Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’
Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là “thủ phủ hàng cấm” ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ “ả phù dung”.
Xóm “phù dung”
Hiện nay, bất kể ngày đêm, đoạn đường An Dương Vương (thuộc quận Bình Tân, TPHCM) đều thơm nức mùi bánh tiêu. Thế nhưng, không phải ai cũng biết, trước đây, nơi này khét mùi thuốc bởi nằm trong khu Cây Da Sà.
Vào những năm 1950, khu Cây Da Sà (nay thuộc phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân và phường 13, quận 6, TPHCM) được mệnh danh là “thủ phủ hàng cấm” của Sài Gòn. Thuốc tràn vào các con hẻm, gây nhiều tệ nạn.
Trong đó, hẻm 324 đường Tỉnh lộ 10 (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) là một trong những điểm nóng nhất về hàng cấm. Người cao tuổi tại hẻm cho biết, những năm ấy, khu vực này được ví von là xóm “phù dung”.
Một đoạn hẻm ở khu Cây Da Sà.
Ông Vòng A Sáng, người gắn bó với hẻm từ thuở ấu thơ cho biết, trước đây, dân trong hẻm hầu hết là người Hoa, đường hẻm là đường đất. Sau này, người dân xây nhà theo quy hoạch nên các con hẻm thẳng, cắt nhau ở những ngã tư như bàn cờ. Những căn nhà trong hẻm có cùng một kiểu dáng, kích thước, màu sơn… Người lạ vào hẻm thấy nơi nào cũng giống nhau như lạc vào mê cung.
Trong các “mê cung” này, người dân sinh sống đoàn kết bằng nghề buôn thúng bán bưng, gánh nước thuê,… bên cạnh những trùm hàng cấm khét tiếng như A Hào, A Lình, Vòng A Chảy,…
Sau đó, một số người dân trong hẻm bị đồng tiền lôi kéo, tham gia buôn bán hàng cấm khiến hẻm xuất hiện nhiều tệ nạn.
Video đang HOT
Người dân để xe máy, tài sản bên ngoài hẻm mà không sợ mất.
Không dám khai địa chỉ
Để tồn tại ở nơi bị vây quanh bởi làn khói trắng cùng những tệ nạn xã hội khác, người dân hình thành tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.
Ông Lương (67 tuổi, người sống trong hẻm 324) cho biết, người cùng xóm dù đang xích mích với nhau nhưng nếu gặp chuyện ngoài hẻm, họ sẽ gác lại mọi mâu thuẫn để bảo vệ nhau. Chỉ cần một người gặp chuyện, cả xóm sẽ kéo đến hỗ trợ, bảo vệ.
Ông Sáng khẳng định, một thời ông không dám công khai địa chỉ khi ra khỏi hẻm.
Tuy nhiên, vì sống ở khu vực có nhiều tệ nạn, dân lương thiện ở đây vẫn bị tiếng xấu. Ông Lương, ông Sáng khẳng định, bản thân không dám công khai địa chỉ khi ra khỏi hẻm. Bởi chỉ cần nghe “dân khu Cây Da Sà”, mọi người đều sợ, tránh xa.
Ông cho biết, người ngoài nếu không gặp chuyện chẳng đặng đừng cũng không đến khu Cây Da Sà. Dân chạy xe ôm, xích lô chỉ đưa khách đến khu vực chợ Phú Lâm ngày nay rồi quay đầu.
Nỗi sợ ấy khiến nam nữ trong xóm “phù dung” không tìm được lương duyên, dân lao động khó tìm được việc bên ngoài khu vực.
Người dân khu Cây Da Sà hình thành xóm nghề làm bánh tiêu trên một đoạn đường An Dương Vương.
Để thoát khỏi sự cám dỗ từ việc buôn bán hàng cấm, cư dân hẻm 324 và các hẻm khác trong khu Cây Da Sà thời đó mua lại bánh tiêu, bánh bò về bán. Sau này, họ quyết học nghề làm bánh này để mưu sinh.
Khoảng những năm 1980, chính quyền thành phố thực hiện cuộc truy quét quy mô lớn nhằm vào các tụ điểm mua bán hàng cấm tại khu Cây Da Sà. Các tệ nạn bị xóa bỏ. Người dân hẻm 324 cũng như các tuyến hẻm lân cận bắt đầu tìm việc làm ở các nhà máy, xí nghiệp.
Hiện nay, đa phần những người từng bán rong trong hẻm đã ra mặt đường Tỉnh lộ 10 để buôn bán, hình thành chợ nhỏ tự phát. Chợ họp cả ngày, buôn bán đủ mặt hàng, chủ yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong hẻm.
Các hộ sản xuất, kinh doanh bánh tiêu, bánh bò… dần hình thành xóm nghề, nhộn nhịp, đông vui hơn trước. Ngoài món truyền thống, họ bán thêm các loại bánh khác như: Bánh da lợn, bánh chuối, bánh bao chỉ,…
Một số người dân đến chợ Cây Da Sà ở gần đó để kinh doanh, làm việc, còn lớp người trẻ hơn đều có công việc ổn định.
Bà Ngô Thị Thu, Trưởng khu phố 31, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân cho biết, năm 1995, thành phố chỉnh trang đô thị ở khu Cây Da Sà. Hẻm được nâng cấp, đặt cống. Nhà cửa được cải tạo.
