Hen suyễn vào mùa khởi phát
Hen suyễn là bệnh thường gặp và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, nhất là trẻ em.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn ngày càng gia tăng, hiện có khoảng 300 triệu bệnh nhân bị hen suyễntrên toàn cầu. Riêng ở trẻ em, tỉ lệ tăng gấp đôi người lớn, trẻ dưới 15 tuổi là 10%, trẻ dưới 2 tuổi là 20%. Tại TP HCM, năm 2003 có 21,9% số trẻ bị hen suyễn và liên tục tăng những năm gần đây.
Dấu hiệu nhận biết
Theo BS Huỳnh Minh Thẩm, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), hen suyễn là bệnh mạn tính của đường dẫn khí (hay còn gọi là phế quản). Viêm mạn tính đi kèm với tình trạng hẹp và quá nhạy cảm của phế quản dẫn đến các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Bệnh suyễn ở trẻ em hình thành do yếu tố di truyền và những tác nhân bất lợi từ môi trường. Không như nhiều người nghĩ, bệnh hen suyễn hoàn toàn không lây. Tuy nhiên, bệnh thường dễ khởi phát và gia tăng vào mùa lạnh nên cha mẹ cần lưu ý điều này để có biện pháp chăm sóc tốt.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn và trẻ vẫn còn khó thở. Trong ảnh: Bệnh nhi được khám tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM
Theo BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), cần nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh hen suyễn khi thấy trẻ ho nhiều lần (đặc biệt về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức… Có khi trẻ bệnh chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm, nhiều đến mức làm trẻ không ngủ được mà không hề có triệu chứng nào khác trong khi ban ngày lại hoàn toàn bình thường.
Đây là thể khác biệt của bệnh và thường bị bỏ sót, một số nhà chuyên môn thường gọi đây là hen dạng ho. Cần chú ý triệu chứng khò khè trong hen suyễn vì đây là triệu chứng được quan tâm nhiều nhưng lại rất dễ nhầm với các triệu chứng của tình trạng ngạt mũi. Trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có triệu chứng ho, khò khè, khó thở ít nhất 3 lần/ngày cũng cần nghĩ ngay đến suyễn kể cả khi gia đình không có tiền sử bệnh suyễn, dị ứng.
Tránh yếu tố nguy cơ
Theo BS Tuấn, cho tới nay, trên thế giới, cả đông và tây y, chưa có một liệu pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu có biện pháp phòng ngừa, tránh các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn suyễn như: không hút thuốc lá trong nhà và nơi gần trẻ; không để những chất nặng mùi trong nhà; tránh dùng các loại thuốc xịt (nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi…); tránh lông chó mèo, côn trùng, khói nhang, khói bếp, bụi bặm…; không cho trẻ vận động liên tục trong một khoảng thời gian dài.
Khoảng 5%-10% bệnh nhân bị suyễn là do thức ăn vì thế cần chú trọng đến cách ăn uống ở trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cần cho trẻ ăn dặm đúng cách, không nên cho ăn nhiều loại thức ăn cùng lúc. Cẩn trọng với những loại thức ăn dễ dị ứng, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ, ốc, sò… vì những thức ăn này thường gây dị ứng chéo, nghĩa là nếu ăn cua bị dị ứng thì ăn tôm cũng sẽ dị ứng. Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Không nên để trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
“Với hen suyễn ở trẻ em thì vai trò của cha mẹ là rất quan trọng. Cha mẹ phải như bác sĩ trong nhà, luôn quan tâm chăm sóc cho con, hỗ trợ về mặt tâm lý và thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của con” (BS Trần Anh Tuấn).
Video đang HOT
Theo VNE
9 thực phẩm phòng ngừa bệnh hen suyễn khi trời lạnh
Lựa chọn những thực phẩm thông minh có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn, nhờ đó tăng cường sức khỏe đường hô hấp và phòng ngừa bệnh hen suyễn.
Bạn có biết, những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn không? " Không có chế độ ăn nào có thể loại bỏ hoặc chữa trị bệnh hen suyễn cả, những có những thực phẩm có thễ hỗ trợ chữa trị bệnh này", bác sỹ Robert Graham, một bác sỹ Nội khoa đến từ bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết.
Hãy nhớ rằng phản ứng của cơ thể đối với các loại thực phẩm rất khác nhau và có một số thực phẩm có thễ hỗ trợ chữa trị bệnh hen suyễn, số khác thì không.
Táo
Đây cũng là một trong số những lý do có thể đưa táo vào danh sách các thực phẩm nên ăn hàng ngày. Một nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng, sau khi đã kiểm soát các yếu tố khác, những người ăn từ 2-5 quả táo mỗi tuần có nguy cơ mắc hen suyễn thấp hơn.
