Hẹn hò xứ Huế mùa đông
Mùa đông xứ Huế đâu chỉ gắn với mưa dầm. Các điểm tham quan vắng khách nên Huế thật bình yên, e ấp, với nét trầm tư, chuẩn bị cho mình chiếc áo mới khi mùa mới sắp sang.
Những hàng cây trầm mặc, nghiêng mình gầy soi bóng.
Có con đò nào đậu bến mùa đông?
Cảnh vật yên bình với nét trầm tư, e ấp.
Văn thánh miếu thanh tịnh, vắng tiếng chân người.
Võ thánh miếu đổ nát, im lìm. Chỉ còn một cây bàng trơ trọi, nhắc nhớ câu ca xưa: “Văn thánh trồng thông, võ thánh trồng bàng – Ngó lên xã tắc ai hàng mù u”.
Qua Kim Long, bạn hãy dừng bước chân ở nhà vườn An Hiên. Mùa đông cũng là mùa hoa hải đường lập lòe ánh lửa. Không chỉ vậy, trước Tết Âm lịch 2-3 tuần, hoa mơ cũng sẽ xòe cánh.
Hoàng thành cũng vắng vẻ, trầm lặng hơn so với những thời điểm khác.
Vàng son một thưở, nay đâu còn người.
Video đang HOT
Chốn bình yên níu chân người lữ khách…
Đâu lầu son, đâu tháp ngà? – Chỉ còn lữ khách mơ màng chiêm bao.
Theo Zing News
24 giờ rong ruổi vội vã ở Huế
Nếu không có quá nhiều thời gian để chìm mình trong không khí 'dịu dàng pha lẫn trầm tư' của đất kinh kỳ xứ Huế thì 24 giờ đồng hồ cũng có thể đủ để bạn khám phá "kha khá" nơi này.
Cửa Ngọ Môn ở Huế
Dừng chân ở sân ga Huế khi trời bắt đầu chập choạng tối, tôi đã cảm nhận được nét gì đó thật khác lạ của vùng đất kinh kỳ. Huế vẫn có nét hiện đại, sôi động của phố thị nhưng trong từng hơi thở, như có gì đó thật trầm lặng, nhẹ nhàng, cổ kính. Lòng tôi như lắng lại khi ngồi sau bác xe ôm lướt trên đường phố Huế để kịp ngắm nhìn dòng sông Hương khi trời dần chuyển về hoàng hôn.
Rong ruổi trên chiếc xe máy thuê của khách sạn, theo lời của vài người bạn bản địa, chúng tôi ghé ăn những món đặc sản nơi đây, đặc biệt là bộ tứ "bèo, nậm, lọc, ít". Bạn tôi nói, đó chỉ là những món ăn chơi, khai vị cho bữa tiệc ẩm thực với rất thú vị đất kinh kỳ.
Tôi chọn ở ngay gần cầu Trường Tiền với mong muốn có thể dễ dàng đi dạo bộ dọc bờ sông Hương hay rảo bước lên cây cầu đã đi vào lịch sử, văn hóa và thơ ca. Cầu Trường Tiền buổi tối cuối tuần lung linh, rực rỡ với những ánh sáng 7 màu lấp lánh liên tục biến sắc, soi bóng xuống dòng Hương.
Tôi cũng muốn thử cảm giác được theo chiếc thuyền xuôi mái chèo ngắm nhìn hai bên bờ thành phố, nghe câu ca Huế vọng trên sông nước. Tiếng ca ngân vang của những cô gái Huế trong trang phục áo dài tím, trên tay là điệu múa chén say đắm lòng người, ánh mắt lúng liếng và ý nhị biết bao.
Ngay dưới chân cầu Trường Tiền chợ đêm tấp nập bán cơ man các loại đồ ăn, đồ lưu niệm. Khách du lịch chen vai sát cánh vừa ghi lại những hình ảnh nhộn nhịp, vừa lựa chọn cho mình vài món đồ ưng ý. Những món đồ lưu niệm đậm chất Huế nhỏ nhỏ, xinh xinh cuốn hút đến kỳ lạ. Đi dọc bờ sông Hương mới cảm nhận được nét thi vị của Huế. Gió thổi mát lộng. Miên man.
Buổi sáng trong lành ở Huế dường như càng thi vị hơn khi ngồi ở góc vỉa hè, thưởng thức tô bún bò Huế của người phụ nữ hiền lành, chất phác. Từng ăn bún bò Huế ở nhiều quán ăn khắp chốn Sài thành nhưng phải về đây, tôi mới cảm nhận được hương vị Huế bình dị đến vậy. Đó cũng là ngày khởi đầu cho hành trình khám phá Huế thực sự của tôi.
