Hệ thống tổ chức tín dụng xử lý 5.800 tỷ đồng nợ xấu mỗi tháng
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã tổ chức cuộc họp thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, nhờ thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp, tín dụng đã tăng ngay từ đầu năm.
Tính đến ngày 31/5/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,74% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá.
Video đang HOT
Ngoài ra, sau gần hai năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng trong việc duy trì và kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Tính từ năm 2012 đến tháng 3/2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 907,33 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng năm 2018 xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2019 là 2,02%.
Về xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng, bao gồm xử lý nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng.
Tính trung bình, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 5.800 tỷ đồng, cao hơn 4.000 tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 đến năm 2017, thời gian trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Kết quả xử lý nợ xấu này cho thấy, khách hàng trả nợ có xu hướng tăng, phần nào phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42.
Ngày 21/6/2017, Quốc hội thông qua Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, với mục tiêu pháp điển hoá những quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC.
Bên cạnh đó, nghị quyết này hướng tới xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, triệt để, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, đảm bảo các tổ chức tín dụng tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
Theo vneconomy.vn
Agribank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC
Năm 2019, Agribank đề ra mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) để tự xử lý.
Khách hàng thực hiện các giao dịch tại Chi nhánh Agribank Nam Thanh Hóa. Ảnh: Hoa Mai/BNEWS/TTXVN
Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), năm 2019,Agribank đề ra mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) để tự xử lý; kiểm soát tốt chất lượng tín dụng và đưa dòng vốn tiếp tục quay vòng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thời gian qua, Agribank thực hiện quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý và kiểm soát nợ xấu.
Thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Chỉ thị số 06/CT-NHNN và Kế hoạch hành động của toàn ngành ngân hàng về xử lý nợ xấu, Agribank đã xây dựng và triển khai Chương trình hành động với những giải pháp cụ thể và quyết liệt.
Theo đó, Agribank đã tổ chức rà soát, xây dựng, tập huấn quy chế thu giữ tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo, bán nợ xấu cho VAMC theo giá thị trường; chủ động thực hiện tổng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản nợ xấu đến 15/8/2017, thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực; miễn, giảm lãi tồn đọng theo thời hạn trả nợ gốc để khuyến khích khách hàng tìm mọi nguồn thu trả nợ ngân hàng và hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu được Agribank đặt ra là gắn việc xử lý nợ xấu với hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong các phương án xử lý nợ của Agribank có cả phương án chấp nhận giảm lãi suất để góp phần hỗ trợ khách hàng trả nợ; đồng thời phối hợp với VAMC và các đơn vị có liên quan triển khai một số chính sách động viên, khuyến khích khách hàng trả nợ ngân hàng.
Lũy kế đến ngày 31/3/2019, Agribank đã thu hồi và tự xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đạt trên 93.000 tỷ đồng
Kết thúc năm 2018, nợ xấu nội bảng của ngân hàng về mức 1,51%, thu hồi được gần 12.000 tỷ đồng nợ đã bán và đã xử lý rủi ro, chiếm tỷ lệ 14% tổng dư nợ đã xử lý.
Bên cạnh đó, với gần 26.000 tỷ đồng đã được trích lập dự phòng rủi ro, Agribank tự tin đủ khả năng mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC và xử lý kịp thời các khoản nợ xấu phát sinh nếu có trong năm 2019./.
Đỗ Huyền/BNEWS/TTXVN
Hợp tác hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 20.5, Công ty chứng khoán ACB (ACBS) ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn tài chính EFG Hermes (Ai Cập) hỗ trợ các khách hàng của EFG Hermes tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. EFG Hermes ký thỏa thuận với ACBS hợp tác hỗ trợ khách hàng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam MH Khách...