Một tác giả của nghiên cứu đã cho rằng, hợp chất flavonoid trong táo có tác dụng phòng bệnh hen suyễn. Một loại flavonoid có tên là khellin đã được chứng minh là giúp mở rộng đường hô hấp.
Dưa vàng
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp phổi tránh khỏi những tổn thương trong cuộc chiến đánh bại các gốc tự do. Một nghiên cứu về trẻ em mẫu giáo ở Nhật Bản phát hiện ra rằng, những người có hàm lượng vitamin C cao nhất ít có khả năng bị hen suyễn so hơn với những người có lượng vitamin C thấp hơn.
Mặc dù vitamin C có thể tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả, vitamin C dồi dào nhất trong những loại trái cây như dưa vàng, cam, bưởi, trái kiwi, súp lơ xanh và và chua.
Ảnh minh họa
Cà rốt
Cà rốt nổi tiếng vì có chứa beta carotene và các chất chống oxy hóa khác. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy beta carotene, được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có thể làm giảm nguy cơ bị mắc hen suyễn.
Beta carotene cũng rất cần thiết cho đôi mắt của bạn và hệ miễn dịch, thậm chí có thể giúp chống lại bệnh tim, ung thư, và bệnh Alzheimer. Beta carotene không chỉ có trong cà rốt mà còn trong những trái cây có màu sắc sặc sỡ khác như mơ, ớt xanh và khoai lang.
Cà phê
Cà phê có những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, nhưng liên quan đến hen suyễn, cà phê có tác động tích cực.
Theo một đánh giá những thử nghiệm được công bố trước đây cho thấy cà phê có chứa caffein giúp cải thiện chức năng hô hấp sau 4 giờ sau khi café được tiêu hóa.
"Cà phê làm giãn phế quản, giúp cải thiện luồng khí lưu thông trong phổi", Tiến sỹ Graham nói.
Hạt lanh
Hạt lanh rất giàu axit béo omega -3 cũng như magie. Một số nghiên cứu cho thấy omega-3 có nhiều trong cá hồi và các loại cá béo khác có tác dụng ngăn ngừa hen suyễn.
Magie là một thành phần hữu ích giúp giãn các cơ xung quanh phế quản, đường hô hấp và duy trì một đường hô hấp thoáng. Co thắt phế quản gây ra một cơn hen suyễn.
Tỏi
Theo tiến sỹ Graham thì tỏi có tính kháng viêm. Văn hóa dân gian từ hàng ngàn năm trước đã đưa tỏ vào danh sách các thực phẩm hỗ trợ chữa trị một số bệnh từ trĩ cho đến nhiễm virus.
Tỏi còn chứa allicin - một chất chống oxy hóa cực mạnh. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy allicin phân hủy trong cơ thể tạo ra một axit phát hủy các gốc tự do. Allicin có thể giúp điều trị bệnh hen suyễn.
Ảnh minh họa
Lạc
Lạc có thể gây phản ứng dị ứng có khả năng gây tử vong ở một số người và hen suyễn dị ứng ở những người khác. Một nghiên cứu cho thấy trẻ em bị hen suyễn cũng bị dị ứng với lạc và phát triển bệnh hen suyễn sớm hơn những đứa trẻ không bị dị ứng với lạc. Nhiều trẻ em hen suyễn bị dị ứng với lạc cũng dị ứng với cỏ, cỏ dại, mèo, bọ, ve, bụi và phấn hoa, tất cả đều có nguy cơ gây ra những cơn hen suyễn.
Muối
Một trong những nguyên nhân làm bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng là muối.
Các tính năng đặc trưng của bệnh hen suyễn là tình trạng viêm và tắc đường hô hấp và muối có thể gây viêm bằng cách giữ nước.
Tôi luôn luôn nói với mọi người là hãy ăn ít muối đi nếu họ có các triệu chứng bệnh hen suyễn" - Tiến sỹ Graham. Giảm tiêu thụ cũng tốt cho sức khỏe ở nhiều khía cạnh khác nữa. Và hãy ghi nhớ rằng, lượng muối trong các thực phẩm từ nhà hàng và các thực phẩm chế biến không phải là lọ muối trên bàn ăn của bạn.
Bơ
Bơ có chứa chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là glutathione. Các chuyên gia nói rằng các thực phẩm chứa chất oxy hóa đều tốt cho sức khỏe. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác hại bị gây ra bởi các gốc tự do.
Bơ có thể ăn kèm với salad hoặc xay sinh tố, bơ giàu chất béo không bão hòa đơn, loại chất béo này thực sự hợp với chế độ ăn uống của bạn vì nó có thể giúp làm giảm cholesterol.
Theo VNE
Bệnh thường gặp liên quan đến kinh nguyệt Các trạng thái bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt như: nhức nửa đầu, rối loạn tiêu hóa, tổn thương khớp gối, tiểu đường... là các biểu hiện thường gặp. Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh...