Hệ thống trạm sạc xe điện và tầm nhìn xa của VinFast
VinFast đang cho thấy tốc độ phát triển hệ thống trạm sạc ô tô điện quy mô, bài bản với cả trăm nghìn cổng sạc bố trí rộng khắp cả nước. Đó là bản đồ đáng mơ ước với nhiều nước, không chỉ trong khu vực mà cả tại châu Âu và Bắc Mỹ.
* Nóng cuộc đua trạm sạc
Trong một thập kỷ qua, ô tô điện đang cho thấy tốc độ phát triển khó tin. Năm 2012, cả thế giới chỉ có 120.000 xe điện được bán ra trong một năm. Chưa đầy 10 năm sau (năm 2021), đó là số xe tới tay người dùng trong chưa đầy… 1 tuần (theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế – IEA).
Theo thống kê, tổng số ô tô điện đang chạy trên đường phố thế giới đã lên tới 16,5 triệu xe, gấp 3 lần con số của năm 2018.
Ảnh 1: Báo cáo Triển vọng xe điện toàn cầu 2022 (Global EV Outlook 2022) của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy trong năm 2021, có hơn 16,5 triệu ô tô điện đang hoạt động, gấp 3 lần số lượng 3 năm trước.
Cùng với sự phát triển của những chiếc xe xanh, nhu cầu phủ rộng hệ thống trạm sạc ngày càng trở nên bức thiết. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng thay thế châu Âu (European Alternative Fuels Observatory – EAFO), đến năm 2021, mới có khoảng 374.000 trụ sạc xe điện tại khu vực này, trong đó, 66% tập trung tại 5 quốc gia lớn là Hà Lan, Pháp, Italy, Đức và Anh.
Bản đồ thể hiện phần lớn số lượng trụ sạc tại các nước châu Âu chỉ tập trung ở một số quốc gia lớn (nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng thay thế châu Âu – EAFO).
Ngay cả những nước được coi là tập trung lượng lớn trụ sạc như Pháp, theo thống kê của Hiệp hội vì sự phát triển của xe điện Pháp (Avere-France), tính đến cuối tháng 10/2022, cả nước mới có hơn 75.200 trụ sạc tại hơn 28.700 trạm, phục vụ hơn 1 triệu xe điện và xe hybrid đang lưu hành.
Hàng loạt chính sách ưu đãi đang được nước này tung ra cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng như cho vay ưu đãi, bảo lãnh, giảm thuế, hỗ trợ thuê hoặc mua mặt bằng ven đường cao tốc… nhưng dựa trên số liệu thực tế, Pháp khó có thể hoàn thành mục tiêu 100.000 trụ sạc vào cuối năm 2022 – mục tiêu mà quốc gia này đã chưa thể thực hiện trong năm 2021 như kế hoạch của Tổng thống Emmanuel Macron.
Vợ chồng chị Trang Ngô (Việt kiều sinh sống tại Paris, Pháp) cho biết, để sạc xe điện ở Paris thì không khó khăn, nhưng khi đi chơi xa ở thành phố khác hoặc sang các nước lân cận, có lúc hai vợ chồng phải “tìm mỏi mắt” mới có trụ sạc thích hợp cho chiếc xe của mình. Có thể thấy, dù ngành xe điện ở Pháp đã phát triển từ rất lâu, vẫn tồn tại sự chênh lệch không nhỏ giữa nhu cầu của người dân và hạ tầng trạm sạc thực tế.
Tính đến hết tháng 10/2022, số lượng trụ sạc trên toàn nước Pháp đạt 75.279, còn cách khá xa mục tiêu Chính phủ đặt ra là 100.000 trụ sạc vào cuối năm nay. Hiện tại, số lượng trụ sạc ở Pháp chủ yếu tập trung ở vùng thủ đô Paris (Nguồn: Avere-France).
Mỹ là một trong những nước phát triển trạm sạc ô tô điện nhanh nhất thế giới với khoảng 110.000 trạm sạc công cộng tại Bắc Mỹ. Tuy nhiên, số trạm sạc này phải gánh tới 3 triệu chiếc xe điện. Đó là lí do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã công bố kế hoạch chi 5 tỉ USD để phát triển trạm sạc tại xứ sở cờ hoa trong vòng 5 năm tới.
Video đang HOT
Riêng tại châu Á, hạ tầng cho xe điện gần như chỉ mới ở vạch xuất phát. Giám đốc Văn phòng Chính sách và Kế hoạch Năng lượng (EPPO) Thái Lan cho biết, nước này hiện mới đặt mục tiêu có 567 trạm sạc xe điện với khoảng hơn 13.000 bộ sạc nhanh vào năm 2030. Trong khi đó, tính tới tháng 11/2021, cả Indonesia chỉ có 219 trạm sạc xe điện (theo tờ Indonesien).