Rảo bước qua cầu Trường Tiền, mục tiêu đầu tiên của tôi là chinh phục kinh thành Huế - địa danh mà đã bao lần tôi háo hức. Bước qua cửa Ngọ Môn, tôi vào Điện Thái Hòa, Sân đại Triều Nghi. Nhờ đi theo một đoàn du khách từ Hà Nội vào mà tôi được nghe tỉ mỉ lời hướng dẫn của cô hướng dẫn viên người Huế.
Tôi cứ tưởng tượng, nếu kinh thành Huế còn giữ được vẹn nguyên như mô hình được phục dựng hiện nay có lẽ, phải đi vài ngày mới cảm nhận hết được cái tráng lệ của chốn kinh kỳ xưa. Những gì còn lại của ngày nay vẫn khiến biết bao người trầm trồ khi ghé những: Cung Diên Thọ, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh...
Tất cả đều mang dáng dấp của một thời oanh liệt, vàng son của các đời vua triều Nguyễn. Bữa trưa sau khi rời Huế, tôi ghé chợ Đông Ba - đi một lượt khắp các gian hàng trước khi dừng chân ở khu vực bán đồ ăn. Và quả không hổ danh với lời khen, ở đây có tất cả những đặc sản Huế với mức giá bình dân mà đậm chất Huế. Tôi chọn cho mình bún thịt nướng, rồi lại ăn thêm ly chè đậu đen, đậu ván ngon lành.
Buổi chiều còn lại ở Huế, tôi đặt lịch trình ghé thăm 3 lăng mộ nổi tiếng bậc nhất. Len lỏi theo con đường phủ bóng cây tôi đến với lăng Minh Mạng - công trình khiến tôi ấn tượng nhất khi vẫn giữ được nét vẹn nguyên, nằm giữa mây trời, non nước. Bước qua từng hạng mục của công trình này, tôi lại thêm một lần trầm trồ bởi tất cả đều quá hoàn hảo. Những bức tượng ở khu vực sân trước; tấm bia đá vẫn nguyên nét chữ, những bức tường chưa quá phai màu thời gian hay những mái ngói vẫn đỏ tươi.
Lăng Tự Đức mang đến cho tôi cảm giác đối ngược. Đó là vẻ hữu tình với dòng nước uốn lượn, với hồ sen thơm ngát nhưng cũng gợi lên niềm xót xa bởi nơi này dường như chỉ còn lại phế tích. Nhiều khu vực trưng bày, thờ cúng đã xuống cấp trầm trọng chỉ còn lại những nền gạch hoang phế.
Lăng vua Khải Định nằm trên khu vực đồi cao với màu xám không để lại trong tôi nhiều ấn tượng bởi kiến trúc, điêu khắc của nó mang quá nhiều dáng dấp hiện đại với những nét Tây phương được thể hiện khá rõ. Trên đường về, tôi chỉ kịp đi ngang qua chùa Thiên Mụ mà không có dịp dừng chân bởi trời đã chuyển chiều rất nhanh.
24 giờ vội vã ở Huế đủ để cho tôi cảm nhận được không khí, cái tình người nơi xứ Huế. Dĩ nhiên, tôi còn nhiều niềm tiếc nuối bởi còn biết bao nhiêu điều thú vị nơi này mà tôi chưa kịp khám phá. Nhưng đấy cũng là lý do thúc giục tôi sớm quay lại vào ngày nào đó.
Điện Thái Hòa và sân chầu
Duyệt thị đường - Nhà hát cổ cung đình Huế
Cung Diên Thọ vẫn giữ được nét vẹn nguyên
Nhiều công trình trong Hoàng thành Huế đã xuống cấp, chỉ còn trơ nền gạch cũ
Hồ sen bao quanh khu vực Đại Nội
Chợ Đông Ba ở Huế
Phong cảnh hữu tình khu vực ngoại thành Huế
Lăng Minh Mạng - công trình kiến trúc giá trị trong hệ thống lăng tẩm
Lăng Khải Định
Lăng Tự Đức nằm trong quần thể non, nước thơ mộng
Tuy nhiên nơi này đã xuống cấp trầm trọng, nhiều khu vực chỉ còn là phế tích
Cầu Trường Tiền đêm xuống rực rỡ ánh đèn
Theo iHay
Về xứ Huế thăm hồ Truồi, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cách thành phố Huế khoảng 30 km về phía nam, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Là thiền viện đầu tiên ở miền Trung, Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên đỉnh Bạch Mã, quanh năm mây phủ trắng xóa, mờ ảo tựa chốn bồng lai....