“Heo vàng” đội mưa đi khai giảng vào lớp 1
Ngày toàn dân đưa trẻ tới trường 5/9, tại Hà Nội, cơn mưa to gây khó khăn cho việc đi lại nhưng không ngăn được tinh thần phấn khởi của các học sinh và phụ huynh.
Hà Nội mưa to từ đêm qua tới sáng nay khiến cho công tác khai giảng, chào mừng năm học mới tại các trường học gặp nhiều trở ngại. Tuy vậy, lễ chào mừng học sinh tựu trường vẫn diễn ra như dự kiến tại hầu hết các trường do đã có sự chuẩn bị từ trước.
Tại trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, hơn 1.400 học sinh cùng các bậc phụ huynh đã tới dự lễ khai giảng như dự kiến. Đúng 7h sáng 5/9, nhà trường mở màn buổi khai giảng bằng màn đón chào học sinh lớp 1 – những trẻ sinh năm Đinh Hợi (Heo Vàng) nhập trường.
Hiệu trưởng Đinh Thuỳ Dương đánh trống khai giảng năm học mới
Do nhà trường đã theo dõi dự báo thời tiết trong suốt 3 ngày qua để lên phương án dự trù nên ngày tựu trường của trẻ vẫn có được không khí tưng bừng, tươi vui, háo hức.
Thay vì tổ chức tại sân trường, lễ khai giảng được tiến hành trong nhà thể chất với sức chứa hơn một nửa số học sinh trong trường, với các màn nghi thực, trình diễn được thu gọn cho phù hợp.
Năm nay, Tiểu học Thanh Xuân Trung có 375 trẻ lớp 1 đăng ký học, là số con vượt trội hơn hẳn so với mọi năm. Do số lượng học sinh tuổi “Heo vàng” gia tăng, nhà trường đã xin chỉ đạo từ UBND và Phòng giáo dục đào tạo quận Thanh Xuân. Sau đó, quận đã đồng ý để nhà trường mở thêm 1 lớp, phục vụ nhu cầu phát sinh.
Đồng thời, quận Thanh Xuân cũng cung cấp trang thiết bị giáo dục để nhà trường triển khai kịp năm học mới. Về số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy, nhà trường bảo đảm không có gì thay đổi, không có sự khác biệt giữa các lớp.
Trong không khí tựu trường hân hoan, các tiết mục văn nghệ do chính học sinh của trường trình diễn được chào đón nhiệt tình.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, cô giáo Đinh Thuỳ Dương đã chúc mừng các em học sinh mới nhập trường và khen ngợi những thành tích của 1000 học sinh lớp 2,3,4,5 trong năm học vừa qua.
Cô Dương khích lệ tinh thần phấn đấu của học sinh toàn trường bằng 4 câu thơ:
“Măng non đất nước
Tiếp bước cha anh
Video đang HOT
Làm nghìn việc tốt
Xứng cháu Bác Hồ”.
Những hình ảnh đáng nhớ trong lễ khai giảng năm học tại trường tiểu học Thanh Xuân Trung (Hà Nội):
Phụ huynh và học sinh đội mưa tới dự lễ khai giảng sáng 5/9
Đội trống danh dự nhà trường
Các bé đội văn nghệ thân thiết bên nhau
Các cô giáo luôn túc trực, chỉ dạy con trẻ thực hiện nghi lễ khai giảng
Tiết mục văn nghệ của học sinh khoá trên
Thu hút sự tò mò của các em lớp 1
Khuôn mặt ngơ ngác măng non của trẻ lớp 1
Trong khi các anh chị lớp lớn đã quen bạn bè, vừa xem trình diễn vừa ríu rít trò chuyện
Học sinh lớp 1 đồng diễn điệu múa truyền thống của trường cùng các thầy cô và học sinh khoá trên
Những cánh tay búp măng chuyển động đều theo điệu nhạc
Một bé “Heo Vàng” mang hoa lên tặng cô hiệu trưởng
Dù trời mưa, các thầy cô và phụ huynh vẫn giúp các bé thoả nguyện được thả bóng bay ngày khai trường từ ban công
Mai Châm
Theo Dantri
Người dịch bức điện mật của Bác Hồ
Dòng chữ nổi tiếng trong thư đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao quý, tự hào của Hà Nội anh hùng trong 60 ngày đêm khói lửa chống thực dân xâm lược: "Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh". Bà đã dịch bức điện đó của Bác trong niềm xúc động trào dâng.
