Heo quay lá mác mật đúng điệu
Trong các món quay, heo quay với lá mác mật là món ngon và đáng nhớ nhất.
Món quay được nhiều người ưa thích, trong đó phải nói, heo quay với lá mác mật là món ngon nhất và đáng nhớ nhất. Đây cũng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ tết, sinh nhật hay vào nhà mới của dân tộc Nùng, Tày.
Heo quay thì khó nơi nào có thể sánh bằng Lạng Sơn. Bởi lẽ, nếu đơn thuần chỉ chọn lấy con heo làm thịt rồi quay với các gia vị khác thì không tạo nên tính độc đáo của món quay này. Cái riêng heo quay là phải chọn con vừa phải, nếu heo sữa thì càng tốt. Còn trong các dịp lễ đông khách, có thể chọn con có trọng lượng khoảng 10 – 35kg để quay. Cái độc đáo của món này làm người ăn một lần rồi “ghiền” chính là hương vị của lá mác mật. Đây là loại cây cho lá và trái rất thơm, hương lạ và thường được dùng trong các món ăn của các dân tộc Nùng, Tày nước ta.
Nước chấm với heo quay lá mác mật này phải dùng trái mác mật để dầm vào trong nước chấm mới đúng điệu.
Video đang HOT
Sau khi mổ heo, làm sạch người ta lấy một cái cây xuyên qua con heo từ miệng đến đuôi và được cố định bằng dây cột ở sống lưng để giữ vững vị trí. Tiếp theo sẽ dựng con heo lên cho khô ráo rồi lấy lá mác mật tươi xào qua với gia vị như bột ngọt, muối và thêm một gia vị khác là tàu-choong đưa vào trong bụng heo; dùng chỉ khâu thật kỹ lại để hương vị của hỗn hợp đó ngấm vào thịt heo.
Heo sẽ được quay với thanh củi trong khoảng từ 1 – 4 tiếng tuỳ theo trọng lượng con heo. Quá trình quay phải thường xuyên lau nước và mỡ rịn ra trên da heo và dùng mật ong pha với nước phết lên ở thời gian đầu cho con heo được chín đều, vàng đẹp như ý.
Heo quay có đặc điểm ít béo bởi trong quá trình quay mỡ đã chảy bớt ra ngoài. Sau khi quay chín, chặt từng miếng xếp ra dĩa, hương vị của lá mác mật toả thơm ngát. Nước chấm dùng với món này là trái mác mật, muối, bột ngọt hoặc dùng nước mắm ớt bỏ trái mác mật vào sẽ làm món ăn thêm trọn vẹn.
Với người Nùng, Tày ở Lạng Sơn heo quay lá mác mật là món ăn truyền thống bao đời của họ, đi đâu, làm gì họ cũng giữ được món ăn độc đáo của mình. Hiện nay món quay này cũng có mặt ở các bản làng của người Nùng, Tày tại các tỉnh Phú Yên. Dăk Lăk, Dăk Nông…
Theo SGTT
Nhộng ong bổ dưỡng "thần sầu"
Nói về các món ăn "liều mạng" nhưng bổ dưỡng "thần sầu", không thể thiếu nhộng ong.
Đứng đầu nhóm ong "hung thần" là ong vò vẽ, ong sắt... Ai xui bị chúng đốt vài mũi, đã thấy "năm bảy ông trời". Kinh nghiệm dân gian là, bứt cọng môn nước (môn ngứa) chà vào vết đốt sẽ bớt đau nhức. Còn nếu bị ong vò vẽ đốt trên 15 mũi, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Công bằng mà nói, thường đám ong chỉ tự vệ khi có người chọc phá tổ, chứ không chủ động tấn công. Ngược lại, tổ ong thường chứa nhiều nhộng ong béo thơm, nên không ít người gan lì quyết phá tổ chúng cho bằng được.
Theo một người chuyên lấy tổ ong bán cho các nhà hàng ở TP.HCM, muốn hạ "tổ quỷ" (ong vò vẽ) phải có kế hoạch tác chiến đàng hoàng. Bước một là quan sát địa hình, kích thước tổ vào ban ngày để "lập phương án" hành động.
Ở tuổi "nhi đồng", chú ong sắt đã oai phong
Đợi đêm, người phá tổ sẽ mặc đồ "chuyên dụng" rồi dùng dầu lửa tẩm vải vụn, quấn vào một đầu cây sào, bật lửa "diệt gọn" đám ong thợ, lấy tổ "dễ như chơi".
Nhộng ong, làm được nhiều món hấp dẫn hơn cả nhộng tằm. Giản tiện là đem rang với nhóm lá chứa nhiều tinh dầu như chanh, bưởi non, mắc mật. Mỗi lá quyện thành một hương thơm dịu đặc trưng. Riêng lá mắc mật, còn chứa chút vị nồng the, rất hợp "tông" với chất ngọt béo tự nhiên từ "sữa" nhọng ong, khiến người ăn thêm khoái khẩu. Tiếng "lụp bụp" do nhộng bị vỡ vỏ trong vòm miệng, nghe thật vui tai.
Thong thả hơn, đem nhộng ong xào với hành hương giữ cả rễ và bông hẹ sẽ thêm béo bùi. Theo y thực, món này còn trợ thận, giúp chuyện gối chăn mỹ mãn hơn.
Thú vị món nhộng ong rang mắc mật
Đặc biệt, dân miệt vườn thức khuya xem bóng đá, có nồi cháo gạo thơm hòa nhộng ong với ít nước cốt dừa, nêm đủ hành, tiêu còn nóng hổi, bồi dưỡng thì sướng như vua! Húp vào nghe mát lòng mát dạ làm sao
Theo ihay
Nhớ Lạng Sơn là nhớ khau nhục Khau nhục là món ăn không thể thiếu ở các dịp lễ tết, nhà mới, sinh nhật, đám cưới... của người Nùng, Tày ở Lạng Sơn. Đây là món gia truyền, truyền thống của người Nùng, Tày nên ai cũng biết nấu. Để có được món khau nhục ngon thì phải chọn tảng thịt heo ba chỉ thật ngon, có nhiều mỡ chút...