Heineken nói đã nộp đủ 916 tỉ đồng tiền truy thu thuế nhưng “chưa đồng thuận”
Heineken đã tiến hành các thủ tục pháp lý theo các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam – Singapore để làm rõ quyết định của Tổng Cục thuế.
Trong thông cáo báo chí mới được Heineken phát ra, người phát ngôn của Heineken châu Á Thái Bình Dương (Heineken APAC) cho biết doanh nghiệp đã nộp đầy đủ khoản thuế liên quan đến giao dịch chuyển nhượng vốn của Heineken Hà Nội theo yêu cầu của Tổng Cục thuế ngay sau khi cơ quan thuế Việt Nam đưa ra đánh giá và quyết định.
Tuy nhiên, Heineken APAC cũng bày tỏ chưa đồng thuận với cơ sở đánh giá được đưa ra. Vì vậy, doanh nghiệp đã tiến hành các thủ tục pháp lý theo các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai Chính phủ Việt Nam – Singapore để làm rõ quyết định của Tổng cục.
“Heineken luôn cam kết tuân thủ sự liêm chính trong hoạt động kinh doanh, tôn trọng luật pháp và quy định tại những quốc gia nơi chúng tôi hoạt động” – nhà sản xuất bia Hà Lan nêu rõ trong bản thông cáo.
Trước đó, Tổng Cục thuế cho biết Heineken bị truy thu thuế 916 tỉ đồng cho giao dịch của Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd (trụ sở tại Singapore) chuyển nhượng vốn 100% cổ phần tại Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam – Hà Nội cho Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam. Giá trị giao dịch là 4.800 tỉ đồng, được thực hiện vào cuối năm 2018.
Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam đã nộp thay công ty mẹ khoản thuế truy thu trên, số tiền hơn 823 tỉ đồng. Tuy nhiên, Công ty Heineken Asia Pacific Pte. Ltd sau đó có văn bản gửi Cục thuế TP Hà Nội đề xuất được miễn, giảm số thuế này theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai Chính phủ Việt Nam – Singapore.
Trong khi đó, Tổng Cục thuế cho rằng hiệp định nêu trên cùng với Luật Dân sự có quy định trường hợp giá trị bất động sản trên tổng tài sản chuyển nhượng cao hơn 50%, nghĩa vụ thuế đối với hoạt động chuyển nhượng nói trên phải kê khai và nộp thuế ở nước sở tại (tức là Việt Nam). Do đó, Heineken phải nộp thuế tại Việt Nam.
Video đang HOT
Ph.Nhung
Theo nld.com.vn
Luật siết rượ u bia và Nghị định 100 có khiến đại gia Sabeco thất thu?
SSI Research cho rằng do ảnh hưởng của luật phòng chống tác hại rư-ợu bia nên sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 chỉ vào khoảng 6-7%, trong đó Sabeco và Heineken ít nhiều bị ảnh hưởng...
Báo cáo của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, năm 2019 khá suôn sẻ với ngành bia khi sản lượng bia ở Việt Nam đạt 4,6 tỷ lít, tăng 10% so năm trước.
Con số này tăng cao hơn so với mức tăng trưởng 2 năm qua (5%-6%) do xu hướng người trẻ tuổi ở Việt Nam ra ngoài uống bia nhiều hơn.
Quốc hội đã thông qua luật phòng chống tác hại của rư-ợu bia và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Các biện pháp giảm tiêu thụ rư-ợu bia bao gồm: cấm quảng cáo trong các sự kiện và trên các phương tiện truyền thông trong khung thời gian cụ thể, cấm bán hàng tại các địa điểm công cộng cụ thể như bệnh viện và trường học; cấm bán cho người dưới 18 tuổi; và cấm lái xe sau khi uống r-ượu bia.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó sẽ tăng mức xử phạt người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người.
SSI Research phân tích, do ảnh hưởng của luật phòng chống tác hại rư-ợu bia, sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức tăng trưởng 2 con số như năm 2019 mà sẽ chỉ vào khoảng 6-7%.