Hiện hẻm 324 rất an ninh. Nơi đây không xảy ra trộm cắp bởi người dân trong hẻm nổi tiếng đoàn kết. Lúc đại dịch, hẻm không có hộ nào thiếu lương thực bởi đều được mọi người chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.
Nghe giọng chồng khác lạ trong điện thoại, tôi lao đến địa chỉ định vị thì kinh ngạc khi thấy điểm đến là một nơi 'lạnh người'
9 giờ đêm hôm đó, thấy định vị chồng vẫn ở địa điểm đáng nghi đó, tôi gọi cho chồng thì nghe tiếng anh thở gấp và nói mình đang đi với khách.
Nghe giọng chồng hổn hển mà tôi không ngừng liên tưởng đến chuyện chồng ngoại tình.
Thấy nhiều chuyện ngoại tình ngoài đời mà tôi luôn có tâm lý sợ chồng ngoại tình. Vì vậy, tôi luôn quản chồng rất chặt, thậm chí là không tin tưởng anh. Dù từ trước đến nay chồng tôi là người hiền lành, luôn nhường nhịn vợ, nghĩ cho gia đình.
Vợ chồng tôi đều là dân quê lên thành phố lập nghiệp, họ hàng hai bên đều mong chúng tôi thành công. Nhưng ngoài căn chung cư trả góp ra thì chúng tôi chưa có gì lớn lao trong tay. Tôi thường thở than trách chồng sống quá an phận, không phấn đấu được như bạn bè làm trưởng phòng, giám đốc. Vợ chồng cãi nhau thường xuyên vì chồng tôi luôn nói công việc của anh chưa có cơ hội, còn tôi thì cứ thúc chồng mau chóng làm giàu.
Khoảng một năm trước thì cha tôi bị tai biến liệt nửa người. Tôi là con một, từ trước đến nay cha mẹ cũng chẳng bắt tôi phải lo gì. Nhưng giờ cha nằm một chỗ, tôi đương nhiên phải có trách nhiệm. Vậy là mỗi tháng tôi gửi thêm tiền về cho cha mẹ ở quê.
Kinh tế gia đình ngày một ít đi, chồng tôi quyết định chuyển việc. Đến công ty mới, anh được mức lương cao hơn, nhưng anh lại không còn nhiều thời gian cho gia đình. Anh thường về nhà lúc nửa đêm, sáng đã phải đi thật sớm. Tôi ban đầu nghĩ do công việc của chồng, nhưng dần dà tôi lại nghi ngờ chồng ngoại tình.
Vậy là tôi lén cài định vị trong điện thoại của chồng. Tôi theo dõi thì cứ tầm 9 đến 11 giờ đêm là chồng tôi lại đến một nơi không phải là công ty. Nơi đó không phải là nhà nghỉ hay khách sạn nhưng tôi lại càng linh tính không lành. Chồng chỉ nói với tôi là phải tiếp khách buổi tối, chưa từng nói là đi đâu. Bởi thế mà tôi thấy lạ, nếu tiếp khách thì sao ngày nào cũng đi đúng một chỗ như thế?
9 giờ đêm hôm đó, thấy định vị chồng vẫn ở địa điểm đáng nghi đó, tôi gọi cho chồng thì nghe tiếng anh thở gấp và nói mình đang đi với khách.
Nghe giọng chồng hổn hển mà tôi không ngừng liên tưởng đến chuyện chồng ngoại tình.
Nhân khi con đã về quê, tôi lao ra đường đi theo địa điểm định vị của chồng. Nhưng càng đi thì tôi càng rợn người vì chỗ đến là một nghĩa địa gần nhà. Cơn ghen trong tôi cuồn cuộn, muốn bắt tận tay chồng ngoại tình nên dù có phải đến đó tôi cũng lấy hết can đảm mà đi.
Tôi thấy từ xa một nhóm người đang tụ tập làm gì đó. Khi đi đến gần thì tôi mới biết họ đang hì hục đào đất, hóa ra là đang bốc mộ. Trong nhóm người đó có chồng tôi, anh đang đào đất và san lấp. Tôi thấy chồng mồ hôi nhễ nhại, rất mệt nhọc mà tôi vừa kinh ngạc vừa thương xót vô cùng. Giọng tôi run lên nghèn nghẹn gọi tên chồng, ngồi đợi anh cùng về.
Về nhà chồng tôi mới nói thật là anh làm thêm công việc này khi nghĩa trang gần nhà tôi chuẩn bị dời đi. Dù làm rất cực nhưng lương cũng khá khẩm. Tôi nghe chồng nói mà vừa thương anh, vừa hổ thẹn vì nghi ngờ chồng ngoại tình. Chồng khổ cực vì gia đình như thế mà tôi chỉ biết ghen tuông...
TP Hồ Chí Minh: Một người tử vong do nhánh cây xanh gãy trong mưa lớn Tối 4/9, nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận một nạn nhân bị tai nạn do nhánh cây xanh rơi trúng người trên đường An Dương Vương, Quận 5. Dù được tích cực cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi. Hiện trường nhánh cây xanh gãy rơi trúng người đi...