Hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời lộ diện
Những hình ảnh rõ ràng và đẹp nhất lộ diện hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời dài gần gấp 10 lần và sâu gấp ba lần Grand Canyon của Trái Đất.
Hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời lộ diện
Valles Marineris, hệ thống núi sâu khổng lồ dài khoảng 4.000 km chạy dọc theo đường xích đạo của sao Hỏa, kéo dài gần một phần chu vi của hành tinh này.
Vết nứt từ trong nền đáy của sao Hỏa dài gần gấp 10 lần hẻm núi Grand Canyon của Trái Đất, và sâu hơn 3 lần. Đây là hẻm núi lớn nhất trong hệ mặt trời. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Arizona, Tucson, Mỹ đây cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất.
Các nhà khoa học tại Đại học Arizona đã sử dụng máy ảnh có độ phân giải cực cao gọi là HiRISE trên tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa để chụp cận cảnh những đặc điểm kỳ lạ nhất của hành tinh đỏ kể từ năm 2006.
Tuy nhiên, dù có ghi được rất nhiều hình ảnh thực sự ngoạn mục về Valles Marineris, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về cách hình thành phức tạp của hẻm núi khổng lồ.
Grand Canyon hay Hẻm núi lớn là một khe núi dốc được tạo ra bởi sông Colorado ở tiểu bang Arizona của Mỹ. Hẻm núi sâu 1.829 mét và dài khoảng 445,8 km.
Không giống như Grand Canyon của Trái đất, Valles Marineris không tạo ra từ những dòng nước chảy xiết hàng tỷ năm. Hành tinh đỏ quá nóng và khô để một con sông lớn tồn tại có thể cắt xuyên qua lớp vỏ. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA có bằng chứng cho thấy nước chảy lâu năm có thể đào sâu một số hẻm núi cách đây hàng trăm triệu năm.
Theo Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, phần lớn hẻm núi có thể đã nứt mở từ hàng tỷ năm trước khi một nhóm siêu núi lửa gần đó gọi là vùng Tharsis lần đầu tiên phun trào trên sao Hỏa.
Khi mắc-ma sủi bọt bên dưới những ngọn núi lửa ‘quái vật’ này, lớp vỏ của hành tinh dễ dàng bị kéo căng ra, xé toạc và cuối cùng sụp đổ thành các rãnh và thung lũng tạo ra Valles Marineris ngày nay.
Bằng chứng cho thấy những vụ lở đất sau đó, các dòng chảy mắc-ma và thậm chí là một số con sông cổ có lẽ đã góp phần vào sự xói mòn của hẻm núi trong những năm sau.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích sâu hơn về những bức ảnh có độ phân giải cao để giúp giải đáp câu hỏi nguồn gốc của hẻm núi lớn nhất hệ mặt trời.
Giáo sư Đại học Harvard nói về bằng chứng người ngoài hành tinh
Vật thể kỳ lạ, được đặt tên là Oumuamua, có lẽ là một dạng công nghệ xuất phát từ nền văn minh ngoài hệ mặt trời, hoặc cũng có thể là "rác" của người ngoài hành tinh.
Hình ảnh mô phỏng Oumuamua ĐÀI QUAN SÁT GEMINI / AURA/NSF/
Đó là giả thuyết mới nhất về Oumuamua, thiên thể bí ẩn từng xâm nhập hệ mặt trời vào năm 2017, theo trang Slash Gear hôm 3.1 dẫn lời giáo sư Avi Loeb, trưởng khoa thiên văn của Đại học Harvard trình bày trong quyển sách chuẩn bị lên kệ vào ngày 26.1 tại Mỹ.
Giáo sư Loeb thậm chí cho rằng dấu hiệu đầu tiên mà con người có thể đoán được sự hiện diện của người ngoài hành tinh không phải là phi thuyền, mà có thể là "một mảnh rác" từ nền văn minh ngoài Trái đất.
Vật thể mà trưởng khoa Đại học Harvard đề cập là Oumuamua, thiên thể bí ẩn vào tháng 9.2017 đã xâm nhập mặt phẳng quỹ đạo của hệ mặt trời chúng ta từ hướng của chòm sao Thiên Cầm, cách Trái đất khoảng 25 năm ánh sáng.
Mô phỏng thời điểm Oumuamua đi vào mặt phẳng quỹ đạo của hệ mặt trời NASA
Thiên thể này có bề ngoài kỳ lạ, với hình dáng như điếu xì gà, chiều dài 400 m trong khi bề ngang chỉ khoảng 40 m.
Bên cạnh đó, mức độ phản xạ ánh sáng của Oumuamua cao gấp ít nhất 10 lần so với bất kỳ tiểu hành tinh hoặc sao chổi nào của hệ mặt trời.
Ngoài ra, giáo sư Loeb còn lưu ý một điểm quan trọng: thiên thể trên đột nhiên bứt phá tốc độ khi đi ngang mặt trời, bất chấp lực hút mãnh liệt từ ngôi sao trung tâm của chúng ta.
Cụ thể, đến ngày 9.9.2017, Oumuamua đã đến gần mặt trời nhất, trước khi đi ngang Trái đất vào ngày 7.10 cùng năm với tốc độ 94.790 km/giờ và nhanh chóng hướng về chòm sao Phi Mã.
Vì thế, giáo sư Đại học Harvard cho rằng Oumuamua phải là "một mảnh rác vũ trụ" của nền văn minh chưa xác định, đã bị trôi dạt từ rất lâu trong vũ trụ.
Phát hiện sóng bí ẩn có thể từ ngôi sao gần Mặt Trời nhất Các nhà nghiên cứu thiên văn đang điều tra búp sóng vô tuyến bí ẩn có thể đến từ hướng của Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất. Búp sóng vô tuyến hẹp được phát hiện trong 30 giờ quan sát vũ trụ của kính thiên văn Parkes tại Australia vào tháng 4 và tháng 5/2019, theo Guardian. Hiện tượng này vẫn...