Công ty chứng khoán này cũng nhận định điều này sẽ tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành, các thương hiệu nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, trong khi các thương hiệu hàng đầu thị trường như Sabeco và Heineken, những thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng, sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn.
Hiện chưa có doanh nghiệp bia nào chính thức lên tiếng khẳng định nguồn cung bị giảm hoặc thống kê chính xác doanh số bán ra sau khi luật và Nghị định mới có hiệu lực. Con số này chỉ rõ ràng vào thời điểm hết quý 1/2020 khi các doanh nghiệp kinh công bố kết quả kinh doanh quý.
Những đánh giá của SSI Research xem ra khá hợp lý vì thị trường chứng khoán đang phản ứng khá tiêu cực với các công ty bia niêm yết trên sàn. Theo tính toán của SSI Research, giá cổ phiếu ngành bia giảm 12,6% trong năm 2019, thấp hơn so với tăng trưởng của VN-Index, chủ yếu là do cổ phiếu SAB của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượ-u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) giảm 14,3%.
Sabeco ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Nghị định 100.
Thị trường thuận lợi, cùng với việc về thay ông chủ người Thái, Sabeco đã có những thay đổi lớn để cải thiện doanh thu và giảm chi phí, qua đó tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Từ việc thay đổi thương hiệu, các chương trình quảng cáo và tích cực hỗ trợ cho các đại lý, Sabeco đã tăng 2% thị phần so với năm 2018.
Tổng doanh thu trong 9 tháng 2019 của Sabeco đạt 28 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ và lãi ròng đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 30%, theo đó thực hiện 73% và 91% kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng. Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng từ 13% trong 9 tháng 2018 lên 14,4% trong 9 tháng 2019 nhờ cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng và vận chuyển.
SSI Research đưa ra dự báo, doanh thu trong 2020 của Sabeco sẽ đạt khoảng 44.400 tỷ đồng, tăng 10% và lợi nhuận ròng đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019.
So với kế hoạch của năm 2019, thì doanh thu mà SSI Research dự báo cho năm 2019 của Công ty tăng 14% và lãi ròng tăng 29%.
Còn trên thị trường chứng khoán, sau những phiên giảm giá hồi đầu năm thì cổ phiếu SAB có dấu hiệu khởi sắc và dần tăng trở lại khi hiện tại giao dịch quanh mốc 235.000 đồng/cp.
Tuy vậy, SSI Research cho biết cổ phiếu SAB đang được định giá quá cao khi giao dịch với mức P/E (giá/thu nhập cổ phiếu) là 30 lần so với mức trung bình ngành là 26 lần.
Có thể nói, Sabeco tăng trưởng mạnh trong những năm qua là nhờ vào "kinh tế vỉa hè" và tập quán tiêu dùng bia r-ượu thường xuyên của người Việt Nam. Nhưng Luật Phòng, chống tác hại bia, r-ượu đi vào cuộc sống, sẽ tác động và điều chỉnh tập quán tiêu dùng bia rư-ợu của người dân, thì mục tiêu tăng trưởng sản lượng và doanh thu của Sabeco sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 1092/QĐ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sức khỏe Việt Nam, ước tính mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể sẽ tăng hơn nữa từ mức hiện tại là 65%...
Như vậy sẽ có khá nhiều rào cản cho sự tăng trưởng về doanh số cũng như cổ phiếu của Sabeco cũng như những doanh nghiệp bia khác trong thời gian tới.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Heineken nói gì về hơn 917 tỷ đồng tiền thuế bị truy thu? Cho biết đã nộp đầy đủ hơn 917 tỷ đồng cho Tổng cục Thuế, đại diện Heineken châu Á - Thái Bình Dương cho biết "chưa đồng thuận với cơ sở đánh giá được đưa ra". Trong thông cáo phát ra tối 14/1, người phát ngôn Heineken châu Á - Thái Bình Dương khẳng định doanh nghiệp đã nộp đầy đủ số thuế...