Ở góc độ người trong cuộc, ông Raymond Phùng (Việt kiều Mỹ, đang làm việc cho một hãng cung cấp dịch vụ sạc lớn tại Mỹ) cho rằng, việc mở rộng trạm sạc đòi hỏi nguồn lực rất lớn.
Theo thống kê, chi phí lắp đặt mỗi trạm sạc thường (AC) tùy từng nơi có thể lên tới 10.000 USD, trong khi với những bộ sạc nhanh (DC) có thể gấp 10 lần (lên tới 135.000 USD).
Bên cạnh đó là những trở ngại trong giấy phép, công tác lắp đặt… “Hạ tầng đang chưa theo kịp nhu cầu vì thiếu sự phát triển đồng bộ ngay từ đầu”, ông Raymond Phùng đánh giá.
* Tầm nhìn “trạm sạc đi trước” của VinFast
Trở về Việt Nam trong chuyến công tác mới đây và chứng kiến sự phát triển của hệ thống trạm sạc xe điện, ông Raymond Phùng thừa nhận, hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam đang có những bước khởi đầu đáng mơ ước.
Dù chỉ có duy nhất một nhà sản xuất là VinFast tham gia xây dựng trạm sạc nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, bản đồ sạc đã lên tới 150.000 cổng sạc phủ khắp 63 tỉnh, thành phố của đất nước. So với các nước châu Á, thậm chí là nhiều nước tại châu Âu, đây là hệ thống hạ tầng có quy mô lớn.
Chỉ trong thời gian ngắn, VinFast đã nhanh chóng xây dựng hệ thống trạm sạc trên toàn quốc, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. (Trong ảnh: trạm sạc ở Khu đô thị Vinhomes Smart City, Hà Nội).
Tại Việt Nam, trạm sạc không chỉ xuất hiện tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Tp Hồ Hồ Chí Minh mà ngay cả những tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực miền Tây Nam Bộ.
Ông Raymond Phùng cho rằng, cách làm của VinFast là bài bản khi vị trí sạc được quy hoạch rộng khắp, từ khu vực bãi đỗ xe, tới trạm dừng nghỉ, trung tâm thương mại, chung cư, tòa văn phòng, trường đại học, cao tốc, quốc lộ…, thậm chí ngay tại các cây xăng của Petrolimex và PVOil.
“Vấn đề là VinFast bắt tay vào xây dựng trạm sạc ngay từ khi xe điện của họ chưa xuất hiện trên phố. Đó là hướng đi thể hiện tầm nhìn xa và sự bài bản”, ông Raymond Phùng đánh giá.
Cây xăng Petrolimex ở Hà Giang nay đã được trang bị các cổng sạc ô tô điện VinFast. Hệ thống trạm sạc của VinFast không chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà trải rộng khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Tỏ ra bất ngờ sau 2 tuần thực hiện chuyến đi trải dài từ Bắc vào Nam, Norman Thomas – một du khách Mỹ thừa nhận, ở bất kì đâu tại Việt Nam, ông đều thấy những biểu tượng chữ V của trạm sạc VinFast.
Là người đã đi nhiều nước và đặc biệt quan tâm tới xe điện, theo ông, nỗ lực của một doanh nghiệp để gây dựng hệ sinh thái khổng lồ phủ cả trăm nghìn cổng sạc là điều khó tin, đòi hỏi nguồn lực đầu tư ban đầu khổng lồ cũng như quyết tâm lớn của chính doanh nghiệp.
Ở góc độ khách hàng, vị khách Mỹ thừa nhận, người dùng Việt đang được lợi lớn khi có hạ tầng đi trước mở đường. Đặc biệt, khi số lượng xe điện xuất hiện trên đường phố Việt Nam chưa lớn, thị trường hiện có đủ thời gian để nhân số lượng trạm sạc lên nhiều lần trước khi nhu cầu xe điện bước vào giai đoạn bùng nổ, nhìn từ bài học của Mỹ và các nước châu Âu.
Với cách làm của VinFast, vị khách nước ngoài cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trong cuộc đua di chuyển xanh. Yếu tố tiện lợi vẫn là một trong những rào cản tâm lý với người dùng. Bằng cách mang tới hệ sinh thái rộng khắp, VinFast đang dần xóa bỏ vướng mắc ấy.
Giống như Mỹ và nhiều nước châu Âu, khi dung lượng thị trường mở rộng, sẽ có thêm các đối tác cung cấp dịch vụ sạc tham gia thị trường, giúp thúc đẩy sự phát triển của xe điện. “VinFast đang đóng vai trò là người xây nền móng cho tương lai di chuyển tại Việt Nam”, vị khách Mỹ nói./.