Tôi biết Đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận, nguyên Phó Cục trưởng Cục cảnh vệ là người được vinh dự dịch bức điện mật của Bác chúc Tết Trung đoàn Thủ đô xuân Đinh Hợi, nhưng còn câu chuyện bà tham gia phụ nữ cứu quốc Hoàng Diệu trong cách mạng tháng Tám thì đến hôm nay mới có dịp được nghe khi bà mở "kho truyện cổ".
Lấy vải phủ bàn thờ khâu cờ đỏ sao vàng
Bà Bích Thuận sinh năm 1922 ở làng Lãng Yên, phía nam Hà Nội, giờ là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng. Học đến trung học ở trường nữ sinh Đồng Khánh, sau này bà đi dạy học rồi tìm đến với cách mạng và tham gia hội phụ nữ cứu quốc Hoàng Diệu.
Tháng 7-1945, Hà Nội sục sôi trong cao trào tiền khởi nghĩa. Đồng chí Trần Ngọc Minh, cán bộ Ban công vận Thành ủy giao cho đồng chí Bùi Hồng Việt, Bí thư chi bộ công nhân cứu quốc phố Lò Đúc nhiệm vụ tổ chức treo cờ trên đỉnh Tháp Rùa đúng vào ngày chính phủ Trần Trọng Kim treo cờ quẻ ly. Bốn người trong tổ là đồng chí Hoàng Hải, Bùi Đình Lợi, Hoàng Duy Thành, Lê Hoàng do đồng chí Hải làm tổ trưởng nhận nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc này. Nhưng kiếm vải đỏ ở đâu? May thay, đồng chí Lê Hoàng thân với em trai bà Bích Thuận là Nguyễn Văn Quý nên đã đến vận động bà may cờ. Bà Bích Thuận kể: "Tôi nhận lời anh Hoàng ngay. Sợ ra chợ mua vải đỏ dễ bị lộ, tôi suy nghĩ rồi quyết định giấu gia đình, sẽ khâu cờ bằng mảnh vải đỏ phủ trên bàn thờ gia tiên. Tôi tin khi cha tôi biết, chắc cũng sẽ đồng ý với việc tôi đang làm. Tôi bí mật cắt khổ vải khoảng 40x50cm để khâu cờ; phần vải còn lại, tôi đặt lại trên ngai thờ. Còn ngôi sao, do không tìm được vải vàng, nên chúng tôi phải sơn năm cánh sao vào vải đỏ. Lá cờ treo trên đỉnh Tháp Rùa đêm 1-7-1945 tung bay đến tận 10h sáng 2-7, bọn địch mới loay hoay gỡ xuống. Tôi thấy tự hào biết bao vì mình đã góp phần nhỏ bé vào sự kiện gây tiếng vang giữa trung tâm thành phố".
Hai lần gặp Bác
Chiều 19-8, hoà trong sóng người đi giành chính quyền, bà Bích Thuận từ quảng trường Nhà hát Lớn đi theo mũi chiếm Trại bảo an binh (ở Hàng Bài). Ngay trong chiều ấy, bà được lệnh đưa mấy chị em phụ nữ cứu quốc đến Ty liêm phóng nhận nhiệm vụ nuôi quân. Sau một thời gian ngắn, đồng chí Trần Quốc Hoàn điều động bà trở lại làm điện thoại viên ở Sở Bưu điện Bờ Hồ để quản lý hơn 40 chị em nữ ở đây, đảm bảo liên lạc thông suốt của Trung ương Đảng và chính phủ. Tháng 3-1946, bà được kết nạp vào Đảng.
