4%, như Quốc hội đề ra. Nếu NHNN đang kiểm soát lạm phát tốt thì việc giảm lãi suất có thể vẫn ở trong mức độ NHNN kiểm soát được để không bùng phát lạm phát.
Vấn đề thứ hai là giảm lãi suất tác động đến tỷ giá. Khi giảm lãi suất có nghĩa giá trị của tiền đồng so với đô la có thể giảm, có nghĩa là tỷ giá tiền đồng so với đô la sẽ đẩy lên. Điều này có lợi cho xuất khẩu. Việt Nam cũng như tất cả quốc gia trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nền kinh tế thế giới đang suy giảm và đang tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
Do đó, để hỗ trợ cho xuất khẩu thì tăng tỷ giá là điều cần thiết. Và để tăng tỷ giá, việc hạ lãi suất là điều đóng góp cho vấn đề này.
Nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp, ít nhất phải giảm lãi suất cho vay 1%
PV: Theo ông, việc hạ lãi suất liệu có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Có thể có mà cũng có thể không. Trước hết giảm lãi suất sẽ giảm doanh thu từ lãi cho các ngân hàng. Thế nhưng nếu chi phí vốn của các ngân hàng cũng giảm thì biên độ lợi nhuận của các ngân hàng vẫn được duy trì khoảng 3%. Thành ra doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của họ có thể được duy trì nếu họ giảm lãi suất và giảm cả chi phí vốn.
PV: Đối với thị trường chứng khoán, ông có cho rằng việc giảm lãi suất sẽ tác động mạnh?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Bao giờ cũng vậy, việc giảm lãi suất sẽ đẩy giá chứng khoán lên. Bởi giá chứng khoán, giá cổ phiếu và lãi suất luôn luôn ngược chiều với nhau. Trên nguyên tắc nếu giảm lãi suất lần này, ví dụ là 0,5% thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố khác, ngoài vấn đề lãi suất. Chẳng hạn thị trường chứng khoán Việt Nam dựa rất nhiều vào khối ngoại (FDI). Nếu khối ngoại chuyển động mạnh thì nhà đầu tư sẽ rút tiền ra. Rút tiền ra như thế, họ sẽ bán cổ phiếu và đẩy giá cổ phiếu xuống. Ở đây dựa vào rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên nếu những điều kiện khác không thay đổi, mà chỉ vấn đề lãi suất không thì hạ lãi suất xuống sẽ đẩy giá cổ phiếu lên.
PV: Theo ông với mức giảm lãi suất 0,5% có đủ hỗ trợ cho doanh nghiệp?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Chắc chắn là có tác động, nhưng có hai yếu tố. Thứ nhất là cần độ trễ, bởi giảm lãi suất không có nghĩa tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng. Có những doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất hiện tại cho đến thời điểm lãi suất được điều chỉnh. Thành ra cho đến thời điểm đó, nếu những doanh nghiệp đang chịu lãi suất hiện tại và vẫn còn đang có giá trị thì không có tác động. Thứ hai, lãi suất cho vay cũng đã rất cao (9-11%), bây giờ giảm 0,5% cũng có tác động nhưng có lẽ không nhiều. Nếu muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thì ít nhất phải giảm 1%.
PV: Thông thường cuối năm, các doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, vậy việc giảm lãi suất có làm cho việc thanh khoản của các doanh nghiệp căng thẳng không, thưa ông?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Hiện tại thanh khoản của các ngân hàng rất tốt. Có lẽ do những vấn đề như nền kinh tế của thế giới cũng suy giảm và tác động tới Việt Nam nên nhu cầu vay của các doanh nghiệp xem ra cũng không căng. Đặc biệt các ngân hàng có thanh khoản tốt thì họ sẵn sàng giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. Nhưng tại thời điểm này, NHHN vừa yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất, nên chúng ta phải xem các động thái của các ngân hàng sẽ phản ứng như thế nào. Có thể những ngân hàng đầu tàu, trong đó những ngân hàng có vốn Nhà nước và ngân hàng lớn có thể họ giảm lãi suất ngay. Nhưng các ngân hàng bậc trung, đặc biệt những ngân hàng nhỏ có lẽ phải chờ xem.
Nói về mức độ giảm 0,5% có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp không thì theo tôi nếu chỉ giảm ở 0,5% không tác động gì. Vì các doanh nghiệp dựa rất nhiều vào vốn vay của các ngân hàng, nên chi phí về vốn của các doanh nghiệp rất lớn. Trung bình một doanh nghiệp vay phải trả trung bình từ 9-11%. Nếu bây giờ giảm 0,5% thì giảm chi phí ở mức độ rất thấp. Như vậy, muốn giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp thì cần phải giảm ở mức khoảng 1% như đã nói.
PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Tú Anh
Theo Petrotimes.vn
BIDV dành thêm 22.300 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp bị dịch COVID-19 BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm đối với khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với khoản vay bằng USD cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Giao dịch tại BIDV. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Nhằm chia sẻ khó khăn để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, BIDV triển khai thêm gói tín...