VAMA đề xuất 3 nội dung phát triển ngành ô tô giai đoạn 2030-2050
Cần có chính sách ưu đãi phù hợp cho từng dòng xe điện hóa nhằm hỗ trợ, khuyến khích người tiêu dùng đồng thời giảm mức phát thải CO2.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề nghị Chính phủ 3 nội dung nhằm phát triển ngành ô tô trong trung và dài hạn, giai đoạn từ 2030-2050.
Cụ thể, liên quan tới chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển xe điện hóa, VAMA đề xuất có ưu đãi phù hợp cho từng dòng xe điện hóa nhằm hỗ trợ và khuyến khích người tiêu dùng, đồng thời hướng tới giảm mức phát thải CO2.
Bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương của Chính phủ trong việc cam kết và thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu phát "thải ròng bằng 0" vào năm 2050 nhưng VAMA cũng cho rằng, sẽ cần nhiều thời gian tới hàng chục năm để đầu tư, nghiên cứu phát triển và từng bước phổ biến xe điện chạy pin.
Trạm sạc ô tô điện do Vinfast đầu tư
Cụ thể là cần đầu tư lớn và đồng bộ để phát triển hệ thống trạm sạc, tích hợp với giao thông tĩnh để có thể sạc trong lúc đỗ xe, hệ thống nguồn phát điện đảm bảo đủ nguồn điện sạch và hệ thống phân phối và điều độ điện.
Cạnh đó, công nghệ sạc nhanh và công nghệ pin cũng sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thiện để đạt được sự thuận lợi hợp lý cho người dùng. Ngoài ra, giá thành sản xuất xe điện nói chung hiện còn rất cao so với khả năng chi trả của số đông khách hàng.
Do đó, trong thời gian chuyển tiếp - từ nay tới lúc phổ biến hoàn toàn xe điện, VAMA kiến nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ để hỗ trợ các dòng xe có mức phát thải thấp để có thể đóng góp ngay vào việc giảm phát thải mà không đòi hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng trạm sạc, thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, đó là xe HEV, PHEV.
Theo kinh nghiệm và dữ liệu của các nhà sản xuất ô tô thế giới, các dòng xe này có thể giúp giảm ngay tới hơn 50% lượng phát thải so với xe động cơ xăng dầu thông thường.
Đồng thời, cũng cần có lộ trình và giải pháp, chính sách (thuế phí, ưu đãi đầu tư) phát triển hạ tầng trạm sạc.
Đề xuất thứ 2 liên quan tới quy định giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu cho phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam. Theo VAMA, cần xem xét tới yếu tố phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, điều kiện của ngành công nghiệp và chiến lược phát triển của các nhà sản xuất; mà vẫn đảm bảo thực hiện cam kết Quốc tế với việc cắt giảm phát thải CO2 của Việt Nam tại COP21 và COP26.
Nhãn tiêu hao năng lượng
Theo đối chiếu của VAMA với giải pháp giả định E15 áp mức cố định cho từng loại xe dựa trên dung tích xi lanh nêu tại Báo cáo kỹ thuật đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) cập nhật năm 2020 thì 97% mẫu xe hiện theo thống kê bán trên thị trường trong giai đoạn từ 2016 - 2020 không đáp ứng được mức cố định này.
Và như vậy có thể phải dừng sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp ô tô và khách hàng.
Ngoài ra, thực tiễn cho thấy hầu hết các quốc gia trên Thế giới xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu thường áp dụng nguyên tắc trung bình chung theo đoàn xe (CAFE) dựa trên khối lượng xe đã chứng minh được hiệu quả giảm phát thải cũng như tạo điều kiện cho các hãng chủ động áp dụng các giải pháp một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu đề ra.
Do đó, VAMA đề xuất áp dụng chính sách đồng bộ gồm xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu dựa trên nguyên tắc trung bình chung của đoàn xe (CAFE) thay vì mức tiêu thụ nhiên liệu áp cố định cho từng dòng xe, cùng với các chính sách thuế dựa trên dung tích động cơ xe và mức phát thải CO2.
VAMA cũng bày tỏ mong muốn được tham gia quá trình xây dựng dự thảo quy định này.
Cuối cùng, là việc sớm phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong tình hình mới.
Theo VAMA, Chiến lược mới cần đặc biệt quan tâm đề xuất các chính sách ưu đãi cụ thể, đặc thù cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô tạo hành lang pháp lý, thực sự thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất ô tô thế giới và thực tiễn hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Vinhomes và VinFast tổ chức trải nghiệm bộ đôi Nhà xanh - xe điện VF 8 và e34 Khách hàng tham dự sự kiện "Nhà xanh xe điện - mở lối tương lai" sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34. Lan tỏa phong cách sống Xanh, sống Thông minh với bộ đôi "Nhà Vinhomes - Xe VinFast" Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời...