Hệ thống tiêm chủng sẽ liên thông quốc tế, trở thành hộ chiếu vaccine
“Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là hộ chiếu vaccine, quản lý toàn bộ bằng QR code”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.
Sáng 6/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống COVID-19 với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 63 điểm cầu về việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam.
Thông tin tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 sắp tới tại Việt Nam, để quản lý thông suốt và đồng bộ, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ.
Để thực hiện việc này, Bộ Y tế yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ thiết kế để phục vụ tiêm chủng tốt nhất. Với mỗi người dân phải tải ứng dụng hồ sơ sức khoẻ. Việc này vừa giúp ngành y tế tăng cường chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận được phản ánh người dân về những bất lợi sau tiêm.
“Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là hộ chiếu vaccine, quản lý toàn bộ bằng QR code”, ông Long nói.
Video đang HOT
Quang cảnh Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống COVID-19 với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 63 điểm cầu về việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại việt Nam diễn ra sáng nay 6/3.
Người đứng đầu ngành y tế cũng thông tin, trước khi tiêm vaccine tại Việt Nam, người dân sẽ được khám sàng lọc sức khoẻ để đảm bảo độ an toàn.
Tuy việc này sẽ tốn nhiều thời gian hơn nhưng nhờ vậy mới đảm bảo an toàn nhất cho người dân. Bộ Y tế sẽ thiết kế công tác sàng lọc tối giản trên phần mềm sao cho dễ sử dụng và nhanh chóng nhất có thể.
Cuối cùng, theo ông Long, tuy được tiêm vaccine phòng bệnh, nhưng người dân cũng không thể bỏ qua các biện pháp phòng bệnh. Song song với tiêm chủng, mọi người cần tiếp tục thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế và chỉ đạo của Thủ tướng về phòng chống dịch “vaccine phải kết hợp với 5K”.
Cùng với đó, đội ngũ y tế, chính quyền địa phương cũng cần tuyên truyền thêm đễ người dân có niềm tin với vaccine. “Như vậy, cuộc chiến chống COVID-19 của chúng ta mới thành công được” , ông Long nhấn mạnh.
Khoảng 600.000 người sắp được tiêm vaccine Covid-19
Hai nhóm được tiêm vaccine đầu tiên trong quý I/2021 là nhân viên y tế và lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Theo quyết định phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine Covid-19 giai đoạn 2021-2022 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký, lộ trình dự kiến sử dụng vaccine được ban hành với 3 giai đoạn.
Cụ thể, COVAX dự kiến cung ứng cho Việt Nam 4.886.600 liều trong 2 đợt (25-35% trong quý I/2021 và 65-75% vào quý II/2021).
Như vậy, trong quý I, COVAX sẽ cung cấp khoảng 1,2 triệu liều vaccine Covid-19, tương đương 600.000 người. Theo Bộ Y tế, hai nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm ngay trong khoảng thời gian này là: nhân viên y tế (khoảng 500.000 người) và người tham gia phòng, chống dịch (khoảng 100.000 người).
Ở quý II, khoảng 3,6 triệu liều được COVAX cung ứng tương đương 1,8 triệu người. Các nhóm đối tượng tiếp theo được tiêm vaccine là: cán bộ hải quan (khoảng 9.000 người), cán bộ ngoại giao (4.000), lực lượng quân đội (1 triệu), lực lượng công an (300.000) và giáo viên (500.000).
Trong quý III và IV, Cơ chế COVAX toàn cầu cam kết sẽ hỗ trợ vaccine cho các quốc gia để tiêm chủng tối đa 20% dân số. Việt Nam nhận được khoảng 33 triệu liều tương đương 16 triệu người.
Các nhóm đối tượng được ưu tiên trong thời gian này là: giáo viên (khoảng 700.000 người), người trên 65 tuổi (7,6 triệu), người cung cấp dịch vụ thiết yếu như hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch (gần 2 triệu), người trưởng thành mắc bệnh mạn tính (7 triệu).
Bên trong nơi bào chế vaccine Covid-19 do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Văn Nguyện.
Vaccine do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) hoặc Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và thông quan ngay khi đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.
Mới đây, Bộ Y tế cũng đã cho phép Công ty AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu 204.000 liều vaccine để phục vụ nhu cầu khẩn cấp chống Covid-19. Theo đó, lượng vaccine này sẽ về đến Việt Nam vào ngày 23/2. Đây là những liều vaccine AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho hay việc tiêm phòng trước cho nhân viên y tế tuyến đầu, những người có nguy cơ phơi nhiễm, mắc Covid-19 cao, sẽ bảo vệ và bảo toàn lực lượng tuyến đầu chống dịch. Nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine tiếp theo là người dân ở vùng dịch và người cao tuổi, có bệnh nền, miễn dịch suy giảm. Đây là những người dễ nhiễm SARS-CoV-2 khi dịch bùng phát và có nguy cơ tử vong cao nếu mắc Covid-19.
Bên cạnh những nhóm ưu tiên trên, khi nguồn cung vaccine tăng lên, việc tiêm chủng ngừa Covid-19 sẽ mở rộng nhiều nhóm đối tượng và theo yêu cầu. Với hình thức tiêm dịch vụ, người dân có nhu cầu có thể tiếp cận vaccine công bằng với tiêu chí công khai, minh bạch về chi phí, hiệu quả.
Đi viện thời Covid-19 Thời tiết lạnh, diễn biến Covid-19 phức tạp nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám, khi nặng hơn mới nhập viện dẫn đến lỡ thời gian vàng. Theo kế hoạch, ngày 5/2 là lịch tiêm phòng vaccine 6 trong 1 của bé Suri, con chị Hoàng Lan, 38 tuổi. Anh Nam, chồng chị Lan nghỉ phép để đưa con đến phòng tiêm chủng...