Hệ thống thủy sinh của thổ dân cổ đại hàng nghìn năm tuổi được phát hiện tại Úc
Các vụ cháy rừng ở Úc đã vô tình tiết lộ một hệ thống nuôi trồng thủy sản do người dân bản địa xây dựng. Ước tính hệ thống này cũng phải ngang tuổi với những Kim tự tháp tại Ai Cập.
Hình ảnh một phần hệ thống thủy sinh được sắp xếp với người dân Gunditjmara. Ảnh: independent.
Địa điểm cất giấu di sản này nằm ở vùng The Budj Bim phía tây nam bang Victoria. Một loạt các con kênh, hồ ở nơi đây từng là nơi người dân Gunditjmara bắt lươn và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Tuy nhiên, vụ cháy rừng lớn kéo dài từ tháng 12 tới tận gận đây mới được kiểm soát, đã vô tình tiết lộ một hệ thống thủy sinh đặc biệt nằm ẩn dưới lớp thảm thực vật ở khu vực này hàng nghìn năm. Nơi đây được cho là một phần của hệ thống nuôi trồng thủy sản được xây dựng bởi người dân.
Denis Rose, quản lý dự án của tập đoàn Gunditj Mirring Traditional Owners Aboriginal Corporation cho biết có rất nhiều vụ cháy xảy ra hàng năm ở Úc. Điều mà người dân ở đây quan tâm là những tác động tới thảm thực vật sau vụ cháy.
Ông nói: “Phát hiện ra hệ thống cổ đại này là điều rất may mắn, bởi đám cháy đã không gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng như các khu vực khác của nước Úc. Lửa chỉ thiêu rụi phần thảm thực vật bên dưới thay vì thiêu rụi cả khu rừng.”
Cháy rừng tại Úc.
Các nhà khoa học cho biết, cảnh quan ở Úc đang bị thay đổi vĩnh viễn do cuộc khủng hoảng cháy rừng ở quốc gia này. Nguyên nhân dẫn đến điều này không gì khác chính là biến đổi khí hậu.
Chính phủ Úc mới đây cho biết, nước này sẽ cung cấp viện trợ tài chính cho ngành du lịch đang bị ảnh hưởng năng nề do hậu quả của cháy rừng kéo dài.
Mặc dù những cơn mưa đã phần nào giảm bớt thiệt hại. nhưng theo các cơ quan du lịch tại Úc, hậu quả từ cháy rừng đã gây thiệt hại lên đến 1 tỷ USD cho ngành công nghiệp của nước này.
Ước tính đã có hơn 29 người thiệt mạng vì cháy rừng và hàng tỷ loài động vật bị chết.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phát hiện ra nguồn phát thải khí mêtan đáng ngạc nhiên đang ẩn nấp trong các đại dương
Một trong những vi sinh vật phát triển nhất của Trái đất được tìm thấy phát ra khí mêtan với số lượng có thể liên quan đến các mô hình phát thải khí nhà kính.
Hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao của một loài tảo nở hoa ở biển Baltic.
Được tìm thấy ở các đại dương, vùng nước nội địa và trên đất liền, Cyanobacteria hoặc tảo xanh lam là một trong những sinh vật phổ biến nhất trên Trái đất. Khi sự phát triển của con người mở rộng và nhiệt độ tăng lên, tần suất và mức độ nở hoa của tảo đang gia tăng trên khắp hành tinh, tiếp tục khuếch đại sự giải phóng khí mêtan vào khí quyển.
Khí mêtan là khí nhà kính quan trọng thứ hai do con người tạo ra và được ước tính có tác dụng làm ấm cao hơn tới 34 lần trong khoảng thời gian 100 năm.
"Cyanobacteria trong nước mặt là nguồn khí mêtan chưa được biết đến trước đây và lần đầu tiên chúng tôi có thể chứng minh rằng những vi khuẩn này tạo ra khí mêtan trong quá trình quang hợp", tiến sĩ Mina Bii, từ Viện Sinh thái nước ngọt và Thủy sản nội địa Leibniz nói.
Để đi đến kết luận, các nhà nghiên cứu tại Đại học IGB và Heidelberg đã điều tra 17 loài vi khuẩn lam trong đại dương, nước ngọt và đất để xem khí mêtan được hình thành trong tế bào như thế nào khi năng lượng ánh sáng được chuyển đổi thành năng lượng hóa học. Sau đó, họ so sánh lượng khí mêtan được tạo ra bởi vi khuẩn tảo lam với vi khuẩn được tạo ra bởi vi khuẩn cổ và các sinh vật có nhân tế bào, hoặc sinh vật nhân chuẩn.
"Cyanobacteria sản xuất ít khí mêtan hơn vi khuẩn cổ, nhưng nhiều khí mêtan hơn sinh vật nhân chuẩn. Thật khó để ước tính lượng khí mêtan toàn cầu do Cyanobacteria tạo ra vì thiếu dữ liệu chi tiết về sinh khối của các sinh vật này trong nước và đất", tác giả Frank Keppler, giáo sư tại Viện Khoa học Trái đất tại Đại họcHeidelberg nhấn mạnh.
Cho đến nay, người ta vẫn tin rằng các vi sinh vật duy nhất tạo ra khí mêtan là vi khuẩn cổ, vi sinh vật đơn bào thiếu nhân tế bào. Trong điều kiện thiếu oxy nghiêm trọng, trong đó tình trạng thiếu oxy hoàn toàn đã xảy ra. Những phát hiện mới thách thức lý thuyết đó, cho thấy vi khuẩn tảo lam có thể đã tạo ra khí mêtan trong hàng tỷ năm. Nguồn mới được xác định đóng góp vào nguồn mêtan tự nhiên và có khả năng đã tạo ra khí mêtan kể từ khi vi khuẩn tảo lam tiến hóa đầu tiên trên Trái đất.
"Theo những phát hiện hiện tại của chúng tôi, điều này cũng sẽ làm tăng sự phát thải khí metan nhà kính từ các hệ thống thủy sản khác nhau, tạo thành một cơ chế phản hồi tích cực quan trọng cho vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu", giáo sư Hans-Peter Grossart, một nhà nghiên cứu tại IGB cho biết.
Mặc dù tảo nở hoa là một hiện tượng tự nhiên nhưng biến đổi khí hậu đang khiến sự xuất hiện của chúng trở nên dữ dội và thường xuyên hơn, có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và động vật hoang dã và có thể gây tử vong khi nuốt phải bởi con người.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Bí ẩn "mê cung ngầm" dưới lòng đất Moscow Cùng thám hiểm hầm ngầm bí mật dành cho các cơ quan chỉ huy quốc gia từ thời Liên Xô cũ dưới lòng thành phố Moscow. Những hầm ngầm bí mật được xây dựng dưới lòng thành phố Moscow, Nga từng là một đề tài tốn nhiều giấy mực của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thời kì Chiến tranh lạnh. Theo như báo...