Hen phế quản chiếm hơn 18% bệnh phổi tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hen phế quản chiếm 18,7% các bệnh phổi. Ngoài việc chữa bằng y học hiện đại, các bài thuốc điều trị bệnh bằng phương pháp cổ truyền được nhiều người quan tâm.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm y học cổ truyền dành cho bệnh lý hen phế quản có nguồn gốc từ thảo dược. Tuy nhiên, để đảm bảo hai yếu tố: Được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị và đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào an toàn, thì không nhiều.
Y học cổ truyền coi hen phế quản không phải chỉ là bệnh ở một bộ phận trên cơ thể mà là vấn đề của toàn thân. Căn nguyên sinh hen phế do ba tạng tỳ – phế – thận không được điều hòa, suy yếu gây ra.
Điều trị cắt cơn hen cấp tính vốn thuộc về thế mạnh của y học hiện đại, với điều kiện máy móc trang thiết bị có thể giúp bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Còn y học cổ truyền vẫn mang lại lợi ích với hen về lâu dài, giúp bệnh ổn định và kiểm soát tình trạng bệnh, hạn chế cơn hen tái phát thường xuyên. Một trong những lợi thế lớn nhất của dược phẩm y học cổ truyền là ít gây ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể yên tâm điều trị lâu dài.
Phóng toTrị hen suyễn bằng y học cổ truyền đang được nhiều người quan tâm.
Video đang HOT
Thuốc hen thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương 1.500 tuổi “Tiểu thanh long thang” gia giảm hiện là chế phẩm thuốc y học cổ truyền được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị.
Xuất phát từ bài thuốc cổ phương của danh y Trương Trọng Cảnh, đội ngũ dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để nâng cao hiệu lực chữa bệnh của bài thuốc thông qua việc bổ sung, gia giảm thêm một số thành phần, vị thuốc để phù hợp với thể trạng người Việt.
Bên cạnh đó, bài thuốc cổ truyền cần đảm bảo yếu tố “sạch” của dược liệu. Bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính, công năng của tạng – phủ vốn đã suy yếu, nếu sử dụng dược liệu không sạch sẽ đưa thêm chất độc vào cho cơ thể, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Dược liệu bị nhiễm nấm mốc, kim loại nặng từ nước, đất, không khí… sẽ gây tác hại cho cơ thể không khác gì thực phẩm bẩn.
Ngoài ra, chất lượng thuốc phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu làm thuốc. Nguyên liệu chứa hàm lượng hoạt chất thấp thì thuốc không có tác dụng điều trị.
Riêng với thuốc hen thảo dược được bào chế từ bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang, từ những khâu đầu tiên trong tuyển chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, đơn vị sản xuất đã yêu cầu rất khắt khe. Ngoài việc chủ động nguồn nguyên liệu bằng việc quy hoạch các vùng trồng dược liệu tại nhiều tỉnh phía Tây Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai… đạt chuẩn GACP – WHO, các dược liệu nhập khẩu đều phải đầy đủ C/O (chứng nhận xuất xứ), C/Q (chứng nhận chất lượng). Dược liệu về đến kho của công y vẫn được lấy mẫu kiểm tra, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng quy định để đảm bảo dược liệu đạt chuẩn, sau đó mới đánh mã và phân vùng bảo quản.
Trước khi đưa vào sản xuất, bộ phận kiểm nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó có việc sử dụng các kỹ thuật hiện đại như phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định hàm lượng hoạt chất trong dược liệu. Dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng mới đủ điều kiện để đưa vào sản xuất thuốc.
Bên cạnh đó, do đặc thù thuốc y học cổ truyền, các vị thuốc, ngoài đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo phương pháp định tính, định lượng, còn được sao tẩm, chế biến để đảm bảo tính vị, quy kinh, tác dụng. Toàn bộ quá trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO) để tạo ra sản phẩm thuốc hen thảo dược có chất lượng tốt nhất, tiện dụng nhất cho người bệnh.
Hơn 15 năm có mặt trên thị trường, thuốc hen thảo dược đã đạt nhiều giải thưởng, có mặt trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên toàn quốc, góp phần san sẻ gánh nặng với hàng nghìn người bệnh.
Theo Zing
Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ con người 2 năm
Ô nhiễm không khí góp phần gây bệnh phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, giảm tuổi thọ con người 1,5-2 năm.
Theo Smithsonianmag, tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng nhờ vào y học hiện đại, dinh dưỡng thực phẩm và những cải tiến khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí ngày một trầm trọng, đặc biệt ở các nước châu Phi và châu Á, cướp đi thời gian sống của con người từ 1,5 năm đến nhiều năm.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch và các chất phát thải khí nhà kính. Ảnh: Newsclick
Nghiên cứu tiến hành trên 42 quốc gia cho thấy tuổi thọ con người giảm 1-2 năm do hít các phân tử bụi bị ô nhiễm. Tại Mỹ, hạt phân tử bụi ảnh hưởng đến 4 tháng tuổi thọ con người. Ở Bangladesh và Ai Cập, nơi lượng ô nhiễm cao hơn nhiều, các phân tử bụi lấy đi 1,8 năm tuổi thọ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Kỹ thuật Cockrell tại Đại học Texas, Austin, đã thu thập dữ liệu và nghiên cứu toàn bộ hạt bụi mịn rất nhỏ, nhỏ hơn 30 lần so với chiều rộng của tóc người, tồn tại trong không khí. Họ kiểm tra mức độ phơi nhiễm của những hạt này ở 185 quốc gia, sau đó tính toán tác động của ô nhiễm lên tuổi thọ. Kết quả cho thấy 90.000 người Mỹ và 1,1 triệu người Ấn Độ chết sớm hơn một năm do ô nhiễm không khí. Ngoài ra, các hạt bụi này tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí. Con người hít sâu hạt bụi vào phổi sẽ làm tăng tỷ lệ đột quỵ, đau tim, các bệnh về hô hấp.
Vì thế, nhiều nước chú trọng đến biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Các nhà nghiên cứu tính toán số lượng người sống thọ nếu hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm. Cụ thể, Ai Cập nếu cải thiện được các vùng đất bị ô nhiễm, trung bình tuổi thọ con người thêm 1,3 năm. Tại châu Á, nếu hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, con người có thể sống thọ hơn 1-1,5 năm.
Theo NewYork Times, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường là từ nhiên liệu hóa thạch và các chất phát thải khí nhà kính. Con người nên chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ. Đây cũng là một trong những cách giải quyết biến đổi khí hậu, giúp con người sống khỏe mạnh và lâu dài.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Lá xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào? Nhiều người đồn đáo lá xoài chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, giảm nhanh đường huyết. Đặc biệt khi mới phát hiện tiểu đường, uống mình lá xoài có thể chẳng cần đến thuốc tây? Thực hư bài thuốc này thế nào? Tác dụng kỳ diệu lá xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ở các...