Bà kể lại hai lần gặp Bác đều để lại kỷ niệm sâu sắc: "Lần thứ nhất vào dịp Tết Bính Tuất, tôi đi cùng với đoàn cán bộ của thành phố vào chúc Tết Bác ở Bắc bộ phủ. Bác rất gầy, chỉ có đôi mắt sáng rực, nhìn chúng tôi hiền từ. Tôi nhìn Bác chăm chú, nhớ ra đã thấy ảnh Bác in trong sách Parti communiste Indochinois. Sách do Sở mật thám Pháp in để nghiên cứu và tìm hiểu Đảng cộng sản Đông Dương; tình cờ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, có một người bạn cho tôi xem, nhưng lúc ấy, tôi đâu biết đó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Tết Bính Tuất là một dấu mốc sâu sắc trong cuộc đời tôi, khi tôi được chúc Tết Người.
Lần thứ hai, tháng 3-1946, Bác bất ngờ đến thăm Sở Bưu điện Bờ Hồ. Người đến ngay đầu giờ làm việc, theo sau là ông chủ sự Sở Nguyễn Văn Hùng và hai đồng chí Hoàng Hữu Kháng, Vũ Kỳ. Tôi ngồi ở bảng 3 gần cửa ra vào nên thấy ngay Bác đến, nhưng không dám mạnh dạn đứng dậy chào Bác; cứ nhìn Người mà tay vẫn phải nối đường dây. Bác dừng ở đầu phòng, lặng lẽ quan sát các điện thoại viên thao tác nhịp nhàng, chính xác, đảm bảo mạng thông tin từ Thủ đô Hà Nội đi toàn quốc. Bác không muốn sự có mặt của Bác ảnh hưởng đến công việc đang chạy đều của chúng tôi. Chính sự tôn trọng của Bác đã khiến tôi và chị em cảm động, tin tưởng, khâm phục Người. Sau đó, tôi được biết Bác đã nói chuyện với một số viên chức của Sở, động viên anh em khắc phục khó khăn, làm việc đúng giờ, thực hiện cần kiệm, xây dựng chính quyền cách mạng.
Tháng 11-1946, bà Bích Thuận được điều động về cơ quan Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ do đồng chí Trần Quốc Hoàn phụ trách để làm nhiệm vụ mã hoá và dịch mã các bức điện mật của Trung ương. Chính công việc này đã cho bà vinh dự lớn lao: dịch bức mật mã của Bác chúc Tết Trung đoàn Thủ đô xuân Đinh Hợi (1947). Mỗi dòng thư Bác không chỉ là tình cảm ấm áp, sự quan tâm sâu sắc, động viên thăm hỏi các chiến sĩ Trung đoàn mà còn thể hiện quyết tâm kháng chiến của toàn dân tộc. Dòng chữ nổi tiếng trong thư đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao quý, tự hào của Hà Nội anh hùng trong 60 ngày khói lửa chống thực dân Pháp xâm lược: "Các em quyết tử để Tổ quốc quyết sinh". Bà nói: "Tôi đã dịch bức điện của Bác trong niềm xúc động trào dâng".
Phạm Kim Thanh
Theo ANTD
Có mã số định danh vẫn giữ chứng minh thư, hộ khẩu? "Mã số định danh có thay thế chứng minh thư hiện nay?", "Có thêm số định danh chỉ thêm rắc rối chứ không thay thế được gì. Như thê khác nào thêm người thêm việc"... Các đại biêu băn khoăn vê dự luât Hô tịch. Chiều 13/8, dự luật Hộ tịch lần thứ 2 được trình xin ý kiến UB Thường vụ Quôc...